intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD – Lớp 6 TRƯỜNG THCS Lê Lợi Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – MÔN : GDCD – LỚP :6 - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh giá Tổng Mạch Nội dung/Chủ Tổng nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu đề/Bài điểm dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền thống 2 câu / / / / / / / 2 0 0,66 gia đình, dòng họ. 2. Yêu thương 2 câu / 1 câu / / / / / 3 0 1 con người. Giáo 3. Siêng năng, 2 câu / / / / / / 1 câu 2 1 1,66 dục kiên trì. đạo 4. Tôn trọng sự 3 câu / / / 1 câu / / 3 1 3 đức thật 3 câu 2 câu / 5. Tự lập 1 câu / / / 5 1 3,65 Tổng 1 12 / 3 / 1 / 1 15 3 10 số câu Tỉ lệ 50 50 100 40% / 10% 20% / 20 / 10% % Tỉ lệ 40 30 20 10 50 50 100 chung
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mạch Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/chủ TT nội Vận dụng đề/bài Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dung cao Nhận biết : Một số truyền thống của gia 1. Tự hào về 1 đình, dòng họ. truyền thống gia 2 câu đình, dòng họ. Nhận biết: Nêu được biểu hiện của yêu 2. Yêu thương thương con người. con người Thông hiểu: Nhận xét, đánh giá được thái 2 câu 1 câu độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. Nhận biết: Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì. 3. Siêng năng, Giáo Vận dụng cao: 2 câu kiên trì. dục Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong 1 câu đạo lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. đức Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật 3 câu Vận dụng: 1 câu - Không đồng tình với việc nói dối hoặc 4. Tôn trọng sự che giấu sự thật. thật - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập. 3 câu 3 câu 5. Tự lập - Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải tự lập.
  3. - Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. 12TN 3 TN 1 TL 1 TL Tổng 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  4. Trường THCS Lê Lợi KIỂM TRA HKI- NĂM HỌC 2023-2024 Điểm Họ và tên:…………………………. Môn: Giáo dục công dân 6 Lớp: 6/.....Ngày KT: ....../....../2023 Thời gian làm bài: 45 phút Đề A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM):Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Câu 1. Nội dung nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A. Tục tảo hôn. B.Tinh thần yêu nước. C.Tổ chức đám cưới linh đình. D. Mê tín, di đoạn. Câu 2. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam? A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. B. Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn. C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. D. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi.. Câu 3. Sự quan tâm, làm những điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của A. Sự ban ơn. B.Yêu thương con người. C.Siêng năng, kiên trì D. Cảm thông, thương hại. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của yêu thương con người? A. Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông với những đau thương của người khác. B. Hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. C. Dìu dắt, giúp đỡ người mắc sai lầm để họ tìm ra con đường đúng đắn. D. Lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn để trục lợi cho cá nhân. Câu 5. Trên đường đi học về M và P thấy một tai nạn giao thông. P nhanh chóng hô hoán mọi người xung quanh cùng tới giúp đỡ nhưng M can ngăn và bảo rằng:“việc này không liên quan tới mình”. Nhưng P không làm theo lời can ngăn của M.Theo em, trong tình huống trên, bạn học sinh nào đã có hành động đúng, thể hiện tình yêu thương con người? A. Bạn P. B. Bạn M. C. Bạn P và M. D. Không có bạn nào. Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách. B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo. D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó. Câu 7. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” khuyên chúng ta điều gì? A. Chăm chi làm việc sẽ đạt được thành công. B. Hãy kiên trì, học hỏi những bài học kinh nghiệm từ sự thất bại. C. Hãy quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. D. Hãy biết tiết kiệm thời gian, công sức, của cải. Câu 8. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật? A. Không ai biết thì không nói sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ. C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối. D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe. Câu 9. Trong giờ kiểm tra, em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu để làm bài. Trong tình huống này, em sẽ làm gì? A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. B. Nói với bạn cho mình xem cùng.
