intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn GDCD - Lớp 6 Năm học :2024-2025 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm (3 câu : 1 điểm) - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Tổng Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu Tổng Mạch nội Nội dung/Chủ điểm dung đề/Bài TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo dục 1. Tôn trọng 4 / 1 1 / / 5 1 3.67 đạo đức sự thật 2. tự lập 5 / 1 / 2 6 2 5 3. Tự nhận 3 / 1 / / / 4 1,33 thức bản thân Tổng số 12 / 3 1 / 2 / 15 3 10 câu Tỉ lệ % 40% / 10% 20% / 30% 50 50 100 Tỉ lệ chung 40 30 30 50 50 100
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 6 Năm học :2024-2025 (Thời gian: 45 phút) Mạch Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT nội dung/chủ Vận dụng dung đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Giáo 1. Tôn trọng Nhận biết: dục sự thật Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. 1 đạo Thông hiểu: 1 TN đức Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng: 4 TN 1TL - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. 2. tự lập Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải tự lập. - Đánh giá được khả năng tự lập của người khác. 5 TN 1TN 2TL 2 - Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân Vận dụng: - Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân - Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa
  3. dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. 3. Tự nhận thức bản thân Giáo dục Nhận biết: kĩ Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. năng Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. sống Thông hiểu: - Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân - Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các 1 TN mối quan hệ của bản thân 3TN Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân. Tổng 12 TN 3 TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 30% Tỉ lệ chung 100%
  4. UBND HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I -NĂM HỌC 2024-2025 TTRÙỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Môn: GDCD – Lớp 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) MÃ ĐỀ A Họ, tên học sinh: ........................................................... Số báo danh: ............................ I. Trắc nghiệm:(5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau,rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là A. sự thật. B. dũng cảm. C. khiêm tốn. D. tự trọng. Câu 2: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là A. tự tin. B.tự lập C. tự kỉ. D. tự chủ. Câu 3: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là A. thông minh. B. tự nhận thức về bản thân. C. có kĩ năng sống. D. tự lập. Câu 4: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào? A. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được. B. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật. C. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ. Câu 5: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là A.dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống. B. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công. Câu 6: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. Chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. B. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật C. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. D. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 7: Tự nhận thức bản thân là kĩ năng A. Hình thành thông qua rèn luyện. B. Tự nhiên, vốn có của mỗi người. C. Không ai muốn có. D. Chỉ người thông minh mới có. Câu 8: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Tôn trọng sự thật. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập? A. Sự tự tin. B. Nhút nhát. C. Nói nhiều. D. Thích thể hiện. Câu 10: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Tôn trọng sự thật Câu 11: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Ăn ngay nói thẳng. B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Thật thà ma vật không chết. D. Mật ngọt chết ruồi. Câu 12: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
  5. A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể. C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác. D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. . Câu 13: Đối lập với tự lập là A. Tự tin. B. Ích kỉ. C. Tự chủ. D. Ỷ lại. Câu 14: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta A. Tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. B. Bắt chước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. C. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. D. Sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tự lập? A. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. B. Có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. C. Không chông trờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. Luôn động viên, an ủi những người yếu thế trong xã hội. II. Tự luận (5 điểm ) Câu 1. (2,0 điểm) :Theo em việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? Câu 2 . (2,0 điểm) : Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào? Câu 3. (1,0 điểm) Tình huống. Bố của H mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em ăn học. H luôn ý thức tự giác phải tự làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. Khi mẹ ốm phải nằm viện, H lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. Năm nào H cũng đạt học sinh giỏi. - H đã thể hiện tính tự lập như thế nào? ---- Hết-----
  6. UBND HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I -NĂM HỌC 2024-2025 TRÙỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Môn: GDCD– Lớp 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) MÃ ĐỀ B I. Trắc nghiệm:(5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau,rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. Nói dối để trục lợi cho cá nhân mình. B. Suy nghĩ, nói và làm đúng theo sự thật. C. Kiên quyết bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. D. không dám tố cáo những việc làm sai trái. Câu 2: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện tôn trọng sự thật? A. Nói dối ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè và người xung quanh. B. Cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm. C. Thật thà, dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm sai lầm. D. Nhận xét, đánh giá đúng sự thật dù không có lợi cho mình. Câu 3: Tự lập là A. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. B. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình. C. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống. D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi. Câu 4: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là A. Luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức. B. Có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. C. Luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. Tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công. Câu 5: Tự nhận thức về bản thân là A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình. B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống. C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra. D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh. Câu 6. Tự nhận thức bản thân sẽ giúp chúng ta thực hiện được những việc làm nào dưới đây? A. Tìm cách khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của bản thân. B. Tự hào về bản thân và tìm cách phát huy những ưu điểm của bản thân. C. Nhận ra được đặc trưng nổi bật của bản thân so với mọi người D. Tìm cách che dấu những điểm hạn chế của bản thân Câu 7. Sự thật là A. những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. B. những điều trong cuộc sống và thường đem lại đau khổ cho nhiều người. C. những thứ đã diễn ra trong quá khứ và đem lại đau khổ cho con người. D. những gì đang diễn ra trong cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Câu 8: Câu tục ngữ: “Những người tính nết thật thà/Đi đâu cũng được người ta tin dùng” thể hiện ý nghĩa của việc chúng ta sống A. Giản dị, cần cù. B. Tiết kiệm, khiêm tốn. C. Tôn trọng sự thật D. Khiêm tốn, siêng năng. Câu 9 :Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập? A. Nói thật với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh.
