intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đa Tốn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đa Tốn” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đa Tốn

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( 2021- 2022) TRƯỜNG THCS ĐA TỐN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 ( Tiết 15) Thời gian: 45 phút I. Mục tiêu kiểm tra: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được kiến thức cơ bản về bảo vệ hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hợp tác cùng phát triển, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Kĩ năng: - Xử lí tình huống. - Nhận biết, đánh giá đúng. - Vận dụng và liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Biết thể hiện tình yêu hòa bình, hữu nghị, tôn trọng và phát huy truyền thống dân tộc. - Phê phán những việc làm sai trái. II. Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm ( 40 câu hỏi). III, Đề kiểm tra
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC: 2021-2022 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ Vận dụng Vận dụng đề cao I. Bảo vệ hòa - Nhận biết được - Các hoạt động, - Các tổ chức - Những kiến bình thế nào là hòa việc làm bảo vệ bảo vệ hòa thức xã hội, bình, bảo vệ hòa hòa bình. bình. hiểu biết nâng bình. cao. Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 2,5% 2,5% 10% II. Tình hữu - Nhận biết được - Những việc - Những hoạt - Những kiến nghị giữa các thế nào là tình làm thể hiện tình động liên hệ thức xã hội, dân tộc trên hữu nghị giữa hữu nghị. bản thân. hiểu biết nâng thế giới. các dân tộc trên cao. thế giới. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,25 0,25 0,25 0,75 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 2,5% 7,5% III. Hợp tác - Thế nào là hợp - Những việc - Những công - Những kiến cùng phát tác cùng phát làm thể hiện sự trình, biểu thức xã hội, triển. triển. hợp tác. tượng của sự hiểu biết nâng hợp tác. cao. Số câu 1 1 1 2 5 Số điểm 0,25 0,25 0,25 0,5 1,25 Tỉ lệ 2,5% 2,5% 2,5% 5% 12,5% IV. Kế thừa - Biết nhận biết - Những việc - Những biểu - Những kiến và phát huy thế nào là truyền làm thể hiện kế hiện phát huy thức xã hội, truyền thống thống tốt đẹp. thừa, phát huy truyền thống . hiểu biết nâng tốt đẹp của truyền thống. cao. dân tộc. Số câu 3 2 2 2 9 Số điểm 0,75 0,5 0,5 0,5 2,25 Tỉ lệ 7,5% 5% 5% 5% 22,5% V. Học tập - Nhận biết thế - Những việc - Tìm hiểu - Những kiến và làm việc nào là năng làm thể hiện sự những việc thức xã hội, sáng tạo,hiệu động, sáng tạo, năng động, sáng làm thể hiện hiểu biết nâng quả. làm việc có NS. tạo. sự sáng tạo. cao. Số câu 5 5 5 4 19 Số điểm 1,25 1,25 1,25 1 4,75 Tỉ lệ 12,5% 12,5% 12,5% 10% 47,5% Tổng số câu 11 10 10 9 40 Tổng số điểm 2,75 2,5 2,5 2,25 10 Tỉ lệ % 27,5% 25% 25% 22,5% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( 2021- 2022) TRƯỜNG THCS ĐA TỐN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 ( Tiết 15) Thời gian: 45 phút ĐỀ CHẴN Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: A. Giá trị tinh thần B. Giá trị vật chất C. Giá trị vật chất, tinh thần D. Giá trị văn hóa Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc được truyền từ: A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Đất nước này sang đất nước khác. C. Vùng miền này sang vùng miền khác. D. Địa phương này sang địa phương khác. Câu 3: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì? A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc. B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ. C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại. D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Câu 4: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ tất cả những gì thế hệ trước để lại. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 5: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 6: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về: A. làng nghề. B. đạo đức. C. tín ngưỡng. D. nghệ thuật. Câu 7:Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống nhân nghĩa. B. Truyền thống nhân đạo. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái. Câu 8: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân
  4. tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 9: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá: A. Hiện đại theo thời cuộc. B. Đậm đà bản sắc vùng dân tộc. C. Tạo ra sức sống cho con người. D. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. Câu 10: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người: A. tự tin B. sáng tạo C. dũng cảm D. Năng động. Câu 11: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là? A. Năng động, sáng tạo B. Tích cực, tự giác. C. Cần cù, tự giác. D. Cần cù, chịu khó. Câu 12: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 13: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo? A. Ăn cây nào, rào cây ấy. B. Cái khó ló cái khôn. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. Câu 14:Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc? A. Vứt đồ đạc bừa bãi B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
  5. C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo. Câu 15: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào: A. Lười làm , ham chơi B. Chỉ biết lợi cho mình C. Có tính năng động, sáng tạo D. Dám nghĩ , dám làm.. Câu 16: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người: A. Sáng tạo B. Chăm chỉ C. Năng động D. Tích cực Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác. B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo. C. Siêng năng, cần cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo. D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc. Câu 18: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là? A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. Câu 19: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo: A. Thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. B. Không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. C. Không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất. D. Lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất. Câu 20: Tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định gọi là làm việc: A. Năng suất B. Sáng tạo. C. Chất lượng D. Năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 21:Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê
  6. người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?: A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. Câu 22: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm : A. Kém chất lượng. B. Trong một thời gian nhất định. C. Có giá trị cao trong một thời gian nhất định. D. Có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. Câu 23: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là? A. Yêu cầu. B. Điều kiện. C. Tiền đề. D. Động lực. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 25: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Làm việc có năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. Câu 26: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?
  7. A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Việc làm chất lượng, hiệu quả, sáng tạo. C. Việc làm hiệu quả, năng suất, năng động. D. Việc làm năng suất, khoa học. Câu 27: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách giải ra chép cùng H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. Câu 28: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Lào được thiết lập vào thời gian nào? A. 4/9/1960 B. 5/9/1962 C. 6/9/1977 D. 18/1/1972 Câu 29: Tính đến năm 2020, Việt Nam có bao nhiêu đối tác chiến lược toàn diện? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 30: Với khối ASEAN,Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với bao nhiêu nước? A. 11 B. 10 C. 9 D. 5 Câu 31: Hai nước trong khối ASEAN có quan hệ đặc biệt với Việt Nam là: A. Lào, Cam puchia B. Lào, Thái Lan C. Singapo, Thái Lan D. Lào, Malaysia Câu 32: Câu thơ “ Nửa vòng Trái Đất rẽ tầng mây” viết về quốc gia nào? A. Lào B. Nga C. Cu Ba D. Mĩ Câu 33: Tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông là dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia nào? A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Mĩ Câu 34: Cầu Cao Lãnh là biểu tượng đẹp cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia nào? A. Australia B. Nga C. Nhật Bản D. Trung Quốc Câu 35: Việt Nam đã tổ chức Seagames với tư cách nước chủ nhà vào năm nào? A. 2001 B. 2003 C. 2005 D. 2007
  8. Câu 36: Gải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày bao nhiêu? A. 1/1 B. 20/3 C. 1/11 D. 10/12 Câu 37: Một trong những biểu tượng hòa bình được sử dụng trong nhiều nền văn hóa, nhiều hoàn cảnh và cổ xưa nhất là gì? A. Cờ hòa bình B. Vòng tròn Olympic C. Nhánh ô liu D. Chim bồ câu . Câu 38: Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc lần đầu vào năm nào? A. 2013 B. 2014 C. 2015 D. 2016. Câu 39: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì…. Trong dấu “…” là: A. Hòa bình, hợp tác và phát triển. B. Hòa bình, dân chủ và phát triển. C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển. D. Hòa bình, độc lập và phát triển. Câu 40: Nhà phát minh nào được đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park": A. Newton B. Galileo Galilei C. Albert Einstein D. Thomas Edison
  9. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( 2021- 2022) TRƯỜNG THCS ĐA TỐN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 ( Tiết 15) Thời gian: 45 phút ĐỀ LẺ Câu 1: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì? A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc. B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ. C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại. D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Câu 2: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ tất cả những gì thế hệ trước để lại. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 3: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 4: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về: A. làng nghề. B. đạo đức. C. tín ngưỡng. D. nghệ thuật. Câu 5:Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống nhân nghĩa. B. Truyền thống nhân đạo. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái. Câu 6: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
  10. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 7: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá: A. Hiện đại theo thời cuộc. B. Đậm đà bản sắc vùng dân tộc. C. Tạo ra sức sống cho con người. D. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. Câu 8: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người: A. tự tin B. sáng tạo C. dũng cảm D. kiên trì. Câu 9: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là? A. Năng động, sáng tạo B. Tích cực, tự giác. C. Cần cù, tự giác. D. Cần cù, chịu khó. Câu 10: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 11: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo? A. Ăn cây nào, rào cây ấy. B. Cái khó ló cái khôn. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. Câu 12:Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc? A. Vứt đồ đạc bừa bãi. B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý. C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác. D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo. Câu 13: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào:
  11. A. Lười làm , ham chơi B. Chỉ biết lợi cho mình C. Có tính năng động, sáng tạo D. Dám nghĩ , dám làm.. Câu 14: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người: A. Sáng tạo B. Chăm chỉ C. Năng động D. Tích cực Câu 15: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác. B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo. C. Siêng năng, cân cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo. D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc. Câu 16: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo: A. Thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. B. Không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. C. Không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất. D. Lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất. Câu 17: Tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định gọi là làm việc: A. Năng suất B. Sáng tạo. C. Chất lượng D. Năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 18:Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?: A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. Câu 19: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm là: A. Kém chất lượng. B. Trong một thời gian nhất định. C. Có giá trị cao trong một thời gian nhất định.