  5. C. Khuyên bạn không được làm như vậy. D. Coi như không biết gì. Câu 10. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng. C.Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Tôn trọng sự thật. Câu 11. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập? A. Tự lập giúp thành công trong cuộc sống. B. Tự lập chỉ cần đối với người nghèo khổ. C. Người tự lập sẽ được mọi người tôn trọng. D. Tự lập giúp mỗi người có thêm sức mạnh. Câu 12. Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Tiết kiệm. Câu 13. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập? A. A tự ngồi vào bàn học không cần bố mẹ nhắc. B. B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm. C. Nhà giàu nên H không cần làm gì. D. Q luôn chờ mẹ dọn phòng cho mình. Câu 14. Tự lập là A.tư làm lấy công việc của mình. B. nhờ người khác giúp đỡ. C. tự làm công việc nhẹ. D. tự làm khi được giao nhiệm vụ. Câu 15. Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì? A. Bây giờ còn nhỏ thì chưa thể tự lập, nên không cần phải làm gì cả. B. Làm những điều mình thích để chứng tỏ là mình đã trưởng thành. C. Làm những việc vừa sức với mình, chủ động học hỏi những điều không biết. D. Chỉ cần chăm chỉ học tập, mọi việc khác để người lớn lo. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM): Câu 1(2,0 điểm). Vì sao phải tự lập? ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ....................................................................................................... Em hãy nêu một việc làm của bản thân thể hiện tính tự lập trong học tập? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... Câu 2 (1,0 điểm).Theo em, để trở thành một học sinh khá, tốt em cần phải làm gì? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... Câu 3 (2,0 điểm). Cho tình huống: A và B là đôi bạn chơi thân nhau. Một hôm, giữa hai bạn có xẩy ra mâu thuẩn, từ đó hai bạn không còn thân nhau nữa. Có lần bạn A đã đăng tin sai về B lên mạng xã hội. a. Theo em, việc làm của A đúng hay sai? Vì sao? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. b. Nếu em là bạn của A, Em khuyên A như thế nào? …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………
  6. PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS Lê Lợi Môn: GDCD – Lớp 6 Năm học 2023 - 2024 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 ĐIỂM). Đề : A (15 câu, mỗi câu đúng 0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A B D A A B C C D B C A A C II. TỰ LUẬN: (5,0 ĐIỂM) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm * Ý nghĩa của tự lập: - Thành công trong cuộc sống. 0,75đ Câu 1 - Nhận được sự tôn trọng của mọi người 0,75đ * HS nêu được 1 một việc làm của bản thân thể hiện sự tự lập 0,5 đ trong trong học tập. HS nêu đúng các ý sau: - Cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng 0,25 đ - Cần siêng năng, kiên trì trong học tập. Nếu gặp khó khăn hãy thử 0,75 đ Câu 2 bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ dở giữa chừng. Xử lí tình huống: a. Việc làm của A là sai. Vì 0,25 đ - Đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật 0,5 đ thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. - Đặc biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những 0,5 đ thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực,…có thể bạn còn vi phạm pháp luật. Câu 3 b. HS có thể đưa ra nhiều cách xử lí tình huống khác nhau song yêu cầu phải phù hợp, đảm bảo chuẩn mực đạo đức. Gợi ý: - Nếu là bạn của A thì em sẽ khuyên bạn: + Không nên làm như vậy nữa. Hãy xoá bài đăng và xin lỗi bạn 0,5 đ A. 0,25 đ + Hãy luôn tôn trọng sự thật. .………………………………………………………. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài, đối với những cách giải thích khác khi xử lí tình huống nhưng phù hợp thì tùy vào mức độ đạt được mà giáo viên cho điểm.
  7. Trường THCS Lê Lợi KIỂM TRA HKI- NĂM HỌC 2023-2024 Điểm Họ và tên:…………………………. Môn: Giáo dục công dân Lớp: 6/.....Ngày KT: ....../....../2023 Thời gian làm bài:45 phút Đề B. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM):Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Câu 1. Nội dung nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A.Tục bắt vợ. B.Đoàn kết C. Đám cưới linh đình. D. Mê tín, di đoạn. Câu 2. Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì? A. Bây giờ còn nhỏ thì chưa thể tự lập, nên không cần phải làm gì cả. B. Làm những điều mình thích để chứng tỏ là mình đã trưởng thành. C. Làm những việc vừa sức với mình, chủ động học hỏi những điều không biết. D. Chỉ cần chăm chỉ học tập, mọi việc khác để người lớn lo. Câu 3. Sự quan tâm, làm những điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của A. Sự ban ơn. B.Yêu thương con người. C.Siêng năng, kiên trì D.Cảm thông, thương hại. Câu 4.Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của yêu thương con người? A. Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông với những đau thương của người khác. B. Hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. C. Dìu dắt, giúp đỡ người mắc sai lầm để họ tìm ra con đường đúng đắn. D. Lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn để trục lợi cho cá nhân. Câu 5. Trên đường đi sinh nhật về M và P thấy một tai nạn giao thông. M nhanh chóng hô hoán mọi người xung quanh cùng tới giúp đỡ nhưng P can ngăn và bảo rằng:“việc này không liên quan tới mình”. Nhưng M không làm theo lời can ngăn của P.Theo em, trong tình huống trên, bạn học sinh nào đã có hành động đúng, thể hiện tình yêu thương con người? A. Bạn P. B. Bạn M. C. Bạn P và M. D. Không có bạn nào. Câu 6. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật? A. Không ai biết thì không nói sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ. C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối. D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe. Câu 7. Trong giờ kiểm tra, em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu để làm bài. Trong tình huống này, em sẽ làm gì? A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. B. Nói với bạn cho mình xem cùng. C. Khuyên bạn không được làm như vậy. D. Coi như không biết gì. Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. A giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách. B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Bố mẹ giao cho C tưới cây, nhưng C lười tưới làm cây khô héo. D. T đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó. Câu 9. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” khuyên chúng ta điều gì? A. Chăm chi làm việc sẽ đạt được thành công. B. Hãy kiên trì, học hỏi những bài học kinh nghiệm từ sự thất bại. C. Hãy quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. D. Hãy biết tiết kiệm thời gian, công sức, của cải.
