intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 1)” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 1)

  1. PHÒNG GD & GIA LÂM ĐỀ THI CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: GDCD 9 ĐỀ 1 Thời gian: 45 phút Câu 1. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung gọi là: A. đối tác. C. giúp đỡ. B. hợp tác. D. chia sẻ. Câu 2. Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc: A. chỉ cần hai bên cùng có lợi. B. một bên làm và cùng hưởng lợi. C. cùng làm và một bên được hưởng lợi. D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác. Câu 3: APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Câu 4. Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế? A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Câu 5: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào? A. 11/2/2006. B. 11/1/2007 C. 13/2/2007. D. 2/11/2006. Câu 6. Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế? A. Ngăn chặn chiến tranh. C. Chạy đua vũ trang. B. Hạn chế bùng nổ dân số. D. Bảo vệ môi trường. Câu 7. Để hợp tác hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần: A. chấp nhận phần thua thiệt về mình. B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi. C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác. D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Câu 8. Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả và để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu biết về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì? A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. KTCKI_GDCD9_Đề số 1_ Trang 1/4
  2. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. Câu 9. Tìm ra một cách làm mới hiệu quả hơn mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cách làm cũ chính là biểu hiện của: A. Năng động. C. Chí công vô tư. B. Sáng tạo D. Tự chủ. Câu 10. Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. C. Dễ làm, khó bỏ. B. Năng nhặt chặt bị. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của thiên tài. C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. D. Trong học tập chỉ cẩn chăm chỉ là đủ, không cần sáng tạo. Câu 12. Người có tính năng động, sáng tạo: A. luôn chờ đợi may mắn đến với mình. B. dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn. C. say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, hữu ích cho cuộc đời. D. nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm thành tựu của người khác. Câu 13. Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn H nhóm em đưa ra sáng kiến mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen H sáng tạo. Là người hiểu về sự sáng tạo, em làm gì? A. Nhất trí với ý kiến của H và các bạn để cùng thực hiện. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của H. C. Xin chuyển sang nhóm khác vì không đồng ý với ý kiến của H và các bạn. D. Thuyết phục các bạn tự làm để nâng cao hiểu biết. Câu 14. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Luôn mở sách giải ra chép khi gặp bài khó. B. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. D. Chủ động đọc thêm sách báo để nâng cao hiểu. Câu 15. Tại sao cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? A. Vì đó là phẩm chất cần có của con người lao động trong xã hội hiện đại. B. Nó giúp con người vượt qua mọi ràng buộc khó khăn. C. Giúp rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra. D. Cả ba phương án trên. Câu 16. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Tranh thủ thời gian, giờ học Sử, Thắng lôi các bài tập môn khác ra làm. KTCKI_GDCD9_Đề số 1_ Trang 2/4
  3. B. Trong giờ học, khi có điều gì không hiểu, Anh luôn hỏi ngay các thầy cô. C. Về nhà, Hải thường tìm thêm các bài tập nâng cao môn Toán để làm vì cậu rất thích môn này. D. Cứ học xong môn nào, tối hôm đó Hà làm luôn bài tập môn đó. Câu 17. Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả là: A. Tạo ra càng nhiều sản phẩm càng tốt. B. Tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. C. Tạo ra sản phẩm có mẫu mã đẹp, giá rẻ. D. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Câu 18. Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc. B. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay. C. Cô Bích luôn sử dụng thực phẩm ôi thiu vào công việc kinh doanh để tiết kiệm. D. Vào giờ môn âm nhạc, Linh mở sách môn Văn ra học để tối đỡ phải học. Câu 19. Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. Câu 20. Trong sản xuất, biểu hiện của năng suất, chất lượng, hiệu quả là: A. Chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. B. Buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. C. Dùng nguyên liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. Tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Câu 21. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây? A. Nâng cao tay nghề. C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật. B. Làm bừa làm ẩu để làm đề kiểm tra. D.Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động. Câu 22. Để đạt hiệu quả trong học tập học sinh cần: A. học ít, chơi nhiều. C. chép bài của bạn. B. thức khuya để học bài. D. có kế hoạch học tập hợp lí. Câu 23. Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách ra chép, vừa nhanh vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiểu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách A. Mang vở rachép cùng H. C. Đợi H chép xong chép lại của H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. Câu 24: Tại sao cần làm việc năng suất đi đôi với chất lượng? A. Để thu được lợi nhuận nhiều nhất. B. Để tạo niềm tin với khách hang, khẳng định được thương hiệu của doanh nghiệp. C. Để đảm bảo đúng qui trình sản xuất. D. Để công nhân quen với lề lối làm việc hiện đại. KTCKI_GDCD9_Đề số 1_ Trang 3/4
  4. Câu 25. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị: A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. kinh tế. Câu 26. Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc? A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế. B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa. C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ. D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của di sản nơi họ sống. Câu 27. Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá: A. hiện đại theo thời cuộc. B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc. C. tạo ra sức sống cho con người. D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. Câu 28. Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 29. Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc? A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội. B. Những người sống theo truyền thống là cổ hủ, lạc hậu. C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em. D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi. Câu 30. Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo. C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử. Câu 31. Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ? A. Trọng nam khinh nữ. B. Kính già, yêu trẻ. C. Lá lành đùm lá rách. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 32. Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “ Chiếc áo dài ” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lẽ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. -----------------------HẾT------------------- KTCKI_GDCD9_Đề số 1_ Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2