SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN<br />
<br />
ĐỀ KIỀM TRA HỌC KÌ I – NH 2017-2018<br />
MÔN: GDCD – KHỐI 12 – BAN KHTN<br />
THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 PHÚT<br />
<br />
Họ tên học sinh:....................................................................SBD:………………..<br />
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
<br />
Mã đề thi 001<br />
<br />
Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa<br />
vợ và chồng trong quan hệ<br />
A. tài sản chung.<br />
B. tình cảm.<br />
C. nhân thân.<br />
D. tài sản riêng.<br />
Câu 2. Người sử dụng lao động không được sa thải người lao động trong trường hợp nào?<br />
A. Mang thai và nghỉ quá ngày qui định.<br />
B. Không đảm bảo qui trình kĩ thuật, chất lượng hàng hóa.<br />
C. Liên tục không hoàn thành công việc được giao.<br />
D. Vi phạm nghiêm trọng kỉ luật trong lao động.<br />
Câu 3. Khẳng định nào sau đây không đúng?<br />
A. Ai cũng có quyền bắt bị can, bị cáo.<br />
B. Ai cũng có quyền bắt người đang phạm tội quả tang.<br />
C. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền bắt người trong trường hợp<br />
khẩn cấp.<br />
D. Ai cũng có quyền bắt người đang có lệnh truy nã.<br />
Câu 4. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần tạo ra môi trường kinh doanh<br />
A. tự do, bình đẳng, hợp tác.<br />
B. bình đẳng, tôn trọng.<br />
C. tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật<br />
D. dân chủ, công bằng.<br />
Câu 5. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và<br />
bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về<br />
A. trách nhiệm chính trị. B. trách nhiệm xã hội. C. trách nhiệm kinh tế. D. trách nhiệm pháp lí.<br />
Câu 6. Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho<br />
A. Tòa án cùng cấp.<br />
B. Viện Kiểm sát cấp trên. C. Viện Kiểm sát cùng cấp. D. Tòa án cấp trên.<br />
Câu 7. Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm<br />
A. pháp lý và trách nhiệm đạo đức.<br />
B. pháp lý nếu trộm cắp tài sản có giá trị lớn.<br />
C. hoàn trả lại tài sản đánh cắp.<br />
D. đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.<br />
Câu 8. Anh T đủ điều kiện kinh doanh, muốn thành lập công ty, anh có quyền nào sau đây?<br />
A. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.<br />
B. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.<br />
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.<br />
D. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.<br />
Câu 9. Trường hợp nào là bắt người trái pháp luật?<br />
A. Bắt người chứa chấp người nghiện hút ma túy.<br />
B. Bắt người sản xuất, lưu hành tiền giả.<br />
C. Bắt người chậm nộp thuế kinh doanh.<br />
D. Bắt người chống người thi hành công vụ.<br />
Câu 10. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật?<br />
A. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.<br />
B. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.<br />
C. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.<br />
D. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.<br />
Câu 11. Trong trường hợp nào sau đây sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân đã không được<br />
thực hiện?<br />
A. Học sinh B có hoàn cảnh khó khăn nên được miễn giảm học phí.<br />
B. Các bạn nam đủ 18 tuổi thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.<br />
C. Nhà bạn B có điều kiện nên đã xin cho bạn vào đội tuyển học sinh giỏi.<br />
D. Anh C được quyền ứng cử và bầu cử khi đủ điều kiện.<br />
<br />
Trang 1/4 (Mã đề 001)<br />
<br />
Câu 12. Người lao động có quyền làm bất cứ việc gì<br />
A. để kiếm được thật nhiều tiền.<br />
B. mà bản thân mình thích.<br />
C. mà xã hội cần.<br />
D. mà pháp luật không cấm.<br />
Câu 13. Quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền<br />
A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.<br />
B. tham gia vào bộ máy nhà nước.<br />
C. tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước.<br />
D. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.<br />
Câu 14. Hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là<br />
A. bắt người vì nghi ngờ không có căn cứ.<br />
B. làm chết người.<br />
C. đánh người.<br />
D. đe dọa giết người.<br />
Câu 15. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong các mối quan hệ nào?<br />
A. Tình yêu và trách nhiệm.<br />
B. Nhân thân và tài sản.<br />
C. Quyền và nghĩa vụ.<br />
D. Kinh tế và xã hội.<br />
Câu 16. Đối tượng nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?<br />
A. Phụ nữ đang mang thai.<br />
B. Người chưa thành niên.<br />
C. Vi phạm do không hiểu pháp luật<br />
D. Người mất năng lực hành vi.<br />
Câu 17. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?<br />
A. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.<br />
B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.<br />
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.<br />
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.<br />
Câu 18. Theo em, tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì với người dân ở phường, xã?<br />
A. Giúp họ hiểu biết về chủ trương và chính sách pháp luật.<br />
B. Giúp họ hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.<br />
C. Giúp họ hiểu biết các quyền và nghĩa vụ của công dân.<br />
D. Giúp họ hiểu biết về nghĩa vụ và các điều công dân không được làm.<br />
Câu 19. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình nhằm mục đích<br />
A. đảm bảo đời sống vật chất đầy đủ.<br />
B. tạo lối sống lành mạnh trong gia đình.<br />
C. tạo môi trường yên bình cho gia đình.<br />
D. đảm bảo sự bền vững của hạnh phúc gia đình.<br />
Câu 20. Thực hiện pháp luật là<br />
A. làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi phổ biến của công dân, tổ chức.<br />
B. làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi chuẩn mực của công dân, tổ chức.<br />
C. làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi tất yếu của công dân, tổ chức.<br />
D. làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi hợp pháp của công dân, tổ chức.<br />
Câu 21. Vì sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động?<br />
A. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.<br />
B. Để đảm bảo quyền bình đẳng cho người lao động và người sử dụng lao động.<br />
C. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động.<br />
D. Để ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động.<br />
Câu 22. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân<br />
A. ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.<br />
B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.<br />
