Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Bắc Giang
- SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN BG Năm học 2023 - 2024 Môn: Giáo dục công dân (Đề thi gồm 04 trang) Dành cho lớp 12 (Văn, Sử địa, Anh, Pháp, Trung, Nhật) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 102 Câu 1. Cơ quan chức năng X có ông P là giám đốc, anh L, anh K là nhân viên, ông P có con trai là anh T vừa tốt nghiệp đại học ra trường. Anh L tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin cấp phép khai thác khoảng sản của anh Q và anh V. Khi thẩm định hồ sơ, vì chưa có đánh giá tác động môi trường nên anh L đã trả hồ sơ yêu cầu anh Q hoàn thiện, đồng thời làm thủ tục cấp phép cho anh V. Biết được mối quan hệ giữa ông P và anh T, anh Q đã đề nghị và được anh T đồng ý tham gia góp vốn cùng kinh doanh nhưng do anh Q đứng tên đăng ký. Vì bị anh T gây sức ép, ông P đã liên hệ với anh E giám đốc công ty in và quảng cáo làm giả con dấu của cơ quan chức năng sau đó yêu cầu anh K làm quy trình để ông ra quyết định cấp phép cho anh Q. Sau một thời gian đi vào hoạt động, nhận được phản ánh của người dân về nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoảng sản, ông M trưởng đoàn thanh tra đã ra tiến hành kiểm tra và đình chỉ cơ sở của anh V để khắc phục hậu quả. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông P, anh Q, anh V và anh E. B. Anh Q, anh V, anh L và anh K. C. Ông P, anh Q, anh V, và anh T. D. Anh Q, anh V, anh T và anh K. Câu 2. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực chính trị giữa các dân tộc? A. Từ chối quyền ứng cử của người dân tộc thiểu số. B. Ngăn cản đồng bào dân tộc đi bầu cử . C. Người dân tộc thiểu số không có quyền bầu cử . D. Nhận xét hồ sơ các ứng viên người dân tộc. Câu 3. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Hoàn thiện hồ sơ kinh doanh. B. Hoàn thiện hồ sơ đấu thầu. C. Đăng kí tư vấn nghề nghiệp. D. Tham gia bảo vệ môi trường Câu 4. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 5. Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Hỗ trợ người già neo đơn Câu 6. Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây? A. Người bị nghi ngờ phạm tội. B. Người có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. C. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. D. Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. Câu 7. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi A. theo dõi tội phạm nguy hiểm B. giam, giữ người trái pháp luật C. bắt người đang cướp giật tài sản D. bảo trợ người già neo đơn. Mã đề 102 Trang 3/4
- Câu 8. Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thực hiện quy chế. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật. Câu 9. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân A. trước pháp luật. B. trong gia đình. C. trước nhà nước. D. trong lao động. Câu 10. Theo quy định của pháp luật, chủ thể có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội? A. Viện Kiểm sát, Tòa án. B. Thủ trưởng cơ quan đơn vị. C. Công an. D. Giám đốc công ty. Câu 11. Trong khi tranh cãi với V là nhân viên cửa hàng bán xe máy vì đã không cho xe của mình được bảo hành như quảng cáo, M đã hành hung và gây thương tích cho V. Hành vi của M đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho khách hàng. B. Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong mua bán. C. Được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 12. Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện A. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng B. hủy hồ sơ tham gia đấu thầu C. cách li y tế theo quy định D. kế hoạch phản biện xã hội Câu 13. Theo quy định của pháp luật, công dân xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bắt giữ người phạm tội. B. Đánh người gây thương tích. C. Khống chế tên trộm. D. Tự vệ chính đáng. Câu 14. Các dân tộc đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục, được tạo điều kiện để mọi dân tộc đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. chính trị. B. văn hóa. C. giáo dục. D. kinh tế. Câu 15. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 16. Hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 17. Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác? A. Xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác. B. Điều tra hiện trường gây án C. Khống chế và bắt giữ tên trộm. D. Theo dõi phạm nhân vượt ngục. Câu 18. Tại cuộc họp các hộ gia đình trong bản để bàn về việc bình xét hộ nghèo đủ điều kiện được vay vốn hỗ trợ sản xuất. Anh A và anh L đưa ra ý kiến cho rằng, trong bản có một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và một số hộ dân tộc Kinh lên đây lập nghiệp có cuộc sống khó khăn nên ưu tiên các hộ này vay vốn trước. Anh M đứng lên phản đối anh A vì cho rằng việc nhà nước cho vay vốn chỉ áp dụng với đồng bào dân tộc thiểu số, người Kinh không thuộc đối tượng. Thấy ý kiến của anh Mã đề 102 Trang 3/4
- M hợp lý, ông H trưởng bản đã quyết định chỉ lập danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Những ai dưới đây đã hiểu sai chính sách bình đắng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế ? A. Anh M và ông H. B. Anh A và anh L C. Anh L và ông H. D. Anh A và anh M Câu 19. Công an được phép bắt người không cần lệnh để điều tra trong trường hợp nào sau đây? A. Nghi ngờ P đánh nhau trước đó. B. Bắt gặp P đang bắt trộm gà. C. Nghi ngờ P lấy trộm tiền. D. Nghi ngờ P dùng ma túy. Câu 20. Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều A. cần bảo mật tuyệt đối B. được giảm nhẹ hình phạt C. bị xử lí theo pháp luật D. phải xét xử lưu động Câu 21. Phát hiện chiếc xe đạp của mình bị mất cách đây 2 ngày trong sân nhà bà H, bà M cùng cháu gái của mình là Q xông vào nhà bà H để lấy về. Thấy bà M và Q tự vào nhà mình, bà H đã lớn tiếng mắng chửi rồi cùng con trai của mình là S khống chế bắt giữ Q nhốt vào nhà kho. Trong lúc giằng co, anh S vô tình đẩy bà M ngã bị gãy chân. Biết chuyện, chồng bà M là ông X đã sang nhà bà H đập phá đồ đạc, giải cứu cháu Q rồi đưa vợ đi cấp cứu. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh S và ông X. B. Bà H, ông X và bà M. C. Ông X, bà H và anh S. D. Anh S và bà H. Câu 22. Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, pháp luật quy định, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cùng cấp nào để xét phê chuẩn? A. Công an. B. Tòa án. C. Ủy ban nhân dân. D. Viện kiểm sát. Câu 23. Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về A. trình độ phát triển. B. nghi lễ tôn giáo. C. tập tục địa phương, D. thói quen vùng miền. Câu 24. Sau nhiều lần khuyên P từ bỏ chơi game không được, V đã nghĩ cách vào quán game tìm P đồng thời chửi mắng chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đuổi ra khỏi quán. Chủ quán game và V đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Không được xâm phạm tới bí mật đời tư. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 25. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây chỉ có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 26. Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác? A. bày tỏ sở thích cá nhân B. Ghép ảnh xúc phạm cá nhân. C. chủ động đối thoại trực tuyến. D. đề xuất đổi mới chính sách Câu 27. Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng về A. công bằng trong lao động. B. hợp đồng lao động. C. thực hiện quyền lao động. D. quyền tự do lao động. Câu 28. Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti-vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy trị giá hơn 30 triệu đồng từ Mã đề 102 Trang 3/4
- tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. B. Quan hệ nhân thân và chi tiêu trong gia đình. C. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình. D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài chính. Câu 29. Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe dọa giết, giết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về A. tinh thần của công dân. B. danh dự của công dân. C. nhân phẩm của công dân. D. tính mạng và sức khỏe của công dân. Câu 30. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền nào của công dân ? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. Câu 31. Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỷ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông T với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là G đã nhờ P và N đến nói chuyện với K nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên N đã chửi bới vợ anh K, còn P đã đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để xiết nợ nhằm hạ uy tín của ông T. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Ông T, anh P, N và anh K. B. Anh K, N và anh P. C. Anh K, anh N và chị Q. D. Chị Q, ông T, anh K và N. Câu 32. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào? A. Trường hợp vi phạm hành chính B. Trường hợp nghi vấn phạm tội. C. Trường hợp khẩn cấp. D. Trường hợp chưa phạm tội. Câu 33. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền A. tự do. B. bình đẳng. C. và nghĩa vụ. D. phát triển. Câu 34. Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây ? A. Phát tán thông tin mật của cá nhân. B. Bảo mật danh tính cá nhân. C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác. D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác. Câu 35. Anh T nộp hồ sơ đăng kí và được cấp giấy phép mở đại lí phân phối xe mô tô. Anh T đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Nâng cấp phương thức quản lí. B. Mở rộng thị trường. C. Chủ động nộp thuế. D. Lựa chọn hình thức kinh doanh. ------ HẾT ------ Mã đề 102 Trang 3/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn