Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
lượt xem 1
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
- Phụ lục 1 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN HỌC: GDCD, LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023 (Kèm theo Công văn số 1188/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 18/8/2023, của Sở GDĐT) - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra kì 1 ; Khi kết thúc nội dung: bài 6 - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm. - Cấu trúc: + Mức độ đề: 3 Nhận biết; 4 Thông hiểu; 2 Vận dụng; 1 Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 10 điểm (gồm 40 câu hỏi: Nhận biết: 12 câu; Thông hiểu: 16 câu, vận dung thấp: 8 câu, vận dụng cao: 4 câu). * Nếu là đề kiểm tra cuối kì bổ sung: Tỉ lệ 25% số điểm đối với nội dung nửa đầu học kì và tỉ lệ 75% nội dung nửa sau học kì. Mức độ Thông Vận dụng Tổng số 1 Nội dung/Đơn vị kiến Nhận biết Vận dụng Điểm Chủ đề/kĩ năng hiểu cao thức số Số câu Số ý; TN TL TN TL TN TL TN TL TN câu TL (10 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (11) (13) (13) ) Nửa đầu học kì 1 Khái niệm pháp luật, Chủ đề 1: Pháp luật và đời các đặc trưng của pháp 3 1 4 1 sống ( 2 tiết) luật Các hình thức thực Chủ đề 2: Thực hiện pháp hiện pháp luật, các loại 3 1 2 6 1.5 luật (3 tiết) vi phạm pháp luật Nửa cuối học kì 1 Chủ đề 3 : Công dân bình Bình đẳng trong hôn 2 13 6 1 22 5.5 1 Ghi tên chủ đề/kĩ năng đã dạy theo kế hoạch giáo dục tính đến thời điểm kiểm tra. - Đối với môn Ngữ văn là kĩ năng (Đọc hiểu và Viết). - Đối với môn Tiếng Anh là kĩ năng (Listening; Language; Reading; Writing và cuối kì có thêm kĩ năng Speaking và tỉ lệ giữa câu trắc nghiệm và câu tự luận có thể điều chỉnh theo điều kiện thực tế và theo dạng câu hỏi của từng kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ).
- Mức độ Thông Vận dụng Tổng số Nội dung/Đơn vị kiến Nhận biết Vận dụng Điểm Chủ đề/kĩ năng hiểu cao thức số Số câu Số ý; TN TL TN TL TN TL TN TL TN câu TL nhân-gia đình, bình đẳng trước pháp luật (6 đẳng trong lao động, tiết) kinh doanh, bình đẳng dân tộc, tôn giáo. Quyền bất khả xâm Chủ đề 3: Công dân với phạm về thân thể, các quyền tự do cơ bản (2 7 1 8 2 quyền pháp luật bảo hộ tiết) tính mạng, sức khỏe Số câu TN/Số ý; câu TL 12 16 8 4 40 Điểm số 3 4 2 1 10 10 10 Tổng số điểm 3 điểm 4 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm điểm
- Phụ lục 2 KHUNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN HỌC: GDCD, LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023 (Kèm theo Công văn số 1188/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 18/8/2023, của Sở GDĐT) Câu hỏi TL Nội dung/Đơn vị kiến Mức độ Yêu cầu cần đạt TN thức/kĩ năng (Số (Số câu) ý; câu) (1) (2) (3) (6) (7) Chủ đề 1: Pháp luật và đời sống ( 2 tiết) Khái niêm pháp luật, đặc trưng của PL, vai trò của Nhận biết [C1-3] PL Thông hiểu Vai trò của pháp luật. Khái Vận dụng niệm, đặc trưng của pháp Vai trò của pháp luật [C29] thấp luật Vận dụng cao Chủ đề 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết) Nội dung 1:Các hình thức Nhận Dấu hiệu vi phạm PL, trách nhiệm pháp lí và áp C4-C6 thực hiện pháp luật các loại dụng pháp luật. biết vi phạm pháp luật Nhận ra được:
- Câu hỏi TL Nội dung/Đơn vị kiến Mức độ Yêu cầu cần đạt TN thức/kĩ năng (Số (Số câu) ý; câu) Thông hiểu Nội dung 2:các loại vi Vận Áp dụng pháp luật [C30] phạm pháp luật dụng Vận dụng Vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật [C31,32] cao Chủ đề 3: Các quyền bình đẳng của công dân (6 tiết) Nội dung 1: Công dân bình Nhận đẳng trước PL Quan hệ nhân thân, bình đẳng trong kinh doanh C7-C8 biết Nội dung 2:Các quyền cơ Bình đẳng cha me và con, bình đẳng trong kinh bản của công dân trong lĩnh doanh, bình đẳng trong lao động, bình đẳng giữa vợ- vực xã hội C9-21 Thông hiểu chồng, nội dung không thuộc bình đẳng trong lao Nội dung 3:Tôn giáo, dân động, bình đẳng giữa các tôn giáo, dân tộc tộc Vận Quan hệ tài sản, nhân thân, bình đẳng trong giao kết [C33-38] họp đồng lao động, bình đẳng trong thực hiện quyền
- Câu hỏi TL Nội dung/Đơn vị kiến Mức độ Yêu cầu cần đạt TN thức/kĩ năng (Số (Số câu) ý; câu) lao động,Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh, bình đẳng về chính trị dụng Vận dụng bình đẳng trong lao động [C39] cao Chủ đề 3: Công dân với các quyền tự do cơ bản (2 tiết) Các trường hợp bắt giam giữ người, danh dự, nhân Nhận biết [C22-28] phẩm Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền pháp Thông hiểu luật bảo hộ tính mạng, sức Vận dụng khỏe Vận dụng Danh dự, nhân phẩm: tính mạng, sức khỏe. [C40] cao * Ghi chú - [Ci] là số thứ tự của câu tương ứng trong đề kiểm tra. - Đối với môn Tiếng Anh cuối kì có thêm kĩ năng Speaking. SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI KÌ I– NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN GDCD LỚP 12
- Ngày kiểm tra: 28/12/2022 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu) Họ tên : ..............................................................Số báo danh : ................... ĐỀ 1: Câu 1. Pháp luật do nhà nước đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực của nhà nước. B. biện pháp giáo dục của nhà nước. C. sự răn đe của nhà nước. D. sự thuyết phục của nhà nước. Câu 2. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, tính bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xã hội của pháp luật. Câu 3. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây? A. Quản lí xã hội. B. Bảo vệ các giai cấp. C. Bảo vệ các công dân. D. Quản lí công dân. Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây là vi phạm pháp luật? A. Trái pháp luật. B. Tự tiện. C. không có lỗi. D. Tự ý. Câu 5. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải A. chịu trách nhiệm pháp lý. B. có trách nhiệm bồi thường.
- C. ghi vào lý lịch cá nhân. D. bị quản chế hành chính. Câu 6. Trong các hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật? A. Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh trốn thuế. B. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. C. Công dân gửi đơn tố cáo công ty Vedan thải chất thải ra môi trường. D. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Câu 7. Vợ chồng cùng bàn bạc, quyết định số con là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. đơn phương. B. nhân thân. C. ủy thác. D. Tài sản Câu 8. Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là biểu hiện bình đẳng trong A. kinh doanh. B. lao động. C. quan hệ liên ngành. D. quản lí thị trường. Câu 9. Việc làm nào sau đây vi phạm bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc con. B. Cha mẹ chỉ tạo điều kiện con trai học đại học. C. Cha mẹ chăm lo học tập và phát triển con mọi mặt. D. Cha mẹ không xúi giục, ép buộc con làm điều trái pháp luật. Câu 10: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. tùy theo quy định của mỗi địa phương. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 11. Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền A. phân phối.