  7. B. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp. C. Mai mê chơi game, không giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. D. Sống tách biệt, không tiếp xúc với mọi người xung quanh Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tự lập? A. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. B. Có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. C. Không chông trờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. Luôn động viên, an ủi những người yếu thế trong xã hội. Câu 11: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân A. Biết mọi điều. B. Tiến tới thành công. C. Tự tin hơn. D. Hiểu rõ bản thân. Câu 12: Cá nhân biết đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người A. Sống có mục đích B. Tự nhận thức bản thân. C. Sống có ý chí. D. Tự hoàn thiện bản thân. Câu 13: Hành động nào dưới đây thể hiện có tính tự lập? A. Bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài. B. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra. C. Khi mẹ giao mới làm việc nhà. D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao. Câu 14. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ A. số đông. B. số ít. C. tự do. D. sự thật. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập? A. Luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức. B. Sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó. C. Luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. Luôn phụ thuộc vào bố mẹ và người thân trong gia đình. II. Tự luận (5 điểm ) Câu 1 . (2,0 điểm) : Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào? Câu 2. (2,0 điểm): Theo em việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? Câu 3. (1,0 điểm) Tình huống. Bố của N mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em ăn học. N luôn ý thức tự giác phải tự làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. Khi mẹ ốm phải nằm viện, N lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. Năm nào N cũng đạt học sinh giỏi. -N đã thể hiện tính tự lập như thế nào? ---Hết ---
  8. ĐÁP ÁN MÔN GDCD 6 CUỐI KÌ NĂM HỌC :2024-2025 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:ĐỀ A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A B B C B B A D A C D B D C D án II, TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) :Việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống -Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn (0,5điểm) -Tránh nhầm lẫn, oan sai(0,5điểm) - Giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn(0,5điểm) -Làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. (0,5điểm) Câu 2 . (2,0 điểm) : Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện + Luôn tự tin. Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình. (0,5điểm) + Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống. (0,5điểm) + Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. (0,5điểm) + Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ,tự giác tham gia các công việc ở trường như: Trực nhật lớp, hoạt động tập thể(0,5điểm) Câu 3. (1,0 điểm) Tình huống. H đã thể hiện tính tự lập -H luôn ý thức phải tự làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. (0,5điểm) -Khi mẹ ốm nằm viện, H lo toan hết việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. (0,5điểm)
  9. ĐÁP ÁN MÔN GDCD 6 CUỐI KÌ NĂM HỌC :2024-2025 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:ĐỀ B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B A C B A A A C B D D B D D B án II. Tự luận (5 điểm ) Câu 1 . (2,0 điểm) : Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện + Luôn tự tin. Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình. (0,5điểm) + Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống. (0,5điểm) + Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. (0,5điểm) + Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ,tự giác tham gia các công việc ở trường như: Trực nhật lớp, hoạt động tập thể(0,5điểm) Câu 2. (2,0 điểm): Theo em việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống -Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn (0,5điểm) -Tránh nhầm lẫn, oan sai(0,5điểm) - Giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn(0,5điểm) -Làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. (0,5điểm) Câu 3. (1,0 điểm) Tình huống. H đã thể hiện tính tự lập -H luôn ý thức phải tự làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. (0,5điểm) -Khi mẹ ốm nằm viện, H lo toan hết việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. (0,5điểm) --------Hết----------- GV duyệt đề GVra đề Trần Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Quyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
90=>0