intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: GDCD – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 04 trang) MÃ ĐỀ 801 Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. Câu 1: Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị C đã bắt em Q đứng im một chỗ trong suốt 5 tiếng và dán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của anh A để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự đưa clip đó lên facebook. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Chị C và anh A B. Cô T, chị C và em Q. C. Chị C và em Q. D. Cô T và chị C Câu 2: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau và A. ưu tiên cho con đẻ. B. coi trọng con trai trưởng. C. tự quyết định mọi việc. D. không phân biệt đối xử. Câu 3: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện của nội dung nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng về chính trị. B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về kinh tế. Câu 4: Mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là thể hiện bình đẳng trong thực hiện A. xóa bỏ độc quyền. B. hợp đồng lao động. C. nghĩa vụ kinh doanh. D. quyền kinh doanh. Câu 5: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội? A. Viện Kiểm sát, Tòa án. B. Công an. C. Thủ trưởng cơ quan đơn vị. D. Giám đốc công ty. Câu 6: Sau khi tốt nghiệp trường đại học xây dựng, anh H không xin vào làm việc ở cơ quan nhà nước mà vay tiền bố mẹ để làm thủ tục thành lập công ty tư vấn xây dựng. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nội dung nào trong kinh doanh? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh đúng pháp luật. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh. D. Quyền được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Câu 7: Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm A. kỷ luật. B. dân sự. C. hình sự. D. hành chính. Câu 8: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự? A. Bóc mở thư của người. B. Vào chỗ ở của người khác. C. Vu khống người khác. D. Tung tin nói xấu người khác trên Face book. Trang 1/4 – Mã đề 801
  2. Câu 9: Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết đơn xin nghỉ làm 3 ngày và đã được hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 3 ngày nghỉ trở lại làm việc, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lí do đã bố trí đủ giáo viên. Trong trường hợp này chị H bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Quyền lao động. C. Tìm kiếm việc làm. D. Bình đẳng lao động nam và nữ. Câu 10: Nghi ngờ cháu M lấy điện thoại của mình, ông P đã xông vào nhà cháu M trong lúc chỉ có mình M ở nhà để khám xét. Hành vi của ông P xâm phạm đến quyền nào của công dân? A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. B. được đảm bảo bí mật đời tư. C. nhân thân và tài sản. D. bất khả xâm phạm chỗ ở. Câu 11: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ A. tổ dân phố. B. tài sản chung. C. nhân thân. D. tài sản riêng. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có A. công cụ gây án. B. tổ chức sự kiện. C. bạo lực gia đình. D. hoạt động tín ngưỡng. Câu 13: Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh M, bà B và bà C B. Anh M và bà C C. Anh M và bà B D. Vợ chồng chị X và bà B Câu 14: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê anh K, anh G chặn đường bắt chị M nhốt tại nhà kho của nhà mình để xét hỏi. Bà L khuyên can nhưng chị H không chịu thả người. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H là anh Q yêu cầu vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H không nghe. Những ai trong trường hợp trên không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chị H, bà L, anh K, anh G. B. Chị M, bà L và anh Q. C. Bà L, anh Q, chị H. D. Chị H, bà L, anh K. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi A. kiểm tra hóa đơn dịch vụ. B. đính chính thông tin cá nhân. C. thống kê bưu phẩm đã giao. D. cần chứng cứ để điều tra vụ án. Câu 16: Chị A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường, bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 300.000đ. Hỏi trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 17: D và H là học sinh lớp 12. Do mâu thuẫn từ trước, nên D khiêu khích H và Vụ ẩu đả xảy ra gây rối trật tự trên đường. Hành vi của D đã vi phạm pháp luật ở lĩnh vực nào dưới đây? A. Hình sự. B. Kỷ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Trang 2/4 – Mã đề 801
  3. Câu 18: Công ty Y ở tỉnh X do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông A còn phối hợp với anh B tìm cách bí mật xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Biết được việc làm đó anh C bàn với D, E và G đi tố cáo ông A. Vì mục đích riêng nên G không những không tố cáo ông A mà còn đe dọa sẽ giết anh C nếu anh C tố cáo ông A. Trong trường hợp này những ai không tuân thủ pháp luật? A. Anh C và G. B. Ông A và G. C. Ông A và B D. Ông A, anh B và G. Câu 19: Theo quy định của pháp luật mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội là bình đẳng về A. quyền hạn và nhiệm vụ. B. trách nhiệm và nghĩa vụ. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 20: Công dân tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. bí mật đời tư. B. danh tính. C. thân thể. D. chỗ ở. Câu 21: Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 22: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Tự do đi lại và lao động. C. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được đảm bảo về tính mạng. Câu 23: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật A. thiết thực với cuộc sống. B. xa rời cuộc sống. C. đi vào cuộc sống. D. gắn bó với cuộc sống. Câu 24: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi vào nhà người khác để A. dập tắt vụ hỏa hoạn. B. tìm đồ đạc bị mất trộm. C. tiếp thị sản phẩm đa cấp. D. thăm dò tin tức nội bộ. Câu 25: Quyền của công dân không tách rời A. lợi ích của công dân. B. một số việc làm của công dân. C. nhiệm vụ chính của công dân. D. nghĩa vụ của công dân. Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể? A. Bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội. B. Bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt. C. Bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang. D. Bắt người đang thực hiện phạm tội. Câu 27: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Nghĩa vụ pháp lý. C. Trách nhiệm pháp lý. D. Vi phạm pháp luật. Câu 28: Hành vi nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác? A. Khống chế và bắt giữ tên trộm ở nhà mình. B. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài. C. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung. D. Đánh người gây thương tích. Câu 29: Tuân thủ pháp luật được hiểu là cá nhân, tổ chức A. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc. B. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm. C. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc. D. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép. Trang 3/4 – Mã đề 801
  4. Câu 30: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động? A. Tự nguyện. B. Ủy quyền. C. Bình đẳng. D. Trực tiếp. ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 – Mã đề 801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2