- B. đầu tư. C. quản lí. D. lao động. Câu 12: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng B. che giấu hành vi bạo lực. C. ngăn cản mọi nghi lễ tôn giáo. D. kế hoạch hóa gia đình. Câu 13: Ý nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. C.Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động. Câu 14. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước: A. Buôn thần bán thánh B. Tốt đời đẹp đạo C. Kính chúa yêu nước D. Đạo pháp dân tộc Câu 15. Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là: A. Niềm tin B. Nguồn gốc C. Hậu quả xấu để lại D. Nghi lễ Câu 16. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Nếu công dân không theo tôn giáo này thì phải theo một tôn giáo khác. B. Công dân không được từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo mà mình đang theo. C. Các tôn giáo tự do hoạt động theo quy định của pháp luật D. Công dân đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được gia nhập tôn giáo khác. Câu 17. Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau? A. Tôn trọng. B. Độc lập. C. Công kích. D. Ngang hàng. Câu 18. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng A. nghĩa vụ và trách nhiệm. B. chỉ chính trị và văn hóa. C. quyền và lợi ích. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 19. Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026 có 89 đại biểu quốc hội là người dân tộc thiểu số. Thể hiện sự bình đẳng của các dân tộc trong lĩnh vực A. văn hóa B. xã hội C. chính trị D. pháp luật
- Câu 20. Nhà nước dành nguồn đầu tư để mở mang trường lớp ở vùng sâu, vùng xa đó là A. Bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục. B. Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế C. Bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa D. Bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị. Câu 21. Việc làm nào sau đây phù hợp với quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo? A. Có ý thức tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc B. Cấu kết với kẻ xấu để chia rẽ đồng bào theo tôn giáo B. Nghe theo những điều mê tín dị đoan D. Kì thị với các dân tộc thiểu số Câu 22. Thời gian giam giữ người phục vụ cho công tác điều tra không cần được sự phê chuẩn của cơ quan chức năng có thẩm quyền là: A. 8 tiếng B. 12 tiếng C. 24 tiếng D. 48 tiếng Câu 23. Trường hợp nào được bắt người khi chưa có quyết định bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: A. Quả tang B. Khẩn cấp C. Đặc biệt nguy hiểm D. Nguy hiểm Câu 24. Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang A. Cá nhân và tổ chức B. Công dân C. Ai cũng có quyền bắt D. Công an Câu 25. Xuyên tạc sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự của người khác là xâm phạm: A. Tính mạng, sức khỏe của người khác B. Danh dự, nhân phẩn C. Thân thể của người khác D. Tự do ngôn luận Câu 26. Ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ? A. Chỉ có cơ quan cao cấp bộ Công an. B. Tòa án, Viện kiểm sát.
- C. Viện kiểm sát, Công an. D. Không một ai. Câu 27. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của A. Viện kiểm sát. B. Công an. C. Quân đội. D. Ủy ban nhân dân. Câu 28. Bắt người trong trường hợp nào khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng? A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp quả tang. C. Trường hợp truy nã. D. Trường hợp có quyết định của Viện Kiểm sát Câu 29. Ông N bị kết án oan. Ông đã làm đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền để minh oan cho mình. Trong trường hợp này, ông N đã vận dụng vai trò của pháp luật để : A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C. không thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 30. Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch Ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế. Câu 31. Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền hỗ trợ người dân khó khăn trong dịch bệnh của xã, ông D làm đơn tố cáo S gửi đến cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã vi phạm pháp luật? A. Ông D, anh V và bà B. B. Ông D, anh N và anh V. C. Anh V, anh N và bà B. D. Ông S và bà B. Câu 32. Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền 1 phần quà và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Những ai dưới đây vi phạm kỷ luật? A. Ông H và anh Q. B. Ông H và chị B.
- C. Anh Q và chị B. D. Chị B, ông H và anh Q. Câu 33. Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Kinh doanh. B. Giám hộ. C. Tài sản. D. Nhân thân. Câu 34. Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên học cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian để chăm chồng, chăm con và lo cho gia đình. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về: A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. B. Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ. C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. D. Quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống. Câu 35. Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển đụng, C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên. Câu 36. A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong giữa các dân tộc. Câu 37. Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông A đã sử dụng quyền nào sau đây? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô. D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh. Câu 38. Sau khi cùng tốt nghiệp đại học, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị P nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh V phát biểu về
- những bất cập của dự án còn chị P đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên. Anh V và chị P cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây? A. Kinh tế. B. Văn hóa, đối ngoại. C. Quốc phòng, an ninh. D. Chính trị. Câu 39. Doanh nghiệp X có ông S là giám đốc, chị V, chị T và anh B là nhân viên. Hằng năm, anh B và chị T đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi cơ quan có chủ trương cử nhân viên đi học nâng cao trình độ, anh B và chị T đã hoàn thiện hồ sơ đồng thời nộp cho ông S để đăng kí theo quy định. Trong cuộc họp bình xét, vì chị T vắng mặt do con của chị bị ốm nên ông S quyết định cử anh B. Bất mãn vì không được chọn, chị T thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc theo yêu cầu. Được chị V giới thiệu, chị P là người đang có nhu cầu xin việc làm đã tìm gặp ông S để được tạo điều kiện nhận vào làm việc thay thế vị trí của chị T. Biết chuyện, anh Q là anh rể của chị T đang là giám đốc một công ty tư nhân đã ép buộc khiến chị T phải bỏ việc ở cơ quan cũ về làm việc cho anh để trừ khoản nợ mà vợ chồng chị đã vay. Những ai sau đây vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động? A. Ông S, chị T và anh Q. B. Chị T, anh Q và chị P. C. Ông S, chị V và chị P. D. Chị T, chị V và ông S. Câu 40. Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P. là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh S, chị P đến gặp và yêu cầu anh S gỡ bài đăng trên. Do anh S không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh S vô ý làm chị P bị ngã gãy tay. Biết anh N đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh T đã tìm gặp anh N yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh N đẩy ngã gây chấn thương. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh N và anh T. B. Anh S và anh N. C. Anh S và ông K. D. Anh N và ông K. ĐỀ 2 Câu 29. Chị H là chủ một nhà hàng ẩm thực, anh A là chủ một đại lý thuốc tân dược. Cơ sở kinh doanh của chị H và anh A luôn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính đa nghĩa về nội dung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính khái quát về thuật ngữ. D. Tính bảo mật của văn bản. Câu 30. Anh N là lao động tự do đã thuê nhà của bà M trong thời hạn một năm. Tại đây, anh N chế tạo trái phép một số loại vũ khí quân dụng để dùng vào mục đích cá nhân. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, anh N đã làm hỏng một số tài sản có giá trị của bà M trong ngôi nhà anh thuê. Những hành vi trên của anh N đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật và dân sự.
- B. Hành chính và hình sự. C. Dân sự và hành chính. D. Hình sự và dân sự. Câu 31 Bà X kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh V với thời hạn 2 năm. Một lần, anh V có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà X đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị Y là hàng xóm cung cấp, anh V đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà X nên bị anh D là con rể của bà X đến trụ sở công ty nơi anh V làm việc để gây rối. Vì việc xô xát giữa anh D và anh V gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả hai anh. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh D, bà X và anh V. B. Bà X và anh V. C. Bà X, anh D và chị Y. D. Anh V và anh D. Câu 32. Vợ chồng chị K, anh D có con trai 10 tuổi là cháu B; anh G, anh S là nhân viên ở một công ty nhà nước, trong đó anh S là anh họ của chị K. Một lần, được chị K nhờ trông giữ cháu B là bạn cùng lớp với con trai mình, anh G đã đưa con trai và cháu B đến phòng điều hành hệ thống điện trong ca trực của mình. Vì tò mò, cháu B bật công tắc điện làm hỏng một hệ thống máy sản xuất nên anh G đã đến gặp chị K yêu cầu bồi thường. Bức xúc vì chị K tránh mặt, anh G đã liên tục gọi điện thoại nhằm gây sức ép với chị K. Biết được thông tin từ vợ, anh D là lao động tự do đã tự ý nghỉ làm và nhờ anh S đến nhà anh G để giúp mình hòa giải. Nhận được điện thoại của anh D, anh S vội vàng bỏ ca trực để cùng anh D đến nhà anh G. Tại đây, do anh G không đồng ý với mức bồi thường nên hai bên đã xảy ra xô xát, anh S và anh D vô ý làm hỏng một số tài sản của gia đình anh G. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm dân sự vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh D và anh S. B. Chị K và anh G. C. Anh G và anh D. D. Anh G và anh S. Câu 33. Sau khi cùng tốt nghiệp đại học, anh V và anh H hợp tác thực hiện dự án phục chế sách cổ của dân tộc mình và tổ chức nhiều đợt thiện nguyện giúp đỡ đồng bào vùng cao. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho hai anh tiếp cận nguồn tư liệu lưu trữ. Anh V và anh H được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương tiện nào sau đây ? A. Quốc phòng. B. Văn hóa, giáo dục. C. An ninh, chính trị. D. Kinh tế. Câu 34. Trong hợp đồng lao động giữa công ti X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới lập gia đình và sinh con. Quy định này vi phạm nguyên tắc nào của hợp đồng lao động? A. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong việc sử dụng người lao động.
- Câu 35. Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên học cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian để chăm chồng, chăm con và lo cho gia đình. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về: A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. B. Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ. C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. D. Quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống. Câu 36. Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển đụng, C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên. Câu 37. A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong giữa các dân tộc. Câu 38. Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông A đã sử dụng quyền nào sau đây? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô. D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh. Câu 39. Khi bàn với chồng là anh C về việc dùng một phần tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để ủng hộ quỹ vacxin phòng, chống dịch COVID-19, chị H phát hiện anh C đã tự ý cho bạn anh vay toàn bộ số tiền tiết kiệm đó. Bức xúc do không lấy lại được số tiền cho vay, chị H bỏ về nhà mẹ đẻ là bà Q sinh sống. Vì đang tham gia làm tình nguyện viên tại một khu cách li y tế tập trung nên năm ngày sau bà Q mới biết chuyện. Cho rằng con gái mình không được con rể tôn trọng, bà Q đến gặp bà B là mẹ anh C đề nghị bà B yêu cầu anh C phải đón chị H về nhà đồng thời công khai xin lỗi chị. Vốn có định kiến với bà Q, bà B đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi bà Q ra về. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh C, bà B và bà Q. B. Bà Q và bà B. C. Anh C và chị H. D. Anh C, chị H và bà B.
- Câu 40. Địa bàn X có ông P là trưởng công an xã; anh G là công an xã; anh K, vợ chồng anh Q và chị N là người dân. Nhận được tin báo chị N tổ chức đánh bạc tại nhà, ông P cử anh G đến nhà chị N để kiểm tra. Vì chị N kiên quyết không thừa nhận nên anh G đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông P. Ngay sau đó, ông P trực tiếp đến nhà chị N yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh K đã chứng kiến và quay vi deo toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị N, anh K đăng công khai đoạn vi deo đó lên mạng xã hội. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh K, chị N đến gặp và yêu cầu anh K gỡ bài đăng trên. Do anh K không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh K vô ý làm chị N ngã gãy tay. Biết anh G đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh Q đã tìm gặp anh G yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh G đẩy ngã gây đa chấn thương. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh G và anh Q. B. Anh G và ông P. C. Anh K và ông P. D. Anh G và anh K.
- Câu 31. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm M tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh M hai ngày, D bị bỏ đói nên bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần được giám định trên 11%. Anh M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây A. Dân sự B. Kỷ luật C. Hình sự D. Hành chính Câu 34. Bà chủ nhà trọ bị mất 5 triệu đồng. Nghi ngờ chị Linh người đã thuê phòng trọ, bà chốt cửa nhốt chị Linh lại để tiện cho việc xét hỏi. Trong trường hợp này hành vi của bà chủ nhà trọ là hành vi xâm phạm A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. D. quyền được tự do sống. Câu 35. Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chị H và chồng B. Chị H và K. C. Chị M, H và và K. D. K, chị H và chồng Câu 36. H sang nhà K chơi, sau khi H về thì K phát hiện mất điện thoại. K nghi ngờ H lấy điện thoại nên đã rủ S tìm H để đòi lại, trên đường đi thì gặp H hai bên có xảy ra xô xát. K đánh H bị thương nặng, Q phát hiện can ngăn và đưa H đi bệnh viện để chửa trị vết thương. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. H và K. B. K và S.
- C. K. D. H, K, S và Q. Câu 37 Bà X kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh V với thời hạn 2 năm. Một lần, anh V có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà X đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị Y là hàng xóm cung cấp, anh V đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà X nên bị anh D là con rể của bà X đến trụ sở công ty nơi anh V làm việc để gây rối. Vì việc xô xát giữa anh D và anh V gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả hai anh. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh D, bà X và anh V. B. Bà X và anh V. C. Bà X, anh D và chị Y. D. Anh V và anh D. Câu 40. Mâu thuẫn trong việc chia tài sản, A lớn tiếng nạt nộ và nhảy vào đánh em trai là B nhưng được mọi người can ngăn kịp thời nên B không bị chấn thương. Thấy chồng bị đánh, C là vợ của B đã dùng gậy lao vào đòi đánh A nhưng không thực hiện được hành vi vì được mọi người can ngăn. Trong trường hợp này, những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Chỉ mình anh A. B. Anh B và chị C. C. Anh A, B và chị C. D. Anh A và chị C. 2. PHẦN XÃ HỘI: Câu 41. Chị H là chủ một nhà hàng ẩm thực, anh A là chủ một đại lý thuốc tân dược. Cơ sở kinh doanh của chị H và anh A luôn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính đa nghĩa về nội dung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính khái quát về thuật ngữ. D. Tính bảo mật của văn bản. Câu 42. Anh N là lao động tự do đã thuê nhà của bà M trong thời hạn một năm. Tại đây, anh N chế tạo trái phép một số loại vũ khí quân dụng để dùng vào mục đích cá nhân. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, anh N đã làm hỏng một số tài sản có giá trị của bà M trong ngôi nhà anh thuê. Những hành vi trên của anh N đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật và dân sự. B. Hành chính và hình sự. C. Dân sự và hành chính. D. Hình sự và dân sự. Câu 43. Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên
- tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển đụng, C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên. Câu 44. Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Kinh doanh. B. Giám hộ. C. Tài sản. D. Nhân thân. Câu 45. A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong giữa các dân tộc. Câu 46. Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông A đã sử dụng quyền nào sau đây? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô. D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh. Câu 47. Sau khi cùng tốt nghiệp đại học, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị P nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh V phát biểu về những bất cập của dự án còn chị P đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên. Anh V và chị P cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây? A. Kinh tế. B. Văn hóa, đối ngoại. C. Quốc phòng, an ninh. D. Chính trị. Câu 48. Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. nặng hơn nhân viên. B. như nhân viên. C. nhẹ hơn nhân viên.
