intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GDĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 05 trang) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi dưới đây (mỗi đáp án đúng được 0,25đ) Câu 1: Em không tán thành với việc làm nào sau đây? A. Anh cảnh sát giao thông dắt bà cụ sang đường. B. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan, ai mang quà đến biếu giám đốc đều không nhận. C. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên đã mang trả lại khách. D. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây gỗ để bán. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây là không xây dựng nếp sống văn hoá? A. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo. B. Bỏ trồng cây thuốc phiện. C. Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường. D. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường. Câu 3: Trên đường đi học về bạn Hồng gặp hai người nước ngoài đang đứng ở ngã ba như có ý định muốn hỏi đường. Bạn Hồng nên chọn cách ứng xử nào sau đây thể hiện mình là người biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Không thèm trả lời, mặc kệ họ. B. Nói tiếng Việt với những câu chế giễu. C. Đến chào hỏi và tận tình chỉ đường. D. Chê bai mái tóc vàng của 2 người. Câu 4: Suy nghĩ, hành vi nào sau đây là giữ chữ tín? A. Mượn sách của bạn đọc nhưng không may bị mất nên cứ lờ đi không trả. B. Hứa với bố mẹ là chăm chỉ học hành nhưng chỉ hứa để đấy mà không làm. C. Không làm được thì đừng hứa, còn đã hứa là phải làm cho bằng được. D. Lời hứa chỉ là lời nói qua miệng, không nhất thiết phải làm. Câu 5: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần bất tin” có nội dung nói về phẩm chất đạo đức gì? A. Giữ chữ tín. B. Tôn trọng lẽ phải. C. Liêm khiết. D. Pháp luật và kỷ luật. Câu 6: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
  2. D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. Câu 7: Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Pháp luật phải phù hợp với kỉ luật, không được trái với kỉ luật. B. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, pháp luật không được trái kỉ luật. C. Pháp luật phải tuân theo kỉ luật, kỉ luật không được trái pháp luật. D. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật. Câu 8: Hàng năm vào các dịp gần tết, tại thôn Đông Xá thường vận động bà con quét dọn đường làng, ngõ xóm, treo cờ. Việc làm đó thể hiện thôn Đông Xá A. xây dựng nếp sống văn hóa. B. xây dựng gia đình văn hóa. C. làm cho có hình thức. D. xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết. Câu 9: Người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là người A. không tự lập. B. biết dựa vào người khác. C. lười lao động. D. lợi dụng người khác. Câu 10: Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện điều gì? A. Chăm chỉ học tập. B. Luôn dùng hàng ngoại vì coi hàng Việt Nam không tốt. C. Tích cực, tự giác lao động. D. Tự hào với những truyền thống sẵn có của dân tộc mình. Câu 11: Bạn Phương lớp 8A chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, ăn xong mẹ rửa bát, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Bạn Phương là người ỷ lại. B. Bạn Phương là người ích kỷ. C. Bạn Phương là người tự lập. D. Bạn Phương là người có ý thức tốt. Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lao động sáng tạo? A. Suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động. B. Phát hiện cái mới, hiện đại quy trình trong lao động. C. Làm theo những cái đã cũ, lỗi thời, lạc hậu. D. Tiết kiệm để đạt năng suất, chất lượng cao. Câu 13: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng anh biết chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, bơi lội... Câu chuyện của Nick nói về đức tính gì? A. Tự lập. B. Tự chủ. C. Tự tin. D. Dũng cảm. Câu 14: Phát hiện có hai người lạ mặt lẻn vào nhà bác Ba bế bé Bông đi, em sẽ làm gì? A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Theo dõi hai người đó xem họ định làm gì. D. Hét thật to cho hai người đó bỏ chạy. Câu 15: Hành động nào sau đây là biểu hiện của việc không tự lập?