  8. Câu 10. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập? A. Tự lập giúp thành công trong cuộc sống.B. Tự lập chỉ cần đối với người nghèo khổ. C. Người tự lập sẽ được mọi người tôn trọng.D. Tự lập giúp mỗi người có thêm sức mạnh. Câu 11. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. Xa hoa, lãng phí. B.Cần cù, siêng năng. C.Tiết kiệm, khiêm tốn. D.Tôn trọng sự thật. Câu 12. Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Tiết kiệm. Câu 13. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập? A. A tự ngồi vào bàn học không cần bố mẹ nhắc.B. B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm. C. Nhà giàu nên H không cần làm gì. D. Q luôn chờ mẹ dọn phòng cho mình. Câu 14. Tự lập là: A.Tự làm lấy công việc của mình. B. Nhờ người khác giúp đỡ. C. Tự làm công việc nhẹ. D. Tự làm khi được giao nhiệm vụ. Câu 15. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam? A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. B. Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn. C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. D. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi.. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM): Câu 1(2,0 điểm). Vì sao phải tự lập? ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ....................................................................................................... Em hãy nêu một việc làm của bản thân thể hiện tính tự lập trong cuộc sống hằng ngày? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... Câu 2 (1,0 điểm).Theo em, để trở thành một học sinh khá, tốt em cần phải làm gì? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... Câu 3 (2,0 điểm). Cho tình huống: A và B là đôi bạn chơi thân nhau. Một hôm, giữa hai bạn có xẩy ra mâu thuẩn, từ đó hai bạn không còn thân nhau nữa. Có lần bạn A đã đăng tin sai về B lên mạng xã hội. a.Theo em, việc làm của A đúng hay sai? Vì sao? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. b.Nếu em là bạn của A, Em khuyên A như thế nào? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
  9. PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Môn: GDCD – Lớp 6 Năm học 2023 - 2024 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 ĐIỂM). Đề: B (15 câu, mỗi câu đúng 0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B D B C C A B B D C A A A II. TỰ LUẬN: (5,0 ĐIỂM) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm * Ý nghĩa của tự lập: - Thành công trong cuộc sống. 0,75đ Câu 1 - Nhận được sự tôn trọng của mọi người 0,75đ * HS nêu được 1 một việc làm của bản thân thể hiện sự tự lập 0,5 đ trong trong sinh hoạt hằng ngày. HS nêu đúng các ý sau: - Cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng 0,25 đ - Cần siêng năng, kiên trì trong học tập. Nếu gặp khó khăn hãy thử 0,75 đ Câu 2 bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ dở giữa chừng. Xử lí tình huống: b. Việc làm của A là sai. Vì 0,25 đ - Đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật 0,5 đ thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. - Đặc biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những 0,5 đ thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực,…có thể bạn còn vi phạm pháp luật. Câu 3 b. HS có thể đưa ra nhiều cách xử lí tình huống khác nhau song yêu cầu phải phù hợp, đảm bảo chuẩn mực đạo đức. Gợi ý: - Nếu là bạn của A thì em sẽ khuyên bạn: + Không nên làm như vậy nữa. Hãy xoá bài đăng và xin lỗi bạn 0,5 đ A. 0,25 đ + Hãy luôn tôn trọng sự thật. .………………………………………………………. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài, đối với những cách giải thích khác khi xử lí tình huống nhưng phù hợp thì tùy vào mức độ đạt được mà giáo viên cho điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2