intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. ĐỀ KIỂM TRA Họ và tên:.................................. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- Năm học 2022- 2023 Lớp: MÔN GDCD – Khối 8 ĐỀ A A.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng ghi vào phần bài làm: Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được. B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí. D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. Câu 2: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ? A. Tôn trọng lẽ phải. B. Tiết kiệm. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn. Câu 3: Câu nói “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”(ĐềCác) thể hiện đức tính nào ? A. Giữ chữ tín. B. Tôn trọng lẽ phải. C. Liêm khiết. D. Tôn trọng người khác. Câu 4: Câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” nói đến đức tính gì ? A. Khiêm tốn. B. Trung thực. C. Liêm khiết. D. Cần cù. Câu 5: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản, được mọi người quý trọng, tin cậy. B. Giúp con người thành công trong cuộc sống. C. Giúp con người có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn. D. Giúp con người luôn bình tĩnh, tự tin trong cuộc sống. Câu 6: Nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát hò rất ồn ào dù đã là 12h đêm. Em sẽ làm gì trong tình huống này? A. Mặc kệ vì không liên quan đến bản thân. B. Sang chửi nhà hàng xóm. C. Ở nhà mình bật nhạc to hơn. D. Khuyên họ nên tắt nhạc vì ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Câu 7: Nhiều lần Bình vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, Bình đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Bình cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của Bình thể hiện điều gì? A. Bình là người không giữ chữ tín. B. Bình là người giữ chữ tín. C. Bình là người không tôn trọng người khác. D. Bình là người tôn trọng người khác. Câu 8: Người không giữ chữ tín luôn có thái độ và hành vi nào sau đây: A. Bỏ qua những điều đã cam kết nếu thấy không có lợi cho bản thân. B. Suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra một lời hứa. C. Luôn chịu trách nhiệm trước mỗi lời nói và việc làm của mình. D. Luôn đúng hẹn với người khác. Câu 9: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì? A. Không chơi với bất kì ai. B. Chỉ nên chơi với người xấu. C. Chỉ nên chơi với những người quen biết. D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.
  2. Câu 10: Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì? A. Lao động sáng tạo. B. Trung thực. C. Lao động tự giác. D. Tiết kiệm. Câu 11: Hành vi thể hiện lao động sáng tạo là: A. Trong học tập, An thường làm theo những điều thầy cô đã nói. B. Trong giờ học môn GDCD, Lân thường đem bài tập toán ra làm. C. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách làm bài khác nhau trong học tập. D. Đang là sinh viên, song anh Nam thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm. Câu 12: Bác Hồ được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào năm nào? A. 1990 B. 1991 C. 1992 D. 1993 Câu13: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì? A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình. B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế. C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc. D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hóa ở công đồng dân cư A. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm. B. Sinh đẻ không có kế hoạch. C. Thường xuyên làm sạch vệ sinh nơi cư trú. D. Tụ tập rượu chè, hút chích ma túy. Câu 15: Em sẽ làm gì nếu có người bạn thân hay gây gỗ đánh nhau với các bạn trong lớp, thường xuyên bỏ học chơi game . A. Nói với cô giáo để bạn bị phạt. B. Ủng hộ việc làm của bạn. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm pháp luật và kỉ luật. B. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1 (2đ) Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Học sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở nơi mà em cư trú? Câu 2: (2đ) Pháp luật là gì? Nêu rõ 3 đặc điểm của pháp luật? Câu 3: (1đ) Tình huống. Để chuẩn bị cho tiết học Âm nhạc vào tuần tới. Cô giáo giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về nhà tìm hiểu các loại nhạc cụ khác nhau.Trong khi các bạn của nhóm mình đều tích cực làm việc thì Huy lại không tham gia. Huy cho rắng: các loại nhạc cụ dân tộc đã lỗi thời lạc hậu và cần phải xóa bỏ. Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn Huy? BÀI LÀM A/ TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐÁP . ÁN
  3. ĐỀ KIỂM TRA Họ và ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NH 2022 - 2023 tên:.................................. MÔN GDCD – Khối 8 Lớp: ĐỀ B A.TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Chọn câu trả lời đúng ghi vào phần bài làm: Câu 1: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tôn trọng lẽ phải? A. Chỉ những người có chức quyền mới cần làm những việc tôn trọng lẽ phải. B. Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. C. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện tôn trọng người khác. D. Sống tôn trọng lẽ phải chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình. Câu 2: Người tôn trọng lẽ phải là người: A. Chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân. B. Ích kỷ, hẹp hòi. C. Chấp nhận làm những điều sai trái để đem lại lợi ích. D. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. Câu 3: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào? A. Không tôn trọng lẽ phải. B. Không trung thực. C. Không chín chắn. D. Không có ý thức. Câu 4: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến đức tính gì ? A. Khiêm tốn. B. Trung thực. C. Cần cù. D. Liêm khiết. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của liêm khiết? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. D. Giúp con ngưỡi sẽ luôn thành công trong công việc. Câu 6: Trong lớp em có một bạn nhà nghèo, thường xuyên phải mặc quần áo rách đi học.Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Trêu chọc bạn vì mặc đồ rách. B. Coi thường vì bạn nghèo. C. Không thèm chơi với bạn. D. Kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp quần áo cho bạn. Câu 7: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu một nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này, em nên làm như thế nào? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Đe doạ A bắt A phải đưa hết số tiền cho mình. C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. D. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. Câu 8: Biểu hiện của không giữ chữ tín là? A. Hứa suông. B. Không buôn bán hàng giả để thu lợi nhuận cao. C. Thực hiện bằng được lời hứa dù khó khăn đến đâu. D. Nói đi đôi với làm.
  4. Câu 9: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình bạn đầy toan tính. C. Tình bạn để vụ lợi. D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ. Câu 10 : Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo; chúng ta cần tránh biểu hiện nào sau đây: A. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. B. Luôn luôn tìm tòi đổi mới phương pháp học tập. C. Vận dụng kiến thức một cách máy móc, cứng nhắc. D. Mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến của cá nhân. Câu 11: Câu nào trong những câu sau đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh? A. Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. B. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo. C. Chỉ học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. D. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. Câu 12: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì? A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình. B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế. C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc. D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực. Câu13: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Học, đọc và viết thành thạo cả tiếng Việt và tiếng Anh. B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới. C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. D. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư? A. Đi xem bói. B. Sinh đẻ không có kế hoạch. C. Vận động bà con sửa sang đường làng. D. Tụ tập chơi bời, la cà quán xá. Câu 15: Diễm là bạn thân của em, trong giờ kiểm tra thường xuyên. Em không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách, tập ra chép. Nếu là Diễm em sẽ làm gì ? A. Khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. B. Nhờ bạn Diễm cho xem tài liệu cùng. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt. B. TỰ LUẬN: (5đ ) Câu 1 (2đ) Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Học sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở nơi mà em cư trú? Câu 2: (2đ) Pháp luật là gì? Nêu rõ 3 đặc điểm của pháp luật? Câu 3: (1đ) Tình huống: Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau, Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kỹ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng để ta học
  5. tập”. Trái lại Hòa bảo: “Ngay cả những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao?
  6. . ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ A A .TRẮC NGHIỆM:( 5điểm ) Chọn câu trả lời đúng ghi vào phần bài làm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.A C A B C A D A A D C C A A C D B. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1/ Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là : ( 1đ ) * Làm cho đời sống văn hóa , tinh thần ngày càng lành mạnh , phong 0,25đ phú như : - Giữ gìn trật tự an ninh - Vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp 0,25đ - Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng - Bài trừ phong tục tập quán , mê tín dị đoan 0,25đ - Tích cực phòng chống các tệ nạn XH 0,25đ Câu 1 * Hs cần phải xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: ( 2đ) (1đ ) - Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các 0,5đ quy định về nếp sống văn hóa ở cồng đồng - Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng 0.5đ đồng dân cư TĐ:2,0 Câu 2 2 * Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà (2đ) nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 0.5đ * Đặc điểm của pháp luật: +Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo
  7. hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy 0,5đ tắc sử xự chung mang tính phổ biến. +Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính 0,5đ xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. +Tính bắt buộc (Tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước bạn hành, 0.5đ mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định TĐ:2.0 3/ Tình huống: - Em không đồng ý với ý kiến bạn Huy. Đó là suy nghĩ thể hiện sự mặc 0.25đ cảm, không có lòng tự hào dân tộc. - Nhạc cụ dân tộc là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Việt 0.75 đ Nam. Những giá trị mà nhạc cụ dân tộc đã trở thành tài sản vô giá, Câu 3 không phải chỉ của đất nước mà còn là của toàn nhân loại. Vì vậy (1đ) chúng ta cần tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó, thể hiện lòng tự hào chính đáng của dân tộc TĐ: 1,0 5,0 TỔNG ĐIỂM ĐIỂM ĐỀ B A .TRẮC NGHIỆM:( 5điểm ) Chọn câu trả lời đúng ghi vào phần bài làm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.A B D A D D D C A A C D A B C A B. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
  8. 1/ Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là : ( 1đ ) * Làm cho đời sống văn hóa , tinh thần ngày càng lành mạnh , phong phú như : 0,25đ - Giữ gìn trật tự an ninh - Vệ sinh nơi ở , - Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp 0,25đ - Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng - Bài trừ phong tục tập quán , mê tín dị đoan 0,25đ Câu 1 - Tích cực phòng chống các tệ nạn XH 0,25đ ( 2đ) * Hs cần phải xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: (1đ ) 0,5đ - Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa ở cồng đồng 0.5đ - Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư TĐ:2,0 2 * Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 0.5đ * Đặc điểm của pháp luật: +Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo Câu 2 hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy 0,5đ (2đ) tắc sử xự chung mang tính phổ biến. +Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính 0,5đ xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. +Tính bắt buộc (Tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước bạn hành, 0.5đ mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. TĐ:2.0 3/ Tình huống: Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa Câu 3 *Vì những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã 1đ (1đ) có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập.
  9. Ví dụ như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong quá trình giao lưu hội nhập hiện nay. TĐ: 1,0 5,0 TỔNG ĐIỂM ĐIỂM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2