  3. A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình. B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ. C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học. D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 16: Hành vi nào thể hiện sự lao động sáng tạo? A. Trong học tập, An thường làm theo những điều thầy cô đã nói. B. Trong giờ học các môn khác, Lân thường đem bài tập toán ra làm. C. Hoa luôn suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải bài toán. D. Đang là sinh viên, song anh Nam thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm. Câu 17: Những quy tắc xử sự chung, có tính chất bắt buộc do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là A. hiến pháp. B. kỉ luật. C. quy chế. D. pháp luật. Câu 18: Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, đó được gọi là gì? A. Sáng tạo. B. Lao động tự giác. C. Lao động sáng tạo. D. Lao động. Câu 19: Câu tục ngữ: "Có làm thì mới có ăn / Không dưng ai dễ mang phần đến cho" khuyên chúng ta điều gì? A. Lao động sáng tạo. B. Trung thực. C. Lao động tự giác. D. Tiết kiệm. Câu 20: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài được gọi là gì? A. Lao động. B. Lao động tự giác. C. Tự lập. D. Lao động sáng tạo. PHẦN II: TỰ LUÂN ( 5 ĐIỂM): Câu 1 ( 2 điểm): Em hãy kể 4 biểu hiện thể hiện tính tự lập của tính tự lập trong học tập, trong công việc hay trong sinh hoạt hàng ngày. Câu 2 ( 3 điểm):Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình: a. Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật? b. Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống? c. Chơi thân với một nhóm bạn khác mà không có em trong đó? ___________________ HẾT ___________________ PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM
  4. TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Hướng dẫn chấm gồm 01 trang PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C C C A D D A A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C A A A C D C C B PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1: ( 2 điểm) HS kể 4 việc làm cụ thể thể hiện sự tôn tính tự lập: mỗi biểu hiện đúng được 0,5 điểm Câu 2: Học sinh nêu được cách xử sự đúng mực trong từng tình huống ( mỗi tình huống được 1 điểm) Khi thấy bạn mình: d. Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật: - Chỉ rõ cho bạn nhận ra khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật. - Phân tích rõ tác hại của việc mắc khuyết điểm hay vi phạm pháp luật. - Khuyên bạn nên chấm dứt, nếu bạn không nghe báo với thầy cô hoặc cha mẹ bạn. e. Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống. - Quan tâm, tìm hiểu xem bạn có chuyện buồn gì - An ủi, gần gũi để giúp bạn vượt qua. f. Chơi thân với một nhóm bạn khác mà không có em trong đó. - Bản thân em cần hiểu mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn bạn để chơi. - Em vẫn cư xử với bạn bình thường, không giận dỗi bạn.
  5. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút Vận Nhận Thông Vận Mức dụng Tổng biết hiểu dụng độ cao Tên TL TL TL TL bài TN TN TN TN Xây dựng Nêu và nhận nếp sống văn biết được khái hóa ở cộng niệm, biểu đồng dân cư hiện hành vi Số câu 2 câu Số điểm 0,5 0,5 d Tỉ lệ % điểm 5% Tôn trọng và - Hiểu được ý học hỏi các nghĩa dân tộc khác Số câu 2 câu Số điểm 0,5 0,5đ Tỉ lệ % điểm 5% Xây dựng tình Nêu cách giải bạn trong quyết tình sáng, lành huống mạnh Số câu 0,5 0,5 Số điểm câu câu 3đ Tỉ lệ % 1,5 1,5 điểm điểm Tự lập - Nhận biết biểu Hiểu về hành Tình huống thể - Vận dụng để hiện. vi hiện hành vi đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể. Số câu 3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 7 câu Số điểm 0,75 0,75 2 0,25 TN, 1 TL Tỉ lệ % điểm điểm điểm điểm 3,75 điểm 7,5% 7,5% 20% 2,5% 37,5% Pháp luật và Nhận biết biểu - Hiểu được ý - Giải quyết tình kỉ luật hiện, khái nghĩa và lựa huống, đưa ra niệm, chọn câu thành cách ứng xử phù ngữ phù hợp. hợp.
  6. Số câu 2 câu 2 câu 1 câu 5 câu Số điểm 0,5 0,5 0,25 1,25điểm Tỉ lệ % điểm điểm điểm 12,5% 5% 5% 2,5% Giữ chữ tín Nêu và nhận - Hiểu được ý biết được khái nghĩa, việc niệm, biểu làm hiện Số câu 2 câu 2 câu 4 câu Số điểm 0,5 0,25 1 điểm Tỉ lệ % điểm điểm 10% 5% 2,5% T.Số câu 9 câu 9 câu 1 câu 2 câu 0,5 0,5 20 câu T.Số điểm 2,25 2,25 2 0,5 câu câu TN, 2 câu T.Tỉ lệ % điểm điểm điểm điểm 1,5 1,5 TL 22,5 % 22,5 % 20% 5% điểm điểm 10 điểm 15% 15% 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1