- D. có thể khác nhau. Câu 49. Doanh nghiệp X có ông S là giám đốc, chị V, chị T và anh B là nhân viên. Hằng năm, anh B và chị T đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi cơ quan có chủ trương cử nhân viên đi học nâng cao trình độ, anh B và chị T đã hoàn thiện hồ sơ đồng thời nộp cho ông S để đăng kí theo quy định. Trong cuộc họp bình xét, vì chị T vắng mặt do con của chị bị ốm nên ông S quyết định cử anh B. Bất mãn vì không được chọn, chị T thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc theo yêu cầu. Được chị V giới thiệu, chị P là người đang có nhu cầu xin việc làm đã tìm gặp ông S để được tạo điều kiện nhận vào làm việc thay thế vị trí của chị T. Biết chuyện, anh Q là anh rể của chị T đang là giám đốc một công ty tư nhân đã ép buộc khiến chị T phải bỏ việc ở cơ quan cũ về làm việc cho anh để trừ khoản nợ mà vợ chồng chị đã vay. Những ai sau đây vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động? A. Ông S, chị T và anh Q. B. Chị T, anh Q và chị P. C. Ông S, chị V và chị P. D. Chị T, chị V và ông S. Câu 50. Các anh N, X, G cùng làm việc tại một công trường. Mặc dù bị bà Y ép giá, anh G vẫn kí hợp đồng thuê nhà bỏ không của bà Y trong thời hạn hai năm là nơi ở. Tại đây anh G bí mật kinh doanh thể thao qua mạng và đồng thời nhận cá độ của nhiều người với tổng số tiền là 1 tỉ đồng. Nghe anh G tư vấn, anh N lấy lí do phải chữa bệnh để vay 150 triệu đồng của anh X và dùng số tiền này cá độ bóng đá và bị thua. Liên tục bị anh N tránh mặt với mục đích trốn nợ, anh X đã tạt sơn làm bẩn tường nhà anh N. Trong khi đó, do quá hạn ba tháng mà không nhận được tiền cho thuê nhà, cũng không liên lạc được với anh G, bà Y đã làm đơn tố cáo. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Anh N và anh G. B. Anh G, anh X và bà Y. C. Anh G, anh N và anh X. D. Anh N và anh X. Câu 51. Vợ chồng chị K, anh D có con trai 10 tuổi là cháu B; anh G, anh S là nhân viên ở một công ty nhà nước, trong đó anh S là anh họ của chị K. Một lần, được chị K nhờ trông giữ cháu B là bạn cùng lớp với con trai mình, anh G đã đưa con trai và cháu B đến phòng điều hành hệ thống điện trong ca trực của mình. Vì tò mò, cháu B bật công tắc điện làm hỏng một hệ thống máy sản xuất nên anh G đã đến gặp chị K yêu cầu bồi thường. Bức xúc vì chị K tránh mặt, anh G đã liên tục gọi điện thoại nhằm gây sức ép với chị K. Biết được thông tin từ vợ, anh D là lao động tự do đã tự ý nghỉ làm và nhờ anh S đến nhà anh G để giúp mình hòa giải. Nhận được điện thoại của anh D, anh S vội vàng bỏ ca trực để cùng anh D đến nhà anh G. Tại đây, do anh G không đồng ý với mức bồi thường nên hai bên đã xảy ra xô xát, anh S và anh D vô ý làm hỏng một số tài sản của gia đình anh G. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm dân sự vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh D và anh S. B. Chị K và anh G. C. Anh G và anh D. D. Anh G và anh S. Câu 52. Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P. là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 640 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 357 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 471 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Đình Xuyên
5 p | 132 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn