intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

  1. Trường TH&THCS Võ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 Thị Sáu MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 Họ và Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) tên:........................................................... Lớp: 7 Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ ký GT: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) ) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất (A hoặc B, C, D) trong các câu sau: Câu 1: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Yêu nước, đoàn kết. B. Dũng cảm, ích kỉ. C. Cần cù lao động, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường. Câu 2: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến A. những vấn đề thời sự của xã hội. B. mọi người và sự việc xung quanh. C. những người thân trong gia đình. D. một số người thân thiết của bản thân. Câu 3: Tự giác học tập là A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở. B. học trên lớp, về nhà không cần học. C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp. D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. B. Có mục tiêu học tập rõ ràng. C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra. D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua. Câu 5: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Giữ chữ tín. Câu 6: Câu ca dao sau đây thể hiện điều gì? "Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê." A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng người khác. C. Tự trọng. D. Trách nhiệm. Câu 7: Hành vi không giữ chữ tín là A. luôn đến hẹn đúng giờ. B. là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn. C. luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn. D. luôn giữ đúng lời hứa với mọi người. Câu 8: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì?
  2. A. Được mọi người tin tưởng. B. Bị lợi dụng. C. Bị xem thường. D. Không được tin tưởng. Câu 9: Những hành vi nào cần phải phê phán về việc không giữ chữ tín? a. H hứa nấu ăn bữa trưa giúp mẹ nhưng mải đọc truyện H quên mất. b. V hứa với mẹ sẽ ở nhà giữ em để mẹ đi làm nhưng V để em ở nhà một mình. c. L hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa. Nhưng L lại tiếp tục tái phạm. d. Hà hẹn đi học nhóm tại nhà Lan lúc 8 giờ. Nhưng Hà đi trước giờ hẹn 15 phút. A. a, b,c B. a, b, d C. b, c, d D. a, c, d Câu 10: Em chọn cách ứng xử nào sau đây để trở thành người biết giữ chữ tín? A. Khi nhận công việc, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. B. Không nên hứa hẹn với ai điều gì. C. Né tránh khi có người nhờ giúp đỡ. D. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội. Câu 11: Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 12: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là gì? A. Di sản. C. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 13: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì? A. Di sản. C. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 14: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 15: Di sản văn hóa vật thể Phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào? A. Phú Thọ B. Quảng Nam C. Quảng Bình D. Thừa Thiên Huế Câu 16: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở A. Luật Di sản văn hóa năm 2001. B. Luật An ninh mạng năm 2018. C. Luật Doanh nghiệp năm 2020. D. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
  3. Câu 17: Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam …………., đậm đà bản sắc dân tộc. Trong dấu “…” đó là A. phong phú B. tiên tiến C. đa dạng D. riêng biệt. Câu 18: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu em sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Lờ đi coi như không biết. C. Mang đi bán. D. Giấu không cho ai biết. Câu 19: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương. B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội. C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan. D. Tích cực học tiếng Anh để giới thiệu di sản văn hóa. Câu 20: Những việc làm nào dưới đây thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa? A. Sờ đầu rùa tại Văn Miếu Quốc Tử Giám để thi cử đỗ đạt. B. Sờ các bức tượng phật để cầu may mắn tại chùa Bái Đính. C. Tuyên truyền cho người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa. D. Vứt rác bừa bãi ở các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Bạn Hải mượn bạn Lan sách bài tập Toán và hứa sẽ trả vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên vì không thấy bạn Lan hỏi nên Hải nghĩ bạn quên nên giữ lại. a/ Em có đồng tình với việc làm của Hải không? Vì sao? b/ Nếu em là Lan em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào? Câu 2: (3 điểm) a/ Di sản văn hóa là gì? b/ Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội? c/ Là học sinh, để bảo vệ và giữ gìn những di sản văn hóa tại địa phương, em cần phải làm gì? …………….HẾT…………..
  4. TRƯỜNG TH&THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,25 điểm. Đá 1A 2B 3A 4D 5D 6A 7B 8A 9A 10 p A án 11D 12D 13 14B 15 16A 17 18A 19 20 C B B C C II. TỰ LUẬN (5 điểm)
  5. CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM a. - Không đồng tình với việc làm của bạn Hải. 0,5 - Vì đó là việc làm không giữ chữ tín. 0,5 Câu 1 b. Nếu em là Lan em sẽ giải thích việc làm của bạn 1,0 là việc làm không giữ chữ tín và việc làm đó sẽ mất (2 điểm) niềm tin của mọi người đối với mình và khuyên bạn nếu đã hứa thì phải biết giữ lời hứa. a/ Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh 1,0 thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. b/ Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội: + Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, thể hiện 0,5 truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân Câu 2 tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Bảo vệ di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn 0,5 (3 điểm) hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới. b/ Học sinh có thể đưa ra các việc làm khác nhau. Mỗi việc làm đúng giáo viên ghi 0,25đ. - Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa. 0,25 - Không đập phá các di sản văn hóa. 0,25 - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng tham gia 0,25 giữ gìn các di sản văn hóa. 0,25 - Tố giác những hành vi phá hoại di sản văn hóa… * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2