intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh giá Tổng Nội Mạch dung/Chủ Vận dụng nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu đề/Bài cao Điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền thống gia 2 1 2 1 1,67 đình, dòng họ 2. Yêu thương con 2 2 0,67 Giáo dục người đạo đức 3. Siêng năng, kiên 3 1 1 trì 4. Tôn trọng sự 1 1 1 2 1 2,67 thật 5. Tự lập 2 2 1 4 1 3,33 Giáo dục 6. Tự nhận ký năng thức bản 2 2 0,67 sống thân Tổng số 12 3 1 1 1 15 3 10 câu Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100% chung
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 45 phút Mạch Số câu hỏi theo mức độ TT Nội dung Mức đ đánh giá ND NB TH VD VDC Nhận biết: 1. Tự Nêu được một số truyền thống của gia hào về đình, dòng họ. 2TN truyền Th ng hiểu: thống Giải thích được ý nghĩa của truyền gia thống gia đình, dòng họ một cách đơn đình, giản. dòng Vận dụng: 1 họ Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Vì sao phải giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ. 1TL Nhận biết: - Nêu được khái niệm tình yêu thương 1TN con người. - Nêu được biểu hiện của tình yêu 1TN thương con người. Th ng hiểu: - Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, 2 2. Yêu đối với người khác, đối với xã hội. thương - Nhận xét, đánh giá được thái độ, con hành vi thể hiện tình yêu thương con người người. Vận dụng: - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. - Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù
  3. hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người. Nhận biết: - Nêu được khái niệm siêng năng, kiên 1 TN trì. - Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên 1 TN trì. Giáo - Nêu được ý nghĩa của siêng năng, 1 TN dục đạo kiên trì. đức Th ng hiểu: - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động. 3 3. Siêng Vận dụng: năng - Thể hiện sự quý trọng những người kiên trì siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. - Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. - Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. 1TN Th ng hiểu: 4. Tôn Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự 4 trọng sự thật. 1TN thật Vận dụng: - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn 1TL bè và người có trách nhiệm.
  4. Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập 1TN - Liệt kê được những biểu hiện của người 1TN có tính tự lập Th ng hiểu: - Giải thích được vì sao phải tự lập. 1TN - Đánh giá được khả năng tự lập của 1TN người khác. - Đánh giá được khả năng tự lập của bản 5 5. Tự lập thân. - Ca dao, tục ngữ về tự lập. 1TL Vận dụng: - Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân - Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức 2TN bản thân. Th ng hiểu: - Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của Giáo dục bản thân 6. Tự 6 kĩ năng - Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, nhận thức sống các mối quan hệ của bản thân bản thân Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân. 12 TN 3 TN 1 TL 1 TL Tổng 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  5. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 6 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ................................................. Lớp : ..............SBD:………Phòng thi:….. Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Việc làm nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. B. Phát triển làng nghề truyền thống làm nón lá. C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ. D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ. Câu 2: “Học là học để mà hành Vừa hành vừa học mới thành người khôn” Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? A. Cần cù. B. Hiếu học. C. Hiếu thảo. D. Yêu nước. Câu 3: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp: “Yêu thương con người là sự………………, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn”. A. giúp đỡ và thương hại B. thờ ơ và vô cảm C. quan tâm và giúp đỡ D. đồng cảm và thương hại Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Thờ ơ, vô cảm trước những người đang gặp nguy nan. B. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa. C. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn cần được giúp đỡ. D. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm. Câu 5: “Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ” là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Tự giác. Câu 6: Siêng năng, kiên trì sẽ đem lại cho chúng ta điều gì? A. Thành công trong cuộc sống. B. Sống tự do hơn trong xã hội. C. Bản thân cảm thấy vui vẻ hơn. D. Tự tin trong mắt người khác. Câu 7: Tính từ nào sau đây là biểu hiện của đức tính siêng năng? A. Hời hợt. B. Nản lòng. C. Cần cù. D. Chóng chán. Câu 8: Đâu là biểu hiện của tôn trọng sự thật? A. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. D. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 9: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn. B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
