intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. Điểm Lời phê của thầy cô I. TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bảng sau chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 1: Tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng về cả nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn là làm việc A. có năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. năng động, sáng tạo, hiệu quả . C. tự giác, sáng tạo, hiệu quả. D. tự giác, năng suất và sáng tạo. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự chí công vô tư? A. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng mình. B. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác. C. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch. D. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân. Câu 3: Cho tình huống sau: “Sau khi ông Minh lên làm giám đốc một công ty nhà nước, ông đã đưa con, cháu và người thân vào làm việc trong công ty do mình quản lí, dù họ không có đủ năng lực. Hằng ngày, ông luôn nhắc nhở các nhân viên của mình phải chí công vô tư, đặt lợi ích của công ty lên trên hết”. Theo em, nhận xét nào sau đây đúng với hành vi của ông Minh? A. Không chí công vô tư, vì ông đã thiên vị, nhận con cháu không đủ năng lực làm việc. B. Chí công vô tư, vì ông luôn nhắc nhân viên đặt lợi ích công ty lên trên hết. C. Không chí công vô tư, dù việc ông làm vẫn thúc đẩy công ty phát triển. D. Chí công vô tư, vì việc ông làm xuất phát từ lợi ích của gia đình ông. Câu 4: Câu nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? A. Quân pháp bất vị thân. B. Cái khó ló cái khôn. C. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 5: Năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Số lượng và giá thành của sản phẩm. B. Số lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian lao động tạo ra sản phẩm. C. Số lượng, mẫu mã của sản phẩm và số tiền thu được sau khi bán hàng. D. Số lượng, mẫu mã và giá thành của sản phẩm trên thị trường.
  2. Câu 6: Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quá trình làm việc đòi hỏi người lao động phải A. đầu tư cho chất lượng sản phẩm. B. tăng nhanh số lượng sản phẩm. C. tăng số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. D. chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá. Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ? A. Nóng nảy, vội vàng trong hành động. B. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân C. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc. D. Có thái độ hòa nhã, từ tốn trong giao tiếp. Câu 8. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính tự chủ? A. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. C. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Ăn chắc mặc bền. Câu 9. Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể và xã hội là biểu hiện của A. tự lập. C. tự tin. B. tự chủ. D. dân chủ. Câu 10: Những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc được gọi là A. kỉ luật. C. tự chủ. B. dân chủ. D. pháp luật. Câu 11. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về dân chủ, kỉ luật? A. Dân chủ tức là được nói và làm theo ý mình. B. Kỉ luật là điều kiện để đảm bảo dân chủ được thực hiện hiệu quả. C. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ. D. Dân chủ sẽ làm mất tính kỉ luật. Câu 12. “Lớp 9A tổ chức buổi họp để chuẩn bị cho Hội trại 26/3, khi cả lớp và cô giáo chủ nhiệm đang lắng nghe bạn Hiếu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho từng tổ thì bạn Tùng đứng phắt dậy phản đối. Tùng cho rằng lớp trưởng không công bằng khi phân công nhiệm vụ giữa các tổ. Một số bạn đề nghị bạn Tùng giữ trật tự để nghe bạn Hiếu trình bày xong rồi hãy phát biểu ý kiến. Tùng cho rằng trong một tập thể dân chủ thì mình có thể phát biểu bất cứ lúc nào mình muốn.” Em thấy hành động và việc làm của Tùng là A. chí công vô tư. B. thực hiện nghiêm túc quyền dân chủ. C. thể hiện quyền dân chủ nhưng không tuân theo kỉ luật D. thể hiện quyền dân chủ và tuân theo kỉ luật của lớp. Câu 13. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên tham gia được gọi là A. liên kết để phát triển. C. cộng đồng trách nhiệm. B. giúp nhau trong công việc. D. hợp tác cùng phát triển. Câu 14. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ
  3. A. bạn bè thân thiện giữa các dân tộc, các nước trên thế giới với nhau. B. giữa các nước trên thế giới. C. phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. D. đồng minh chiến lược giữa một số nước để chống lại một số nước khác. Câu 15. Em không tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được, chỉ người lớn mới có thể sáng tạo. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại C. Năng động, sáng tạo giúp con người làm nên những kỳ tích vẻ vang. D. Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực. Câu 16. Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Đem quân tấn công lật đổ nước khác để mở rộng lãnh thổ. B. Bao vây, cấm vận một số nước khác. C. Ủng hộ nước khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. Viện trợ, cung cấp vũ khí để nước này tấn công nước khác. Câu 17. Cho tình huống : Bạn An và Bình cùng đi dạo trên phố, tình cờ gặp một người nước ngoài hỏi thăm đường về khách sạn. An thì nhanh nhảu định chỉ đường nhưng Bình lại không đồng ý , kéo An đi vì nghĩ đó không phải là việc của mình. Nếu là An trong trường hợp này, em sẽ làm gì? A. Phê phán Bình gay gắt vì sự ích kỉ, thờ ơ, không giúp đỡ người nước ngoài. B. Chỉ đường cho người nước ngoài, sau đó nói đề Bình hiểu rõ đó là phép lịch sự, thể hiện tình hữu nghị. C. Dù biết câu trả lời nhưng vẫn im lặng, đồng tình đi theo Bình vì sợ bạn giận. D. Trả lời với người nước ngoài là không biết đường rồi đi theo Bình. Câu 18. Những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là A.văn hóa dòng họ. C. sản phẩm của người lao động. B. truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. yếu tố tinh thần. Câu 19: Câu ca dao dưới dây thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? "Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" A. Yêu thương con người. C. Hiếu học. B. Yêu nước. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 20. Quan hệ hữu nghị có ý nghĩa như thế nào đối với các dân tộc trên thế giới? A. Tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau. B. Dễ dàng giúp các dân tộc lôi kéo tập hợp nhau. C. Giúp các dân tộc xóa bỏ biên giới để thành một cộng đồng. D. Thuận lợi để các dân tộc thành lập các phe phái đối đầu. II. TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM Câu 1. (2 điểm): a. Em hãy kể tên 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. b. Vì sao chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
  4. Câu 2. ( 3 điểm)Tình huống: Trong một cuộc tranh luận, Hải cho rằng “Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo.” Còn Quang lại khẳng định “Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trọng mọi thời đại”. Câu hỏi: a. Em đồng tình với ý kiến nào, không đồng tình với ý kiến nào? Tại sao? b. Nếu cũng tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ nói với hai bạn điều gì ? ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................
  5. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian: 45 phút Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D A A B C A C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C D A A C B B D A Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu Nội dung Câu 1. a. Học sinh kể tên 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ( Mỗi truyền thống đúng được 0,25 điểm) 1 b. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì: - Truyền thống dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần vào quá trình phát triển (2đ) của mỗi dân tộc và mỗi cá nhân. ( 0,5 điểm) - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam ( 0,5 điểm) Câu 2. Tình huống: a. Học sinh xác định : - Không đồng ý với ý kiến bạn Hải. ( 0,5 điểm) - Đồng tình với ý kiến bạn Quang ( 0,5 điểm) vì : - Năng động sáng tạo là phẩm chất cần thiết của tất cả mọi người trong xã hội..( 0,5 điểm) 2 - Lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động, sáng tạo, kể cả học sinh. (3đ) ( 0,5 điểm) a. Nếu cũng tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ nói với hai bạn: - Năng động sáng tạo vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, kể cả học sinh. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự năng động sáng tạo càng không thể thiếu được. ( 0,5 điể - Học sinh có thể sáng tạo bằng nhiều cách. Ví dụ như sáng tác văn, thơ, tìm ra nhiều cách giải bài toán… ( 0,5 điểm) PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I
  6. TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GDCD 9 Tên bài Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Chí công vô tư 1c 1c 1c 5c 0.25đ 2.75đ 0.25đ 0.25đ 2.5% 27.5% 2.5% 2.5% 2. Tự chủ 1c 1c 2c 0.5đ 0.25đ 0.25đ 5% 2.5% 2.5% 3. Dân chủ và kỷ 2c 1c 1c 4c luật 0.25đ 1đ 0.5đ 0.25đ 10% 2.5% 5% 2.5% 4. Tình hữu nghị 1c 2c 1c 4c giữa các dân tộc 0.5đ 0.25đ 1đ 0.25đ 5% 2.5% 10% 2.5% 5. Chủ đề: Sống 1c 3c 1c 1c 1c 7c chủ động, sáng 0.75đ 1đ 1đ 1đ 4đ 0.25đ tạo 7.5% 10% 10% 10% 40% 2.5% 6.Kế thừa và 1c 1c 1c 1c 2c phát huy truyền 1đ 0.25đ 1đ 0.5đ 0.25đ thống tốt đẹp 10% 10% 2.5% 5% của dân tộc 2.5% 7. Hợp tác cùng 1c 1c phát triển 0.25đ 0.25đ 2.5% 2.5% Tổng câu 8 1 9 1 3 2 1 25 Tổng điểm 2 1 2.25 1 0.75 2 1 10 Tỉ lệ 20% 10% 22,5% 10% 7,5% 20% 10% 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2