ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn GDCD - LỚP 12 KHXH<br />
Thời gian làm bài: 30 phút<br />
ĐỀ 001<br />
01. Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào?<br />
A. Quan điểm kinh tế. B. Các chuẩn mực đạo đức.C. Quan điểm chính trị.D. Mối quan hệ kinh tế - xã hội.<br />
02. Quy định "ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ" góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?<br />
A. Bình đẳng giới.<br />
B. Bình đẳng trong kinh doanh. C. An sinh xã hội.<br />
D. Đại đoàn kết dân tộc.<br />
03. Căn cứ vào đâu để chia vi phạm pháp luật làm 4 loại?<br />
A. Người bị hại và chủ thể vi phạm.<br />
B. Đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất.<br />
C. Chủ thể, thời gian vi phạm.<br />
D. Độ tuổi của người vi phạm.<br />
04. N và H điều khiển xe máy đi học. Đến ngã tư đèn đỏ, N dừng lại trước vạch theo quy định, H vẫn vượt qua;<br />
cảnh sát giao thông (CSGT) đã phát hiện và xử phạt H. Tình huống trên được hiểu như sau:<br />
A. CSGT áp dụng pháp luật, N tuân thủ pháp luật, H vi phạm pháp luật.<br />
B. CSGT và N thi hành pháp luật, H vi phạm pháp luật.<br />
C. CSGT thi hành pháp luật, N tuân thủ pháp luật, H vi phạm pháp luật.<br />
D. CSGT sử dụng pháp luật, N tuân thủ pháp luật, H vi phạm pháp luật.<br />
05. Bà Hoa 40 tuổi và ông Bình 35 tuổi. Vừa rồi, cả hai cùng phạm một tội: lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản<br />
của công dân với số tiền như nhau.Tòa tuyên án bà Hoa 7 năm tù giam và ông Bình 5 năm tù giam. Em đồng ý với<br />
quan điểm nào sau đây?<br />
A. Đồng ý, vì bà Hoa lớn tuổi hơn nên phải chịu mức án cao hơn.<br />
B. Đồng ý, vì hai người làm khác cơ quan nên mức án áp dụng có thể khác nhau.<br />
C. Không đồng ý, vì cả hai phạm tội như nhau, cùng độ tuổi thì phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau.<br />
D. Không đồng ý, vì bà Hoa là phụ nữ nên mức án phải nhẹ hơn.<br />
06. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:<br />
A. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công<br />
việc mà doanh nghiệp đang cần.<br />
B. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn<br />
được đảm bảo chỗ làm việc.<br />
C. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.<br />
D. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.<br />
07. B, 15 tuổi bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Số lượng rượu giả do B sản xuất nếu đem ra thị trường<br />
bằng giá rượu thật thì có giá trị khoảng 5 triệu đồng. Vậy B có phải chịu trách nhiệm hành chính không? Vì sao?<br />
A. Không, vì B mới 15 tuổi.<br />
B. Không, vì B lần đầu vi phạm, chưa có tiền án tiền sự nào.<br />
C. B phải chịu trách nhiệm hành chính vì hành vi của B là cố ý.<br />
D. Có, vì giá trị hàng hóa cao và B bị bắt quả tang không thể chối cãi.<br />
08. Ý kiến nào sau đây là sai?<br />
A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lý xã hội.<br />
B. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.<br />
C. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ.<br />
D. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.<br />
09. Ông An là người có thu nhập cao, hàng năm ông An chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.<br />
Trong trường hợp này ông An đã …<br />
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.<br />
C. tuân thủ pháp luật.<br />
D. sử dụng pháp luật.<br />
10. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện nội dung công dân bình đẳng trước pháp luật?<br />
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau tùy theo địa bàn sinh sống.<br />
B. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp<br />
lý theo pháp luật.<br />
C. Công dân vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.<br />
<br />
D. Công dân cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo có quyền và nghĩa vụ như nhau.<br />
11. Nội dung nào thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?<br />
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.<br />
B. Tự do, dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.<br />
C. Dân chủ, tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.<br />
D. Bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.<br />
12. Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của ai?<br />
A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và pháp luật. C. Nhà nước và công dân. D. Nhà nước.<br />
13. Pháp luật do cơ quan nhà nước nào ban hành?<br />
A. Chính phủ.<br />
B. Hội đồng nhân dân.<br />
C. Chủ tịch nước.<br />
D. Quốc hội.<br />
14. Đặc trưng pháp luật nào là căn cứ phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?<br />
A. Tính lịch sử - xã hội.<br />
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.<br />
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.<br />
D. Tính quy phạm phổ biến.<br />
15. Bạn T đánh bạn cùng lớp gây thương tích. Đó là lỗi …<br />
A. vô ý do quá tự tin. B. cố ý gián tiếp.<br />
C. cố ý trực tiếp.<br />
D. vô ý do cẩu thả.<br />
16. Trong gia đình, anh T thường xuyên đi sớm về trễ với lý do bận việc cơ quan, mọi việc trong gia đình đến<br />
việc chăm con ốm cũng một mình vợ lo liệu. Trong tình huống trên, em nhận xét như thế nào về anh T?<br />
A. Anh T là người chồng gia trưởng, đã vi phạm luật Hôn nhân và gia đình.<br />
B. Đó là biểu hiện thiếu dân chủ, bất bình đẳng nam nữ.<br />
C. Anh T là người thiếu trách nhiệm trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.<br />
D. Đó là bình đẳng giữa vợ chồng. Anh T lo kinh tế, vợ thì lo việc nội trợ.<br />
17. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng<br />
như thế nào. Đây là quyền bình đẳng nào của công dân?<br />
A. Công dân bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.<br />
B. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.<br />