  6. C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù. D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Câu 10: Hành động nào dưới đây thể hiện tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày? A. Bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài. B. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra. C. Chỉ làm việc nhà khi mẹ giao nhiệm vụ. D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao. Câu 11: Vì sao chúng ta cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ? A. Vì tự lập giúp chúng ta thành công, được người khác kính trọng. B. Vì tự lập giúp chúng ta trở nên xuất sắc trong cái nhìn của bố mẹ. C. Vì tự lập giúp chúng ta trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội. D. Vì tự lập giúp chúng ta được người khác ngưỡng mộ và giúp đỡ. Câu 12: Người biết tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm vào người khác là người có đức tính A. tự tin. B. tự lập. C. trung thực. D. siêng năng. Câu 13: “Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…)” là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tự nhận thức về bản thân. B. Yêu thương con người. C. Siêng năng, kiên trì. D. Lòng tự trọng, trung thực. Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập? A. Sự tự tin. B. Nhút nhát. C. Nói nhiều. D. Thích thể hiện. Câu 15: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta được điều gì? A. Tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm với những gì xảy ra trong đời sống xã hội. B. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. C. Bắt chước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. D. Sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM). Câu 1 (2 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tùng là một lớp trưởng luôn thẳng thắn, gương mẫu. Trong lớp bạn nào mắc khuyết điểm lần đầu Tùng đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Bạn nào vi phạm nhiều lần, Tùng ghi vào sổ và báo với cô chủ nhiệm để cô có biện pháp nhắc nhở, răn đe trong buổi sinh hoạt lớp. Vì vậy một số bạn tỏ ra không đồng tình và có ý định cô lập, không chơi với Tùng. a. Em có đồng tình với cách quản lý lớp của bạn Tùng hay không? Vì sao? b. Nếu em là thành viên của lớp, khi chứng kiến một số bạn có ý định cô lập và không chơi với Tùng, em sẽ làm gì? Câu 2 (2 điểm). Em hãy nêu 4 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính tự tập. Câu 3 (1 điểm). Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? -----------HẾT -----------
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 6 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ................................................. Lớp : ..............SBD:………Phòng thi:….. Mã đề 002 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: “Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ” là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Siêng năng. B. Tự giác. C. Kiên trì. D. Trung thực. Câu 2: Siêng năng, kiên trì sẽ đem lại cho chúng ta điều gì? A. Bản thân cảm thấy vui vẻ hơn. B. Thành công trong cuộc sống. C. Tự tin trong mắt người khác. D. Sống tự do hơn trong xã hội. Câu 3: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn. B. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. C. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. D. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù. Câu 4: Tính từ nào sau đây là biểu hiện của đức tính siêng năng? A. Cần cù. B. Nản lòng. C. Chóng chán. D. Hời hợt. Câu 5: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp: “Yêu thương con người là sự………………, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn”. A. thờ ơ và vô cảm. B. giúp đỡ và thương hại. C. đồng cảm và thương hại. D. quan tâm và giúp đỡ. Câu 6: Người biết tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm vào người khác là người có đức tính A. siêng năng. B. tự lập. C. tự tin. D. trung thực. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập? A. Thích thể hiện. B. Sự tự tin. C. Nhút nhát. D. Nói nhiều. Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa. B. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn cần được giúp đỡ. C. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm. D. Thờ ơ, vô cảm trước những người đang gặp nguy nan. Câu 9: “Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…)” là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tự nhận thức về bản thân. B. Siêng năng, kiên trì. C. Lòng tự trọng, trung thực. D. Yêu thương con người. Câu 10: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta được điều gì?