C. chỉ chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.<br />
D. vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.<br />
Câu 23. Các trường hợp bắt người đúng pháp luật là<br />
A. bắt bị can, bị cáo; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang truy<br />
nã.<br />
B. bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang.<br />
C. bắt bị can, bị cáo; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang.<br />
D. bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang<br />
hoặc đang truy nã.<br />
Trang 2/4 (Mã đề 001)<br />
<br />
Câu 24. Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ<br />
A. đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.<br />
B. đang có thai.<br />
C. vi phạm nghiêm trọng kỉ luật lao động.<br />
D. nghỉ kết hôn theo quy định Luật lao động.<br />
Câu 25. “Một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và<br />
những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy” được gọi là<br />
A. tôn giáo.<br />
B. mê tín dị đoan. C. phong tục tập quán.<br />
D. tín ngưỡng.<br />
Câu 26. Pháp luật<br />
A. là hệ thống quy tắc, chuẩn mực mang tính phổ biến và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.<br />
B. là hệ thống các quy tắc chung do nhà nước ban hành.<br />
C. là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực của xã hội.<br />
D. là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà<br />
nước.<br />
Câu 27. Đối với mỗi công dân, quyền quan trọng nhất là quyền<br />
A. tự do tín ngưỡng.<br />
B. tự do cư trú, đi lại.<br />
C. bất khả xâm phạm về thân thể.<br />
D. tự do ngôn luận.<br />
Câu 28. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là<br />
A. trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.<br />
B. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.<br />
C. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh của Tòa án.<br />
D. chỉ được bắt người phạm tội quả tang.<br />
Câu 29. Vợ - chồng có những quyền nào trong việc sở hữu tài sản chung?<br />
A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.<br />
B. Sử dụng, cất trữ, thanh lý.<br />
C. Tạo lập, quyết định, sử dụng.<br />
D. Cất trữ, thanh lý, quyết định.<br />
Câu 30. Phát biểu nào không đúng khi nói về bình đẳng trong kinh doanh?<br />
A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh.<br />
B. Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.<br />
C. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.<br />
D. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.<br />
Câu 31. Bình đẳng trước pháp luật là<br />
A. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.<br />
B. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm<br />
pháp lý theo quy định của pháp luật.<br />
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham<br />
gia.<br />
D. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.<br />
Câu 32. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?<br />
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.<br />
B. Tính quy phạm, phổ biến.<br />
C. Tính tự giác, phổ biến.<br />
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.<br />
Câu 33. Hợp đồng lao động là gì?<br />
A. Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các<br />
quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.<br />
B. Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện<br />
lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.<br />
C. Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương.<br />
D. Là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ<br />
lao động.<br />
Câu 34. Các dân tộc có quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Đây là biểu hiện của sự bình đẳng giữa các dân<br />
tộc về<br />
A. văn hóa.<br />
B. giáo dục.<br />
C. chính trị.<br />
D. kinh tế.<br />
<br />
Trang 3/4 (Mã đề 001)<br />
<br />
Câu 35. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe có nghĩa là<br />
A. Trong mọi trường hợp không ai được giết người, làm chết người.<br />
B. Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, không ai được xâm phạm đến tính<br />
mạng, sức khỏe người khác.<br />
C. Trong mọi trường hợp không ai được làm tổn hại đến sức khỏe người khác.<br />
D. Trong mọi trường hợp không ai được đánh người.<br />
Câu 36. Một trong những biểu hiện của bình đẳng giữa các tôn giáo là<br />
A. người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.<br />
B. người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.<br />
C. người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền từ bỏ để đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.<br />
D. mỗi công dân phải theo ít nhất một tôn giáo.<br />
Câu 37. Tại sao pháp luật lại cho phép bắt giam người trong một số trường hợp?<br />
A. Để giữ gìn trật tự, an ninh, điều tra tội phạm.<br />
B. Để giữ gìn trật tự, an ninh, điều tra và ngăn chặn tội phạm.<br />
C. Để giữ gìn trật tự, ngăn chặn và điều tra tội phạm.<br />
D. Để giữ gìn trật tự, an ninh, ngăn chặn tội phạm.<br />
Câu 38. Hành vi nào xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?<br />
A. Tự tiện khám chỗ ở của công dân.<br />
B. Nghe trộm điện thoại của người khác.<br />
C. Đánh người gây thương tích.<br />
D. Nói xấu nhằm hạ uy tín của người khác.<br />
Câu 39. Vi phạm nào dưới đây vừa là vi phạm đạo đức vừa là vi phạm pháp luật?<br />
A. Con cái ngược đãi cha mẹ.<br />
B. Vượt đèn đỏ.<br />
C. Buôn bán hàng cấm.<br />
D. Trốn thuế.<br />
Câu 40. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện<br />
quyền bình đẳng<br />
A. giữa các vùng, miền.<br />
B. trong công việc chung của nhà nước.<br />
C. giữa các dân tộc.<br />
D. giữa các công dân.<br />
(Hết)<br />
<br />
Câu<br />
A<br />
B<br />
C<br />
D<br />
<br />
01<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
02<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
03<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
04<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
05<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
06<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
07<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
08<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
09<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu<br />
A<br />
B<br />
C<br />
D<br />
<br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
31<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
33<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
34<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
35<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
37<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
39<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 4/4 (Mã đề 001)<br />
<br />