intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Sơn (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Sơn (Đề 2)’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Sơn (Đề 2)

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN: GDCD - LỚP 9 Họ tên:…………………….. TIẾT: 15 Lớp:………………………… NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ 2 Điểm Lời phê của giáo viên Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/A Câu 1: Chúng ta cần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để A. gây mâu thuẫn sắc tộc. B. trục lợi cho đất nước. C. duy trì các hủ tục. D. giữ gìn bản sắc văn hóa. Câu 2: Quan điểm nào không đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động . B. Năng động, sáng tạo giúp ta rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. C. Năng động, sáng tạo nhưng vẫn phải cân nhắc kĩ trước khi làm. D. Năng động, sáng tạo là nghĩ gì thì phải làm ngay cái đó. Câu 3: Làm việc năng suất là biểu hiện về A. số lượng sản phẩm. B. chất lượng sản phẩm. C. công dụng của sản phẩm. D. giá tiền của sản phầm. Câu 4: Việc làm nào thể hiện kế thừa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chê bai các trang phục dân tộc. B. Giữ gìn tục cướp vợ của dân tộc H’Mông. C. Tổ chức đám cưới linh đình nhiều ngày. D. Học hát các làn điệu dân ca. Câu 5: Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn  nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong  trường hợp đó, em nên làm gì? A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T.
  2. B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Câu 6: Việc làm nào sau đây không phải kế thừa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân  tộc? A. Tham gia lễ hội truyền thống. B. Xem bói để biết trước tương lai. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thăm các di tích, đền chùa. Câu 7: Nội dung nào thể hiện truyền thống tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ? A. Dân ca quan họ. B. Hát xoan. C. Ca trù. D. Cải lương. Câu 8: Giá trị nào dưới đây thể hiện truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Món ăn truyền thống. B. Làng nghề truyền thống. C. Di tích lịch sử. D. Đoàn kết, nhân ái. Câu 9: Nhờ năng động sáng tạo Lê Thái Hoàng đã đoạt huy chương vàng trong kì thi nào dưới  đây? A. Olympic toán Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 9. B. Olympic toán Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10. C. Kì thi toán quốc tế lần thứ 39. D. Kì thì toán quốc tế lần thứ 40. Câu 10: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu   quả? A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 11: Trong giờ luyện tập môn toán, H rủ em mở sách giải ra chép cho nhanh lại chính xác.  Là người hiểu biết về làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. mở sách giải ra chép. B. không dám mở vì sợ cô. C. đợi H chép xong mình chép bài bạn. D. khuyên bạn nên tự làm để nhớ lâu. Câu 12: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều  ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” ­ trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự  kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 13: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị.
  3. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 14: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. C. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo. D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử. Câu 15: Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra A. nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường trong thời gian ngắn. B. sản phẩm chất lượng cao, uy tín phục vụ người tiêu dùng. C. nhiều sản phẩm có giá trị cao trong thời gian nhất định. D. sản phẩm có giá trị về hình thức trong thời gian nhất định. Câu 16: Câu tục ngữ “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” nói về truyền thống nào? A. Yêu nước.  B. Lao động.  C. Đạo đức.  D. Đoàn kết. Câu 17: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị A. vật chất.  B. tinh thần.  C. của cải.  D. kinh tế. Câu 18: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất. C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất. D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất. Câu 19: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm A. mọi yêu cầu của người khác. B. những nhiệm vụ để thử thách bản thân. C. mọi chỉ đạo của tổ chức. D. những việc ngoài khả năng của mình. Câu 20: Những trường hợp nào sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo? 1. Công ty A áp dụng cách thức và chiến lược kinh doanh mới. 2. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa. 3. Hoa luôn học thuộc lòng tất cả các bài giảng của giáo viên. 4. Anh K sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thể kiếm ra tiền. 5. Hạnh chủ động áp dụng nguyên xi kinh nghiệm học tập của các bạn giỏi hơn. 6. Anh B nghiên cứu tìm ra một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. 7. Ông M tìm tòi, thiết kế ra máy cắt cỏ rất tiện lợi.   8. Sau giời học, Hải luôn tranh thủ làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. A. 1, 3, 5, 7, 8. B. 3, 4, 5, 6, 7.      C. 1, 2, 6, 7, 8. D. 1, 5, 6, 7, 8. Câu 21: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất gọi là? A. Năng động, sáng tạo.  B. Tích cực, tự giác. C. Cần cù, tự giác.  D. Cần cù, chịu khó. Câu 22: Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là A. hủ tục mê tín dị đoan. B. nét đẹp truyền thống văn hoá của người Việt.   C.  thói quen khó bỏ của người Việt Nam. D. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
  4. Câu 23: Làm việc có hiệu quả là trong một thời gian nhất định, tạo ra A. nhiều sản phẩm. B. ít sản phẩm nhưng giá trị cao. C.  một sản phẩm có giá trị. D. nhiều sản phẩm có giá trị cao. Câu 24: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là? A. Hầu đồng.  B. Xem bói.  C. Cờ bạc ngày Tết.  D. Đốt pháo ăn mừng. Câu 25: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tính năng động, sáng tạo? A. Có chí thì nên. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Khôn ba năm dại một giờ. D. Học một biết mười. Câu 26: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình  lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ  A. đất nước này sang đất nước khác. B. lãnh thổ này sang lãnh thổ khác. C. làng này sang làng khác. D. thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện việc học tập, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Nói tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài. B. Duy trì mọi tập quán của dân tộc. C. Gói bánh chưng ngày Tết Nguyên đán. D. Lấy chồng sớm trước tuổi quy định. Câu 28: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc? A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế. B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa. C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ những di sản văn hóa. D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của di sản nơi họ sống. Câu 29: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác. B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo. C. Siêng năng, cân cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo. D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc. Câu 30: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là? A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. --HẾT--
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1