  8. A. Sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. B. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. C. Bắt chước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. D. Tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm với những gì xảy ra trong đời sống xã hội. Câu 11: Hành động nào dưới đây thể hiện tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày? A. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra. B. Bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài. C. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao. D. Chỉ làm việc nhà khi mẹ giao nhiệm vụ. Câu 12: Đâu là biểu hiện của tôn trọng sự thật? A. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. B. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. C. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. D. Chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. Câu 13: “Học là học để mà hành Vừa hành vừa học mới thành người khôn” Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? A. Hiếu học. B. Cần cù. C. Hiếu thảo. D. Yêu nước. Câu 14: Vì sao chúng ta cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ? A. Vì tự lập giúp chúng ta trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội. B. Vì tự lập giúp chúng ta được người khác ngưỡng mộ và giúp đỡ. C. Vì tự lập giúp chúng ta thành công, được người khác kính trọng. D. Vì tự lập giúp chúng ta trở nên xuất sắc trong cái nhìn của bố mẹ. Câu 15: Việc làm nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ. B. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. C. Phát triển làng nghề truyền thống làm nón lá. D. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ. II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM). Câu 1 (2 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tùng là một lớp trưởng luôn thẳng thắn, gương mẫu. Trong lớp bạn nào mắc khuyết điểm lần đầu Tùng đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Bạn nào vi phạm nhiều lần, Tùng ghi vào sổ và báo với cô chủ nhiệm để cô có biện pháp nhắc nhở, răn đe trong buổi sinh hoạt lớp. Vì vậy một số bạn tỏ ra không đồng tình và có ý định cô lập, không chơi với Tùng. a. Em có đồng tình với cách quản lý lớp của bạn Tùng hay không? Vì sao? b. Nếu em là thành viên của lớp, khi chứng kiến một số bạn có ý định cô lập và không chơi với Tùng, em sẽ làm gì? Câu 2 (2 điểm). Em hãy nêu 4 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính tự tập. Câu 3 (1 điểm). Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? -----------HẾT -----------
  9. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng HS được 0,33 điểm. 001 002 1 D C 2 B B 3 C D 4 B A 5 A D 6 A B 7 C B 8 A A 9 C A 10 D B 11 A C 12 B C 13 A A 14 A C 15 B A Phần đáp án tự luận (5 điểm). Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 a/ Em đồng tình với cách quản lý lớp của bạn Tùng. 0,5 điểm (2 điểm) Vì: + Tùng là người luôn tôn trọng sự thật, làm việc với tinh thần trách 0,25 điểm
  10. nhiệm cao, thái độ khéo léo và hợp lý trong giải quyết công việc. + Việc làm của Tùng giúp cho các bạn trong lớp tiến bộ, kỷ luật. 0,25 điểm b/ Chứng kiến một số bạn có ý định cô lập và không chơi với Tùng em sẽ: + Có ý kiến bảo vệ việc làm đúng của Tùng và không đồng ý với việc cô lập Tùng của một số bạn trong lớp. Giải thích để cả lớp hiểu. 0,5 điểm + Nếu một số bạn trong lớp vẫn còn giữ ý định trên, em sẽ báo cáo cho cô giáo chủ nhiệm biết để cô tìm cách giải quyết hợp lí. 0,5 điểm (Lưu ý: Giáo viên linh động chấm qua cách hiểu, diễn đạt của học sinh, cơ bản đảm bảo được các ý trên). Câu 2 HS viết theo suy nghĩ của mình. Nếu đúng cho điểm tối đa. Mỗi ý đúng HS được 0,5 điểm (2 điểm) Gợi ý: - Thân tự lập thân. - Có khó mới có miếng ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho. - Muốn ăn phải lăn vào bếp. - Giàu người ta chẳng có tham Khó thì ta liệu ta làm ta ăn. Câu 3 Vì đây là những truyền thống có giá trị về tinh thần, vô cùng quý giá, 0,5 điểm góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. (1 điểm) Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của 0,5 điểm dân tộc Việt Nam. (Lưu ý: Giáo viên linh động chấm qua cách hiểu, diễn đạt của học sinh, cơ bản đảm bảo được các ý trên). GIÁO VIÊN RA ĐỀ Ngô Thị Phương Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1