Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 TIẾT 16 (KHDH) Thời gian làm bài : 45 phút (Đề có 40 câu TN) Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? A. Là những giá trị vật chất được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài. B. Là những giá trị tinh thần được lưu truyền ở một vùng miền nhất định. C. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc. D. Là lịch sử lâu dài của dân tộc được chọn lựa phổ biến ở một số vùng miền. Câu 2: Xu thế chung của thế giới hiện nay về bảo vệ hòa bình là gì? Vì sao? A. Chiến tranh lạnh vì có nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng không tìm được tiếng nói chung. B. Hòa bình ổn định và hợp tác kinh tế vì đó là khát vọng chân chính của nhân loại. C. Đối đầu xung đột vì có nhiều quốc gia cậy ỷ quyền lực muốn bá chủ toàn cầu. D. Chống khủng bố vì xuất hiện nhiều thế lực bành trướng muốn thôn tính nước nhỏ. Câu 3: Chí công vô tư không có ý nghĩa nào sau đây? A. Đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình. B. Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng. C. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. D. Làm cho đất nước thêm giàu mạnh. Câu 4: Câu nói “Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” thể hiện phẩm chất gì? Vì sao? A. Dân chủ, vì đảm bảo công bằng, hài hoà lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân. B. Chí công vô tư, vì đảm bảo công bằng, hài hoà lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân. C. Yêu hòa bình, vì đảm bảo công bằng, hài hoà lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân. D. Tự chủ, vì đảm bảo công bằng, hài hoà lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân. Câu 5: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại? A. Tăng cường chế tạo vũ khí để sẵn sàng chiến đấu khi chiến tranh xảy ra. B. Xâm lấn lãnh thổ của các quốc gia nhỏ, yếu để giúp các nước đó phát triển . C. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, giúp nhau cùng phát triển. D. Tuyên truyền đóng cửa giao lưu với các nước có biểu hiện chạy đua vũ trang. Câu 6: Hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Là cán bộ lãnh đạo, ông K chỉ đề bạt những ai luôn ủng hộ ông trong mọi việc. B. Là học sinh giỏi của lớp, nhưng B không quan tâm đến công việc của lớp vì sợ mất thời gian. C. Là lớp trưởng, M luôn phê bình những bạn vi phạm nội quy, dù đó là bạn thân. D. L thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình vì sợ mất lòng.
- Câu 7: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, cần phải A. không tốn nhiều thời gian, khối lượng sản phẩm phải không ngừng tăng lên. B. có nhiều thời gian và lực lượng nhân công hùng hậu. C. cần tăng nhanh số lượng sản phẩm, có thể bỏ qua một số sai sót không đáng kể. D. tốn ít thời gian mà chất lượng, hiệu quả công việc đảm bảo ở mức cao. Câu 8: Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương giúp A. xây dựng làng nghề truyền thống. B. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. C. ngăn chặn người ở nông thôn ra thành thị. D. đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào cuộc sống. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao? A. Chỉ cần làm cho xong công việc vì như thế là đã đảm bảo hoàn thành khối lượng nhiệm vụ được giao. B. Tăng sản lượng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng vì năng suất phải đi đôi với chất lượng. C. Quan tâm đến số lượng nhất thời vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp. D. Chỉ cần đạt chất lượng của sản phẩm, thiếu hụt số lượng một ít không sao vì uy tín về chất lượng mới là quan trọng. Câu 10: Em đồng ý với nhận định nào sau đây? Vì sao? A. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình vì đó là người sẽ mang lại lợi ích cho mình. B. Chiều theo ý muốn của người khác vì làm như thế mới có thể tránh được mâu thuẫn trong quá trình trao đổi, hợp tác. C. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết vì như thế mới có thể bảo vệ hoà bình. D. Sống khép mình vì trong xã hội phức tạp như hiện nay có như thế mới tránh được xung đột, bảo vệ hoà bình. Câu 11: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng Anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện điều gì? Vì sao? A. Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả vì bạn P biết áp dụng phương pháp học tập hợp lý, khoa học, linh hoạt. B. Làm việc có năng suất nhưng chưa chắc đã hiệu quả vì các công việc bạn P áp dụng được nhiều nhưng phức tạp và khó. C. Làm việc có chất lượng hiệu quả nhưng không năng suất vì như thế có quá nhiều việc, rất tốn thời gian. D. Làm việc thiếu năng suất, chất lượng, hiệu quả vì áp dụng nhiều phương pháp như vậy sẽ mất thời gian khiến hiệu quả không cao.
- Câu 12: Ý kiến nào sau đây đúng với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao? A. Chê bai người khác ăn mặc quê mùa vì xã hội hiện đại cần phải sành điệu. B. Giới thiệu với mọi người về truyền thống quê hương vì muốn quảng bá văn hoá dân tộc. C. Sống chỉ biết mình không quan tâm đến người khác vì như vậy sẽ không phiền hà và đỡ mất thời gian. D. Đề cao những người lao động trí óc, sáng tạo vì đấy mới là những người lao động thông minh làm rạng danh cho dân tộc. Câu 13: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiểu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? Tại sao? A. Mở sách giải ra chép cùng H vì như thế mới nhanh và có thời gian làm thêm nhiều bài nữa. B. Không dám làm theo H, chờ cô giáo chữa rồi chép nhanh là được vì vẫn đảm bảo đủ bài mà không vi phạm nội quy. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H vì như thế vẫn đảm bảo đủ bài mà lại không mang tiếng nhìn sách giải. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự suy nghĩ làm bài vì có thể như thế sẽ mất thêm thời gian nhưng đảm bảo thực chất và có chất lượng. Câu 14: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc? Tại sao? A. Vứt đồ đạc bừa bãi vì như thế mới tinh thần thoải mải và dễ nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong khi làm việc. B. Học tập kết hợp hoạt động thể dục thể thao hợp lý vì như thế tâm lý thoải mái, sẽ kích thích óc sáng tạo của con người. C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác vì chỉ những người có óc sáng tạo, năng động mới làm được như vậy. D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo vì như thế mới có bài bản và đảm bảo khoa học, kích thích sáng tạo. Câu 15: Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc, lưu truyền từ đời này sang đời khác. B. Là những giá trị vô cùng quý giá được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. C. Là những giá trị bình thường vì hiện nay những điều đó không còn phù hợp trong một xã hội hiện đại, hội nhập. D. Là giá trị tốt đẹp đáng tự hào, mỗi người cần phải kế thừa và phát huy dù ở xã hội nào.
- Câu 16: Ý kiến nào sau đây đúng với tính tự chủ? A. Người tự chủ không nóng nảy, vội vàng trong hành động nhưng trong những tình huống cần thiết có thể bất chấp tất cả. B. Người tự chủ biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong mọi tình huống khác nhau. C. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác, trừ trường hợp đó là đối thủ của mình. D. Người tự chủ luôn hành động theo ý của mình để không bị phân tán tư tưởng dẫn đến hoang mang khi hành động. Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Chỉ nên hợp tác với các nước có cùng chế độ chính trị. B. Chỉ cần hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh tế. C. Không nhất thiết phải hợp tác với nhiều nước. D. Đấu tranh chống khủng bố không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào. Câu 18: Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Hiếu thảo, nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo. B. Hiếu thảo, hiếu học, yêu thương đùm bọc. C. Hiếu thảo, tảo hôn, yêu thương đùm bọc. D. Hiếu thảo, cần cù, dũng cảm, tôn sư trọng đạo. Câu 19: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc A. tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới. B. tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới cốt làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp. C. tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để trở thành quốc gia đứng đầu khu vực. D. hợp tác với các tổ chức hàng đầu quốc tế để nhanh chóng trở thành một nước phát triển. Câu 20: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Nhân nghĩa. B. Tự tin. C. Tự chủ. D. Chí công vô tư. Câu 21: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là A. năng động, sáng tạo. B. tích cực, tự giác. C. cần cù, tự giác. D. cần cù, chịu khó. Câu 22: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến cho rằng “Học sinh còn nhỏ không thể sáng tạo”? Vì sao?
- A. Không đồng ý. Vì những học sinh yếu có thể không sáng tạo nhưng những bạn học sinh giỏi vẫn có thể sáng tạo. B. Không đồng ý. Vì năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của mỗi người trong học tập và lao động, bất kì ai cũng có thể sáng tạo . C. Không đồng ý. Vì học sinh cứ chịu khó làm đúng và tuân theo những điều thầy cô hướng dẫn thì cũng là sáng tạo. D. Không đồng ý. Vì học sinh tuổi nhỏ dễ bắt chước theo những điều đã có để tạo ra sản phẩm giống như mẫu. Câu 23: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là A. năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. B. năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. C. năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.. D. năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây đúng với quan điểm về bảo vệ hòa bình? A. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh. B. Chiến tranh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. C. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình. D. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của lãnh đạo các nước. Câu 25: Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? A. Khi ôn thi, điều quan trọng nhất là làm được nhiều bài tập và giải được nhiều đề, việc đúng sai tính sau. B. Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, để kịp làm hết bốn mươi câu trắc nghiệm, giải pháp tốt nhất là cứ chọn đáp án theo cảm tính. C. Để ôn thi có hiệu quả, mỗi học sinh cần cố gắng sắp xếp thời gian khoa học để có thể luyện được nhiều đề và luyện đâu chắc chắn đấy . D. Trong quá trình ôn thi học kì, để cho nhanh lại đỡ vất vả, tốt nhất là chia từng nhóm, mỗi nhóm chỉ cần phụ trách một vài câu trong đề cương. Câu 26: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? A. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. B. Là vô cùng quý giá đối với những ai có địa vị cao trong xã hội và những người có vai vế trong dòng tộc . C. Là vô cùng quý giá đối với những người cao tuổi vì họ sẽ được con cháu kính trọng và biết ơn. D. Là vô cùng quý giá đối với một vùng quê nhất định nào đó vì đã tạo được thương hiệu riêng cho mình. Câu 27: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? A. Mang lại lợi ích vật chất lớn cho nhóm người trực tiếp tham gia. B. Làm nên những kỳ tích vẻ vang, góp phần phát triển xã hội C. Hỗ trợ phần nhỏ với thành công của mọi người trong quá trình lao động.
- D. Khuyến khích mỗi người dám làm mọi việc để đạt được mục đích. Câu 28: Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh có thể làm gì? A. Không quan tâm vì tuổi còn nhỏ chưa hiểu biết gì. B. Bỏ qua trước việc làm đó vì sự an toàn của bản thân. C. Cứ mạnh dạn lên án và nhờ người lớn giúp đỡ. D. Cùng tham gia để khám phá những điều mới lạ. Câu 29: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì? A. Chỉ cần nâng cao tay nghề để tạo ra sản phẩm đẹp mắt. B. Chỉ cần rèn luyện tính siêng năng để tạo ra nhiều sản phẩm. C. Siêng năng, tự giác; tích cực nâng cao tay nghề dù phải mất thời gian học hỏi. D. Chỉ cần rèn luyện sức khỏe để nhận những công việc nặng nhọc. Câu 30: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không chí công vô tư? A. Để không mất lòng bạn thân, im lặng trước khuyết điểm của bạn. B. Làm trực nhật thay bạn vì bạn ốm phải nghỉ học. C. Đề cử bạn học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng. D. Phê bình, kiểm điểm nhân viên khi mắc lỗi dù đó là anh em ruột. Câu 31: Trong những ý dưới đây, ý nào là khẳng định đúng về năng động sáng tạo? A. Năng động sáng tạo được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.. B. Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. C. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài, những người bình thường khó có thể có được. D. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả vì luôn phải tìm tòi để nghĩ ra cái mới, cái hay. Câu 32: Câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 33: Giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Lê Thế Trung là người đã tìm ra loại thuốc chữa bệnh gì? A. Thuốc chữa khớp. C. Thuốc chữa đột quỵ. B. Thuốc chữa bỏng. D. Thuốc chữa tim mạch. Câu 34: Trong giờ học môn Công nghệ, thầy giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Một bạn nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì? A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để đỡ vất vả và đỡ tốn thời gian. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.
- C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. D. Thuyết phục các bạn tự làm để tạo ra sản phẩm của chính mình và có kinh nghiệm. Câu 35: Trong giờ thực hành bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 36: Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Duy trì làng nghề. B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. C. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình. D. Bảo tồn các làn điệu dân ca. Câu 37: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc? A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc Hội bảo trợ xã hội. B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu. C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em. D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước bảo trợ. Câu 38: “Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ... đối với mỗi người trong thời đại ngày nay”. Trong dấu “...” là từ A. yêu cầu B. điều kiện. C. tiền đề. D. động lực. Câu 39: Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scan để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Đó là việc làm thể hiện A. năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. chất lượng, hiệu quả, sáng tạo. C. hiệu quả, năng suất, khoa học. D. năng suất, khoa học, sáng tạo. Câu 40: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về A. làng nghề. B. đạo đức. C. tín ngưỡng. D. nghệ thuật. -----------HẾT--------- Bảng đáp án chấm 1.C 2.B 3.A 4.B 5.C 6.C 7.D 8.B 9.B 10.C 11.A 12.B 13.D 14.B 15.C 16.B 17.D 18.C 19.A 20.C 21.A 22.B 23.A 24.C 25.C 26.A 27.B 28.C 29.C 30.A
- 31.B 32.B 33.B 34.D 35.C 36.C 37.C 38.A 39.A 40.B MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN GDCD LỚP 9 NĂM HỌC 2021-2022 TIẾT: 16 (KHDH) Nội dung kiến Mức độ kiến thức Tổng thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao Chí công Số câu: 4 4 8 câu Số điểm: 1đ 1đ 2 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 10% 10% 20 % Tự chủ Số câu: 2 2 4 câu Số điểm: 1đ 1đ 1 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 5% 5% 10 % Bảo vệ hòa bình Số câu: 4 4 8 câu Số điểm: 1đ 1đ 2 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 10% 10% 20 % Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc Số câu: 4 4 2 10 câu Số điểm: 1đ 1đ 0.5đ 2.5 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 10% 10% 5% 25 % Năng động sáng tạo Số câu: 2 2 4 Số điểm 0,5đ 0,5đ 1đ 5% 5% 10% Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả Số câu: 4 2 6 câu Số điểm: 1đ 0.5đ 1.5 điểm
- Tỷ lệ phầm trăm: 10% 5% 15 % Tổng số câu: 20 câu 16 câu 4 câu 40 câu Tổng số điểm: 5 điểm 4 điểm 1 điểm 10 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 50 % 40 % 10 % 100 %
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 432 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 341 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 481 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 937 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
4 p | 249 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 563 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 374 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 230 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 447 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 275 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 225 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 427 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 286 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn