SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT<br />
---------------<br />
<br />
THI HKI - KHỐI 12<br />
BÀI THI: GDCD 12<br />
(Thời gian làm bài: 45 phút)<br />
MÃ ĐỀ THI: 337<br />
<br />
Họ tên thí sinh:...............................................SBD:.....................<br />
Câu 1: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?<br />
A. Áp dụng pháp luật.<br />
B. Thi hành pháp luật.<br />
C. Tuân thủ pháp luật.<br />
D. Sử dụngpháp luật.<br />
Câu 2: Ông A xây nhà ở đô thị mà không có giấy phép cơ quan có thẩm quyền. Hành vi của ông A đã vi<br />
phạm<br />
A. dân sự<br />
B. trật tự đô thị<br />
C. hành chính<br />
D. kỉ luật<br />
Câu 3: Việc tạo điều kiện cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn làm ăn là biểu hiện của bình<br />
đẳng giữa các dân tộc về<br />
A. Điều kiện kinh doanh B. Kinh tế<br />
C. Cơ hội kinh doanh<br />
D. Chủ trương<br />
Câu 4: Doanh nghiệp X sản xuất bánh kẹo có chất lượng cao, an toàn được nhiều khách hàng tin dùng.<br />
Một hôm anh A đã đăng lên facebook nói rằng bánh kẹo của doanh nghiệp này có chứa chất độc hại ảnh<br />
hưởng sức khoẻ con người. Doanh nghiệp X đã khởi kiện anh A và đòi anh A bồi thường thiệt hại và công<br />
khai xin lỗi cải chính tin đã đăng. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?<br />
A. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân.<br />
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.<br />
C. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.<br />
D. Bảo vệ quyền dân chủ kinh tế của công dân.<br />
Câu 5: Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa là nội dung của đặc<br />
trưng nào dưới đây?<br />
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.<br />
B. Tính bắt buộc chung<br />
C. Tính quyền lực<br />
D. Tính quy phạm phổ biến<br />
Câu 6: Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là<br />
A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ giống nhau.<br />
B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.<br />
C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhật<br />
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.<br />
Câu 7: Đối tượng nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật của<br />
mình?<br />
A. Người say rượu bia.<br />
B. Người bị tâm thần.<br />
C. Người sử dụng chất ma túy.<br />
D. Người có địa vị cao trong xã hội.<br />
Câu 8: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người thể hiện đặc trưng nào<br />
của pháp luật?<br />
A. Tính phổ biến rộng rãi B. Tính xã hội<br />
C. Tính quy phạm phổ biến<br />
D. Tính nhân dân<br />
Câu 9: Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối<br />
với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản<br />
chất nào dưới đây của pháp luật?<br />
A. Chính trị.<br />
B. Giai cấp.<br />
C. Xã hội.<br />
D. Kinh tế.<br />
Câu 10: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là<br />
A. vi phạm hành chính<br />
B. vi phạm kỷ luật<br />
C. vi phạm nội quy<br />
D. vi phạm dân sự<br />
Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là<br />
A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.<br />
B. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.<br />
C. đều là những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo.<br />
Mã đề thi 337 - Trang số : 1<br />
<br />
D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên sức ép của dư luận xã hội.<br />
Câu 12: Cơ quan nào có quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Luật?<br />
A. Quốc hội<br />
B. Viện kiểm sát<br />
C. Bộ tư pháp<br />
<br />
D. Chính phủ<br />
<br />
Câu 13: Chị H và anh A yêu nhau và xin ý kiến bố chị là ông B để hai người kết hôn. Nhưng ông B phản<br />
đối vì anh A khác tôn giáo với gia đình chị H. Chị H đem chuyện bàn với mẹ chị là bà D, mẹ chị bảo chị<br />
nếu kết hôn thì bảo anh A chuyển qua tôn giáo nhà mình. Chị H nhờ chị gái mình là chị E tư vấn, chị E<br />
khuyên em việc kết hôn chủ yếu do hai đứa yêu nhau hay không, còn việc theo tôn giáo nào thì tuỳ. Sau<br />
đó, chị H đã yêu cầu với anh A chuyển sang tôn giáo mình sau khi hỏi ý kiến gia đình. Anh A phản đối<br />
kịch liệt yêu cầu của chị H và cho rằng chị H muốn lấy anh phải theo tôn giáo của anh vì lấy chồng phải<br />
theo chồng.<br />
Trong tình huống trên những ai vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?<br />
A. chị H, anh A, ông B và bà D<br />
B. Ông B, bà D, chị E<br />
C. Ông D, bà D, chị H<br />
D. Chị H, anh A, chị E<br />
Câu 14: Đến ngày 27/ 7 hàng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng<br />
liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện là:<br />
A. Hoạt động tôn giáo.<br />
B. Hoạt động mê tín dị đoan.<br />
C. Hoạt động tín ngưỡng.<br />
D. Hoạt động công ích<br />
Câu 15: Độ tuổi của người có năng lực trách nhiệm pháp lí là<br />
A. đủ 14 tuổi trở lên<br />
B. đủ 15 tuổi trở lên<br />
C. đủ 16 tuổi trở lên<br />
<br />
D. đủ 18 tuổi trở lên<br />
<br />
Câu 16: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân được thể hiện ở nội dung nào?<br />
A. Vợ chồng tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của nhau<br />
B. Vợ và chồng có quyền cùng nhau quyết định mọi việc trong gia đình<br />
C. Vợ và chồng có quyền ngang nhau về mọi mặt.<br />
D. Vợ làm việc trong gia đình nhiều hơn để tạo điều kiện cho chồng phát triển.<br />
Câu 17: Trong giờ làm việc, anh A rủ B, C, D đánh bài ăn tiền. Không có tiền lẻ anh A đã nhờ ông H bảo<br />
vệ chạy ra ngoài đổi tiền. Do bị thua mất nhiều tiền D có hành vi gian lận khi đánh bài nên đã bị C đánh<br />
cho bị thương vào viện. Thấy vậy, E là bạn của D nhảy vào can đẩy C ra và C bị té nên bị C đánh cho bị<br />
thương.<br />
Những ai phải chịu trách nhiệm pháp lí trong trường hợp trên?<br />
A. Anh D, C, E<br />
B. Anh A, B,C,D,H<br />
C. Anh B, C,D, E<br />
<br />
D. Anh A, B,C,D, E<br />
<br />
Câu 18: Sau khi tìm cách tiếp cận bí quyết làm ăn của công ty A, anh X đã tìm cách hợp lý hoá hồ sơ kinh<br />
doanh và tự mở công ty với danh nghĩa công ty này để làm ăn. Anh X đã vi phạm<br />
A. quyền tự chủ đăng ký kinh doanh<br />
B. quyền phổ biến quy trình kỹ thuật<br />
C. quyền tự do liên kết, liên doanh<br />
D. mở rộng quy mô kinh doanh<br />
Câu 19: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong<br />
tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực<br />
A. văn hóa<br />
B. chính trị.<br />
C. Giáo dục.<br />
D. xã hội.<br />
Câu 20: Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm<br />
A. độ tuổi và hành vi<br />
B. độ tuổi và trình độ<br />
C. nhận thức và hành vi<br />
D. độ tuổi và nhận thức<br />
Câu 21: Chị B không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Chị B đã không thực<br />
hiện hình thức nào?<br />
A. Sử dụng pháp luật<br />
B. Tuân thủ pháp luật<br />
C. Thi hành pháp luật<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 22: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc<br />
A. Các bên cùng có lợi.<br />
B. Đoàn kết giữa các dân tộc.<br />
C. Bình đẳng.<br />
D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.<br />
Mã đề thi 337 - Trang số : 2<br />
<br />
Câu 23: Công ty X đã xây dựng hệ thống xử lí chất thải đạt chuẩn để bảo vệ môi trường.Việc làm này của<br />
công ty đã thực hiện hình thức<br />
A. sử dụng pháp luật<br />
B. thi hành pháp luật<br />
C. áp dụng pháp luật<br />
D. tuân thủ pháp luật<br />
Câu 24: Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho<br />
A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.<br />
B. các lợi ích của các tổ chức và cá nhân.<br />
C. các lợi ích của nhà nước và nhân dân.<br />
D. các quan hệ xã hội liên quan đến nhân dân.<br />
Câu 25: Công dân A vi phạm hành chính trong trường hợp nào sau đây:<br />
A. Hút thuốc lá nơi công cộng<br />
B. Giao hàng trễ thời hạn<br />
C. Nghỉ việc không có lí do<br />
D. Vận chuyển hàng quốc cấm<br />
Câu 26: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:<br />
A. Người lao động được tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân.<br />
B. Người lao động được người sử dụng lao động trả lương và các khoản phụ cấp khác theo quy định.<br />
C. Người sử dụng lao động ưu tiên chọn người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.<br />
D. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công<br />
việc mà doanh nghiệp đang cần.<br />
Câu 27: Ông A có đủ khả năng và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp nên ông dã đăng ký<br />
kinh doanh. Điều này thể hiện vai trò nào của pháp luật?<br />
A. Pháp luật bảo vệ nhu cầu hợp pháp của công dân<br />
B. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình<br />
C. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân<br />
D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình<br />
Câu 28: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B ( cán bộ hải quan) để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà<br />
không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Hành vi A vi phạm đến quy tắc xử sự nào sau đây?<br />
A. Pháp luật và kỷ luật<br />
B. Đạo đức và kỷ luật<br />
C. Kỷ luật và trách nhiệm<br />
D. Pháp luật và đạo đức.<br />
Câu 29: Các quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của<br />
A. giai cấp tư sản<br />
B. giai cấp cầm quyền<br />
C. giai cấp vô sản<br />
<br />
D. giai cấp công nhân<br />
<br />
Câu 30: Vi phạm hình sự là:<br />
A. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội<br />
B. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội<br />
C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội<br />
D. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội<br />
Câu 31: Người kinh doanh không bán đúng mặt hàng mà mình đăng ký là vi phạm<br />
A. hành chính<br />
B. dân sự<br />
C. trật tự kinh tế<br />
D. kinh doanh<br />
Câu 32: Chị A đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng giám đốc công ty X đã chấm dứt hợp đồng với<br />
chị vì lí do nuôi con nhỏ làm việc không hiệu quả. Quyết định của giám đốc công ty X vi phạm<br />
A. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ<br />
B. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty<br />
C. quyền bình đẳng giữa nam và nữ.<br />
D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.<br />
Câu 33: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện<br />
lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm nào<br />
dưới đây?<br />
A. Hợp đồng kinh tế.<br />
B. Hợp đồng lao động.<br />
C. Hợp đồng dân sự.<br />
D. Hợp đồng kinh doanh.<br />
<br />
Mã đề thi 337 - Trang số : 3<br />
<br />
Câu 34: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:<br />
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện phát triển<br />
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ quyền mọi mặt.<br />
C. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng mọi lĩnh vực<br />
D. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển<br />
Câu 35: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định<br />
của pháp luật là<br />
A. từ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
B. từ 18 tuổi trở lên.<br />
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.<br />
D. từ đủ 14 tuổi trở lên.<br />
Câu 36: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc trong cơ quan Nhà nước thể hiện<br />
A. quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc<br />
B. quyền bình đẳng trong công việc chung của đất nước<br />
C. quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc<br />
D. quyền bình đẳng về văn hoá của các dân tộc<br />
Câu 37: Người trong độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hành chính do hành vi cố ý gây ra?<br />
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên<br />
B. Từ đủ 18 tuổi trở lên<br />
C. Từ đủ 15 tuổi trở lên<br />
D. Từ đủ 16 tuổi trở lên<br />
Câu 38: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện:<br />
A. Mọi công dân chỉ được tham gia vào một tôn giáo nhất định không được thay đổi.<br />
B. Các tôn giáo được pháp luật công nhận đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và đều<br />
bình đẳng trước pháp luật.<br />
C. Việc truyền đạo của các tôn giáo không cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.<br />
D. Mọi tôn giáo đều có quyền hoạt động một cách tự phát, theo ý muốn của mình.<br />
Câu 39: Những quy tắc xử sự bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ là biểu hiện đặc trưng nào dưới<br />
đây của pháp luật?<br />
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.<br />
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.<br />
C. Tính quy phạm phổ biến.<br />
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.<br />
Câu 40: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề<br />
chung của cả nước là biểu hiện của<br />
A. bình đẳng về chính trị.<br />
B. bình đẳng về kinh tế.<br />
C. bình đẳng về văn hóa.<br />
D. bình đẳng về giáo dục.<br />
----------------- Hết -----------------<br />
<br />
Mã đề thi 337 - Trang số : 4<br />
<br />