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.<br />
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.<br />
18. L và G kết hôn cách đây 6 tháng. Trước khi kết hôn, L được thừa kế một ngôi nhà của ông nội. Vậy sau khi<br />
kết hôn, ngôi nhà thuộc về ai? L có quyền giữ ngôi nhà làm tài sản riêng không?<br />
A. Nếu L không nhập vào khối tài sản chung thì ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu riêng của L.<br />
B. Sau khi kết hôn, ngôi nhà là tài sản chung. Nếu L và G ly hôn thì ngôi nhà đó mới là tài sản riêng của L.<br />
C. Không. Vì đó là ngôi nhà thừa kế từ ông nội, nên L còn phải phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ mình.<br />
D. Không. Vì sau khi kết hôn, mọi tài sản đều là của chung.<br />
19. Em hãy xem xét các quan điểm sau, quan điểm nào là đúng?<br />
A. Chỉ có Nhà nước mới tạo ra được việc làm cho mọi người trong xã hội.<br />
B. Tạo ra việc làm chính là trách nhiệm của công dân, gia đình và xã hội.<br />
C. Tạo ra công việc cho con cái chính là trách nhiệm của cha mẹ, cô dì, chú bác trong gia đình.<br />
D. Chỉ có bản thân mỗi công dân mới tạo ra việc làm cho chính mình.<br />
20. Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?<br />
A. Cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau.<br />
B. Khả năng công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
C. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.<br />
D. Khả năng công dân được tự do lựa chọn hành động được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp.<br />
21. Văn bản luật bao gồm:<br />
A. Hiến pháp - Luật.<br />
B. Hiến pháp - Luật - Bộ luật.<br />
C. Hiến pháp - Luật - Nghị quyết của Quốc hội.<br />
D. Luật - Bộ luật.<br />
22. Tính chất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?<br />
A. Là tổ chức chính trị - xã hội.B. Là tổ chức kinh tế.C. Là tổ chức nghề nghiệp. D. Là tổ chức tự quản.<br />
23. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều ...<br />
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.<br />
B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.<br />
C. bình đẳng trước nhà nước và xã hội.<br />
D. bình đẳng trước pháp luật.<br />
24. Người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu …<br />
A. trách nhiệm pháp lý.B. trách nhiệm dân sự.<br />
C. trách nhiệm hình sự.<br />
D. trách nhiệm đạo đức.<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn GDCD - LỚP 12 KHXH<br />
Thời gian làm bài: 20 phút<br />
<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính.<br />
<br />
-<br />
<br />
Tình huống: Cảnh sát giao thông phạt bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy đi ngược đường một<br />
chiều. Bố bạn A không chịu nộp phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A<br />
mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết đi theo nên không đáng bị phạt.<br />
Em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người,<br />
theo em, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?<br />
<br />
Câu 2. (2 điểm)<br />
Hợp đồng lao động là gì? Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện<br />
đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động?<br />
---HẾT---<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
I.<br />
<br />
TRẮC NGHIỆM<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
22<br />
<br />
23<br />
<br />
24<br />
<br />
Đáp<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
án<br />
<br />
II.<br />
<br />
TỰ LUẬN<br />
<br />
Câu 1.<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. (1 điểm)<br />
Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ<br />
luật Hình sự. Hình phạt chủ yếu là tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng.<br />
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội<br />
phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Chế độ xử phạt chủ yếu về vật chất, nhận thức của<br />
người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền).<br />
Tình huống (1 điểm)<br />
Trong tình huống trên, cả hai bố con bạn A đều là những người có năng lực trách nhiệm pháp lí.<br />
Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự nước ta đều quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu<br />
trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.<br />
Hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là trái pháp<br />
luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định hành vi của mình,<br />
không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều, do đó, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm.<br />
Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành<br />
nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ thể là phải gánh chịu thiệt<br />
hại vật chất (nộp tiền phạt). Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A dừng xe và xử phạt họ đã<br />
chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai nạn cho người khác hoặc chính<br />
họ bị tai nạn do đi ngược chiều.<br />
<br />
Câu 2.<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả<br />
công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (0,5 điểm)<br />
Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động để tránh những vấn đề bất<br />
công có thể xảy ra trong lao động như: bị ép buộc lao động, không trả lương như đã nói, không thực<br />
hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, kiện tụng,... (0,5 điểm)<br />
Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại cho người lao động và người sử<br />
dụng lao động những lợi ích hợp pháp như sau:<br />
Đảm bảo tuyển đúng người làm đúng công việc, đúng thời gian quy định, điều kiện thỏa thuận...<br />
(0,5 điểm)<br />
Người lao động được hưởng tiền công phù hợp với công việc của mình, các điều kiện làm việc,<br />
bảo hộ lao động được hưởng, trách nhiệm với công việc... (0,5 điểm)<br />
<br />