Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
lượt xem 4
download
Với “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I -NĂM HỌC 2022-2023 Môn: GDCD - Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Về kiến thức: Kiểm tra nội dung kiến thức của học sinh đã học trong chương trình GDCD 8 học kỳ I. 2.Về kỹ năng: HS vận dụng được kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 3.Về thái độ: Làm tốt bài kiểm tra trong thời gian quy định. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống. - Năng lực xác định các giá trị sống đúng đắn và vận dụng vào thực tiễn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm 50% và tự luận 50% - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. BẢNG ĐẶC TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Nội dung chuẩn kiến thức kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao năng Biết phân biệt Bài 3: Tôn trọng hành vi tôn trọng người khác người khác Bài 9: Góp phần Nắm được khái Lựa chọn đúng biểu xây dựng nếp sống niệm cộng đồng hiện, tục ngữ về xây văn hóa ở cộng xây dựng nếp dựng nếp sống văn đồng dân cư sống văn hóa hóa Nêu được khái Lựa chọn đúng biểu Bài 10: Tự lập niệm, ý nghĩa tính hiện, tục ngữ về tính tự lập tự lập Nêu được khái Hiểu các biểu hiện, Áp dụng vào thực Bài 11: Lao động tự niệm, ý nghĩa của ca dao, tục ngữ nói tế cuộc sống trong giác và sáng tạo lao động tự giác về lao động tự giác học tập, lao động và sáng tạo và sáng tạo và trong sinh hoạt Hiểu được biểu Nêu được biểu hiện Xử lí tình huống Đưa ra cách giải Bài 12. Quyền và hiện của con, của con, cháu đối trong khi thực hiện quyết phù hợp nghĩa vụ của công cháu đối với ông với ông bà, cha mẹ. quyền và nghĩa vụ với quyền và dân trong gia đình bà, cha mẹ. của con trong gia nghĩa vụ của con đình. trong gia đình.
- IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng Chủ đề Bài 3: Tôn trọng 1 TN, 0.33đ 1 TN, 0.33đ người khác Bài 9: Góp phần xây dựng nếp 2TN, 0.66đ 1 TN, 0.33đ 3 TN, 1 đ sống văn hóa ở cộng đồng dân cư Bài 10: 2TN 4 TN, 1.33đ 2 TN Tự lập 1 TL 1 TL, 1đ Bài 11: Lao động 1 TN 1 TN 4 TN, 1.33đ 2 TN tự giác và sáng tạo 0.5 TL 0.5 TL 1 TL, 2 đ Bài 12: Quyền và 2 TN 1 TN TN 3 TN, 1đ nghĩa vụ của công 1 TL 1 TL 0.5 TL 0.5 TL 1 TL, 2 đ dân trong gia đình Số câu 9TN;1.5TL 3 TN;1.5TL 3 TN; 0.5TL 0.5 TL 15TN;3TL TN: 3 đ TN: 1 đ TN: 1 đ Số điểm TL: 1 đ 10 đ TL: 1 đ TL: 2 đ TL: 1 đ Tỉ lệ% 40% 30% 20% 10% 100%
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 8 ; Thời gian: 45 phút Mã đề A: I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây ghi vào phần trả lời. Câu 1: Cộng đồng nào sau đây là cộng đồng dân cư ? A. Tổ dân phố. B. ASEAN. C. Dòng họ. D. Cộng đồng mạng. Câu 2: Những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác để cùng thực hiện lợi ích chung được gọi là A. tập thể. B. cộng đồng xã hội. C. cộng đồng dân cư. D. nếp sống văn hóa. Câu 3: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thể hiện cách ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? A. Đèn nhà ai nấy rạng. B. Lá lành đùm lá rách. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Thương người như thể thương thân. Câu 4: Hành vi nào sau đây đối lập (trái ngược) với tính tự lập ? A. Tự tin. B. Ích kỉ. C. Tự chủ. D. Ỷ lại. Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính tự lập ? A. Há miệng chờ sung rụng. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Ăn quả nào rào quả nấy. D. Qua cầu rút ván. Câu 6: Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu nào sau đây ? 1. Luôn tự giác trong học tập, trong công việc hằng ngày. 2. Chủ động vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch giải quyết công việc. 3. Luôn tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi hoạt động. 4. Luôn cần đến sự trợ giúp của những người xung quanh. 5. Tích cực quan sát, học hỏi từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. 6. Luôn kiểm tra để điều chỉnh các kế hoạch của bản thân cho phù hợp. 7. Luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. 8. Hạn chế dựa vào sự hỗ trợ của người khác khi chưa thực sự cần thiết. A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8. B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8. C. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8. D. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Câu 7: Người sống tự lập thường đạt được những điều nào sau đây ? 1. Luôn thành công trong cuộc sống. 2. Dành được sự tôn trọng, yêu quý của những người xung quanh. 3. Nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ. 4. Luôn tự tin trong cuộc sống. 5. Luôn kiểm soát và làm chủ được cuộc sống của bản thân. 6. Không phải chia sẻ thành quả với người khác. 7. Dành được sự tin tưởng của những người xung quanh. 8. Luôn tự giác và sang tạo trong công việc. A. 1, 2, 4, 6, 7, 8. B. 1, 2, 3, 5, 7, 8. C. 1, 3, 4, 5, 7, 8. D. 1, 2, 4, 5, 7, 8. Câu 8: Lao động tự giác là biểu hiện nào sau đây ? A. Nỗ lực, phấn đấu trong công việc. B. Trong lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến. C. Làm việc không đợi ai nhắc nhở. D. Làm việc có ý thức, trách nhiệm. Câu 9: Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta …. A. rút ngắn thời gian làm việc. B. cạnh tranh không thua kém người khác. C. nâng cao được tay nghề. D. nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và xã hội.
- Câu 10: Lao động tự giác và sáng tạo được hình thành từ những phẩm chất nào sau đây? A. Do trí tuệ sự thông minh mà có. B. Do phẩm chất đạo đức của con người. C. Do tính siêng năng, chăm chỉ làm việc. D. Do có sẵn con người được sinh ra. Câu 11: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính sáng tạo? A. Sáng tạo là phẩm chất cần có của con người. B. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo. C. Chỉ có nhà khoa học mới có khả năng sáng tạo. D. Sáng tạo là phẩm chất của thiên tài. Câu 12: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì? A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. B. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Câu 13: Cha mẹ có ... nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con. A. quyền và nghĩa vụ. B. nghĩa vụ. C. quyền và trách nhiệm. D. trách nhiệm. Câu 14: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì? A. Anh, em phải có nghĩa vụ với nhau. B. Anh, em phải trung thực với nhau. C. Anh, em phải lo cho nhau. D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Câu 15: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người là phẩm chất đạo đức nào sau đây ? A. Giữ chữ tín . B. Tôn trọng người khác. C. Liêm khiết. D. Tôn trọng lẽ phải. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Em hãy nêu bốn biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày? Câu 2: (2 đ) Vì sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ? Câu 3: (2 đ) Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, trốn học chơi game, không học bài, không làm bài tập dẫn đến học yếu... a/ Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao ? b/ Nếu em là Sơn, em cần phải làm gì?
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 8 ; Thời gian: 45 phút Mã đề B I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây ghi vào phần trả lời. Câu 1: Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu nào sau đây ? 1. Luôn tự giác trong học tập, trong công việc hằng ngày. 2. Chủ động vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch giải quyết công việc. 3. Luôn tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi hoạt động. 4. Luôn cần đến sự trợ giúp của những người xung quanh. 5. Tích cực quan sát, học hỏi từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. 6. Luôn kiểm tra để điều chỉnh các kế hoạch của bản thân cho phù hợp. 7. Luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. 8. Hạn chế dựa vào sự hỗ trợ của người khác khi chưa thực sự cần thiết. A. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8. C. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8. D. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8. Câu 2: Lao động tự giác là biểu hiện nào sau đây ? A. Làm việc không đợi ai nhắc nhở. B. Trong lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến. C. Nỗ lực, phấn đấu trong công việc. D. Làm việc có ý thức, trách nhiệm. Câu 3: Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta …. A. rút ngắn thời gian làm việc. B. cạnh tranh không thua kém người khác. C. nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và xã hội. D. nâng cao được tay nghề. Câu 4: Lao động tự giác và sáng tạo được hình thành từ những phẩm chất nào sau đây? A. Do trí tuệ sự thông minh mà có. B. Do tính siêng năng, chăm chỉ làm việc. C. Do phẩm chất đạo đức của con người. D. Do có sẵn con người được sinh ra. Câu 5: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính sáng tạo? A. Chỉ có nhà khoa học mới có khả năng sáng tạo. B. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo. C. Sáng tạo là phẩm chất cần có của con người. D. Sáng tạo là phẩm chất của thiên tài. Câu 6: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì? A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. C. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em. D. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Câu 7: Cha mẹ có ... nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con. A. quyền và trách nhiệm. B. nghĩa vụ. C. trách nhiệm. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 8: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì? A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. B. Anh, em phải trung thực với nhau. C. Anh, em phải lo cho nhau. D. Anh, em phải có nghĩa vụ với nhau. Câu 9: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người là phẩm chất đạo đức nào sau đây ? A. Giữ chữ tín . B. Tôn trọng lẽ phải. C. Liêm khiết. D. Tôn trọng người khác. Câu 10: Người sống tự lập thường đạt được những điều nào sau đây ? 1. Luôn thành công trong cuộc sống. 2. Dành được sự tôn trọng, yêu quý của những người xung quanh. 3. Nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ.
- 4. Luôn tự tin trong cuộc sống. 5. Luôn kiểm soát và làm chủ được cuộc sống của bản thân. 6. Không phải chia sẻ thành quả với người khác. 7. Dành được sự tin tưởng của những người xung quanh. 8. Luôn tự giác và sáng tạo trong công việc. A. 1, 2, 4, 5, 7, 8. B. 1, 2, 3, 5, 7, 8. C. 1, 3, 4, 5, 7, 8. D. 1, 2, 4, 6, 7, 8. Câu 11: Cộng đồng nào sau đây là cộng đồng dân cư ? A. ASEAN. B. Tổ dân phố. C. Dòng họ. D. Cộng đồng mạng. Câu 12: Những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác để cùng thực hiện lợi ích chung được gọi là A. tập thể. B. cộng đồng xã hội. C. nếp sống văn hóa. D. cộng đồng dân cư. Câu 13: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thể hiện cách ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? A. Đèn nhà ai nấy rạng. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Lá lành đùm lá rách. D. Thương người như thể thương thân. Câu 14: Hành vi nào sau đây đối lập (trái ngược) với tính tự lập ? A. Ỷ lại. B. Ích kỉ. C. Tự chủ. D. Tự tin. Câu 15: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính tự lập ? A. Há miệng chờ sung rụng. B. Ăn quả nào rào quả nấy. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. D. Qua cầu rút ván. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Em hãy nêu bốn biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày? Câu 2: (2 đ) Vì sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ? Câu 3: (2 đ) Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, trốn học chơi game, không học bài, không làm bài tập dẫn đến học yếu... a/ Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao ? b/ Nếu em là Sơn, em cần phải làm gì?
- VI. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Mã đề A: A. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời A C B D B A D C D C A C A D B B. Tự luận: (5 đ) Câu Nội dung trả lời Điểm HS nêu đúng 1 biểu hiện cho 0.25 đ như sau: - Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe 1 đ đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ. - Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu. - Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho. Câu 1 - Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở. - Tự giặt quần áo. - Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn. - Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm. - Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v.. - Lao động tự giác và sáng tạo thì sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục ; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được 1 đ hoàn thiện, phát triển không ; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao. - Em không đồng ý với quan điểm đó. Vì sự sáng tạo trong học tập, Câu 2 trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện. Trong 1đ học tập, lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới. Tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng. Theo em, cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi trong việc này. Bởi vì - Bố mẹ Sơn có lỗi khi không quản lí, chăm sóc con cái cẩn thận, để 0,5 đ con ăn chơi, sa sút trong học tập. - Sơn có lỗi là vì Sơn không làm chủ được bản thân mình, không làm Câu 3 đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình, ăn chơi, biếng học… 0,5 đ - Nếu em là Sơn phải chăm ngoan học tốt, hiếu thảo và cố gắng học 1đ tập tốt đê ông bà, cha mẹ vui lòng. Mã đề 2: A. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời D A C B C B D A D A B D C A C B. Tự luận: (5 đ)
- Câu Nội dung trả lời Điểm HS nêu đúng 1 biểu hiện cho 0.25 đ như sau: - Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe 1 đ đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ. - Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu. - Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho. Câu 1 - Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở. - Tự giặt quần áo. - Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn. - Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm. - Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v.. - Lao động tự giác và sáng tạo thì sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục ; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được 1 đ hoàn thiện, phát triển không ; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao. - Em không đồng ý với quan điểm đó. Vì sự sáng tạo trong học tập, Câu 2 trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện. Trong 1đ học tập, lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới. Tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng. Theo em, cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi trong việc này. Bởi vì - Bố mẹ Sơn có lỗi khi không quản lí, chăm sóc con cái cẩn thận, để 0,5 đ con ăn chơi, sa sút trong học tập. - Sơn có lỗi là vì Sơn không làm chủ được bản thân mình, không làm Câu 3 đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình, ăn chơi, biếng học… 0,5 đ - Nếu em là Sơn phải chăm ngoan học tốt, hiếu thảo và cố gắng học 1đ tập tốt đê ông bà, cha mẹ vui lòng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn