intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 9 Năm học: 2023-2024 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 9 từ tuần 1-tuần 14. - Giúp GVBM nắm được tình hình học tập của học sinh. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác. - HS có thái độ học tập đúng đắn môn GDCD. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra tập trung. - Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận theo tỷ lệ (50TN/50TL) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Nội dung kiến thức Mức độ đánh giá Tổng Nhận Thông Vận Vận Câu Câu Tổng điểm TT biết hiểu dụng dụng TN TL cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 1. Bài 1.0 2: Tự 2 câu 1 câu 3 câu chủ 2. Bài 0.66 3. Dân 1 câu 1 câu 2 câu chủ và kỉ luật 3. Bài 1.0 4. Bảo 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu vệ hòa bình 4. Bài 1 câu 1 câu 2 câu 0.66 5. Tình hữu nghị giữa các dân
  2. tộc trên thế giới 5. 1 câu 2.66 Bài 7. Kế thừa và Phát huy 1/2 1/2 2 câu 2 câu truyền câu câu thống tốt đẹp của dân tộc 6. Bài 1 câu 3.0 8. Năng 1/2 1/2 động, câu câu sáng tạo 7. Bài 9. 1.0 Làm việc có năng 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu suất, chất lượng , hiệu quả. Tổng 6 1/2 6 1/2 3 1/2 1/2 15 2 17 câu Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 50% 50% 10 điểm % Tỉ lệ 70% 30% 100% chun g
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Số câu hỏi theo mức Mức độ kiến thức, kĩ độ nhận thức TT Nội dung kiến thức năng Vận dụng Nhận biết cần kiểmhiểu đánh giá dụng Thông tra, Vận cao 1 1. Bài 2. Tự Nhận biết: chủ Nêu được biểu hiện/ hành vi của tự chủ. Thông hiểu: /////////////////// 2TN 1TN ///////// Vận dụng: Nhận xét/ đánh giá biểu hiện tính tự chủ 2. Bài 3. Nhận biết: Dân chủ và Nêu được kỉ luật biểu hiện/ hành vi của dân chủ, kỉ luật Thông hiểu: Phân biệt/ 1TN 1TN hiểu được các hành vi/ quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. Vận dụng: ///////// /////////////////// ////// 3. Bài 4: Nhận biết: 1TN 1TN 1TN Bảo vệ hòa Nêu được bình biểu hiện/ hành vi bảo vệ hòa bình
  4. Thông hiểu: Ý nghĩa hòa bình / trách nhiệm trong việc bảo vệ hòa bình. Vận dụng : Tán thành/ không tán thành ý kiến về bảo vệ hòa bình. 4. Bài 5: Tình Nhận biết: hữu nghị giữa Nêu được các dân tộc biểu hiện/ trên thế giới hành vi của tình hữu nghị. Thông hiểu:Ý nghĩa 1TN 1TN của quan hệ hữu nghị. Vận dụng://///////// /////////////// ///// // 5. Bài 7. Kế 2TN 1/2 TL 1/2 TL Nhận thừa và phát biết: ///////////// huy truyền //////////////////// thống tốt đẹp của dân tộc / Thông hiểu: - Ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Trách nhiệm việc bảo vệ, giữ gìn. Vận dụng: Nhận xét đánh giá hành
  5. vi và bày tỏ quan điểm/ xử lí trong tình huống đặt ra. 6. Bài 8. Nhận biết: Năng động, sáng tạo - Nêu khái niệm về năng động sáng tạo. - Nêu được biểu hiện/ hành vi năng động sáng tạo Thông hiểu: Rèn luyện 1/2 TL 1/2 TL phẩm chất năng động sáng tạo trong học tập/ lao động. Vận dụng://///////// //////////////////// /// 7. Làm việc 1TN 1TN 1TN Nhận biết: có năng suất, Hành vi/ biểu chất lượng, hiện làm việc hiệu quả năng suất, chất lượng, hiệu quả. Thông hiểu: Ý nghĩa/ rèn luyện để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Vận dụng: Nhận xét/ Tán thành/ Không tán thành hành vi/ biểu
  6. hiện làm việc năng suất chất lượng, hiệu quả. Tổng 6 câu 6 câu TN 3 câu TN TN 1/2 câu TL 1/2 câu TL 1/2 câu TL 1/2 câu TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% NHÓM GDCD 9 TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD – Lớp 9 Họ và tên HS: .......................................................... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: 9 /............ ĐIỂM Lời phê: I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự chủ? A. Bình tĩnh, tự tin. B. Biết điều chỉnh hành vi. C. Ôn hòa trong giao tiếp. D. Luôn hoang mang, lo sợ. Câu 2. Ngoài giờ đi học, bạn A tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Hãy nhận xét việc làm của A. A. A là người tự chủ. B. A là người trung thực. C. A là người thật thà. D. A là người khiêm nhường.