  12. D. Có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. Câu 20: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là? A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. Câu 21: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là? A. Yêu cầu. B. Điều kiện. C. Tiền đề. D. Động lực. Câu 22: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 23: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Làm việc có năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. Câu 24: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện? A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Việc làm chất lượng, hiệu quả, sáng tạo. C. Việc làm hiệu quả, năng suất, năng động. D. Việc làm năng suất, khoa học.
  13. Câu 25: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách giải ra chép cùng H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. Câu 26: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Lào được thiết lập vào thời gian nào? A. 4/9/1960 B. 5/9/1962 C. 6/9/1977 D. 18/1/1972 Câu 27: Tính đến năm 2020, Việt Nam có bao nhiêu đối tác chiến lược toàn diện? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 28: Với khối ASEAN,Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với bao nhiêu nước? A. 11 B. 10 C. 9 D. 5 Câu 29: Hai nước trong khối ASEAN có quan hệ đặc biệt với Việt Nam là: A. Lào, Cam puchia B. Lào, Thái Lan C. Singapo, Thái Lan D. Lào, Malaysia Câu 30: Câu thơ “ Nửa vòng Trái Đất rẽ tầng mây” viết về quốc gia nào? A. Lào B. Singapo C. Cu Ba D. Thái Lan Câu 31: Tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông là dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia nào? A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Mĩ Câu 32: Cầu Cao Lãnh là biểu tượng đẹp cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia nào? A. Australia B. Nga C. Nhật Bản D. Trung Quốc Câu 33: Việt Nam đã tổ chức Seagames với tư cách nước chủ nhà vào năm nào? A. 2001 B. 2003 C. 2005 D. 2007 Câu 34: Gải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày bao nhiêu? A. 1/1 B. 20/3 C. 1/11 D. 10/12 Câu 35: Một trong những biểu tượng hòa bình được sử dụng trong nhiều nền văn hóa, nhiều hoàn cảnh và cổ xưa nhất là gì?
  14. A. Cờ hòa bình B. Vòng tròn Olympic C. Nhánh ô liu D. Chim bồ câu . Câu 36: Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc lần đầu vào năm nào? A. 2013 B. 2014 C. 2015 D. 2016. Câu 37: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì…. Trong dấu “…” là: A. Hòa bình, hợp tác và phát triển. B. Hòa bình, dân chủ và phát triển. C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển. D. Hòa bình, độc lập và phát triển. Câu 38: Nhà phát minh nào được đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park": A. Newton B. Galileo Galilei C. Albert Einstein D. Thomas Edison Câu 39: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: A. Giá trị tinh thần B. Giá trị vật chất C. Giá trị vật chất, tinh thần D. Giá trị văn hóa Câu 40: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc được truyền từ: A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Đất nước này sang đất nước khác. C. Vùng miền này sang vùng miền khác. D. Địa phương này sang địa phương khác.
  15. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHẴN TRẮC NGHIỆM: Đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. TT Câu Đ. TTCâu Đ. TTCâu Đ. ÁN Câu Đáp án ÁN ÁN Câu 1 A Câu 11 A Câu 21 D Câu 31 A Câu 2 A Câu 12 D Câu 22 C Câu 32 C Câu 3 D Câu 13 A Câu 23 A Câu 33 B Câu 4 B Câu 14 B Câu 24 A Câu 34 A Câu 5 B Câu 15 C Câu 25 C Câu 35 B Câu 6 B Câu 16 C Câu 26 A Câu 36 D Câu 7 D Câu 17 B Câu 27 D Câu 37 C Câu 8 C Câu 18 A Câu 28 B Câu 38 B Câu 9 D Câu 19 B Câu 29 A Câu 39 D Câu 10 B Câu 20 A Câu 30 C Câu 40 D ĐỀ LẺ TRẮC NGHIỆM: Đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. TT Câu Đ. TTCâu Đ. TTCâu Đ. ÁN Câu Đáp án ÁN ÁN Câu 1 D Câu 11 A Câu 21 A Câu 31 B Câu 2 B Câu 12 B Câu 22 A Câu 32 A Câu 3 B Câu 13 C Câu 23 C Câu 33 B Câu 4 B Câu 14 C Câu 24 A Câu 34 D Câu 5 D Câu 15 B Câu 25 D Câu 35 C Câu 6 C Câu 16 B Câu 26 B Câu 36 B Câu 7 D Câu 17 A Câu 27 A Câu 37 D Câu 8 B Câu 18 D Câu 28 C Câu 38 D Câu 9 A Câu 19 C Câu 29 A Câu 39 A Câu 10 D Câu 20 A Câu 30 C Câu 40 A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2