  7. Câu 3. Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân được gọi là A. khiêm nhường B. chí công vô tư C. tự chủ D. tự trọng. Câu 4. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Chỉ làm những việc đã được phân công. B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình. Câu 5. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật được thể hiện như thế nào? A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện. B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện. C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật. D. Kỷ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện tình yêu hòa bình? A.Thân thiện với mọi người. B. Dùng vũ lực giải quyêt mâu thuẫn. C. Phân biệt đối xử. D. Thờ ơ, lạnh nhạt với bạn bè. Câu 7. Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh? A. Đem lại cuộc sồng bình yên, tự do. B. Đời sống ấm no, hạnh phúc C. Khát vọng của nhân loại. D. Đem lại cuộc sống bình yên, tự do; đời sống ấm no, hạnh phúc và là khát vọng của nhân loại. Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột? A. Để tránh xung đột không nên kết bạn với nhiều người. B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết. C. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng bạo lực. D. Khi có mâu thuẫn không nên nhân nhượng. Câu 9. Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. B. Nhận được sự đánh giá cao từ mọi người. C. Nhận được sự kính phục từ mọi người. D. Truyền thống dân tộc không phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Câu 10. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài. B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức. C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu. D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc. Câu 11: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng Anh thông qua bài hát và các bộ phim.Em hãy nhận xét việc làm đó của P? A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Việc làm chất lượng, hiệu quả. C. Việc làm hiệu quả, năng suất. D. Việc làm năng suất, khoa học. Câu 12. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là A.làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. làm việc năng suất. C. làm việc khoa học. D. làm việc chất lượng. Câu 13. Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. B. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. C. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Câu 14. Hành vi thể hiện tình hữu nghị trong cuộc sống hằng ngày? A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẩn B. Thiếu lịch sự với người nước ngoài C. Thân thiện hòa nhã với mọi người xung quanh D. Thái độ bất hợp tác với mọi người Câu 15. Nội dung nào dưới đây nói về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc? A. Lợi dụng thế mạnh của nhau. B. Đề cao bản sắc văn hóa của đất nước mình. C. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. D. Để được nhận sự trợ giúp. II.TỰ LUẬN: (5.0 ĐIỂM)
  8. Câu 1. (3.0 điểm) a.Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu 2 biểu hiện năng động, 2 biểu hiện của sáng tạo. (2.0 điểm) b. Là học sinh, em cần phải học hành như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo? (1.0 điểm) Câu 2. (2.0 điểm). Tình huống: Nhà bạn An đang gói bánh chưng ngày tết, bạn Hoa tới chơi nhìn thấy bỉu môi và nói: "Thời buổi giờ ra chợ mua là có ngay, không thiếu bánh trái gì cả. Nhà tớ ba mẹ vừa khuân về nào bánh tét, bánh chưng, bánh ổ đấy. Nhà cậu làm gì mà ngồi gói từng cái vất vả thê?" a. Em có tán thành thái độ và lời nói của bạn Hoa không? Vì sao? (1.0 điểm) b. Nếu em là bạn An em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống này? (1.0 điểm) Bài làm: A. Phần Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Đáp án điều chỉnh B. Phần Tự luận: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm; 3 câu đúng đạt 1.0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D A C B D A D B A B A A C C C B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm).
  9. Câu Nội dung Điểm a. *Khái niệm, biểu hiện 1 *Khái niệm: (3.0đ - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. 0.5 - Sáng tạo là say mê , tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần ) 0.5 hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. * Biểu hiện: - Năng động: Linh hoạt xử lí các tình huống, tự giác làm việc…. 0.5 - Sáng tạo: Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách 0.5 làm đã có… b. Là học sinh, em cần phải học hành để trở thành người năng động, sáng tạo: - Siêng năng, tích cực, chủ động trong học tập, không đợi nhắc nhở, không ỷ 0.5 lại. - Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân và vận dụng vào thực tiễn. 0.5 a. Tán thành/ không tán thành, lí do: 2 - Em không tán thành thái độ và lời nói của bạn An. 0.25 (2.0đ - Vì: thái độ và lời nói không tích cực, An có vẻ như không hiểu biết về 0.75 truyền thống văn hóa tốt đẹp này của dân tộc Việt Nam. ) b. Cách ứng xử: + Giải thích cho bạn Hoa hiểu về tục lệ làm bánh chưng là truyền thống, là nét 0.5 văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. + Giải thích cho bạn Hoa rõ về việc làm bánh chưng ngày tết là thể hiện việc tôn trọng gìn giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của ông bà ta, đồng thời thể hiện sự ấm 0.5 cúng, đoàn tụ gia đình trong dịp xuân là một nét đẹp cần duy trì đối với người Việt. ( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) GV ra đề Nguyễn Thị Kim Liên TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Công dân – Lớp 9 Họ và tên HS: ...................................................... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: 9 /............ ĐIỂM Lời phê: A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ? A. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ. B. Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.
  10. C. Luôn có lập trường rõ ràng, không bị hoàn cảnh chi phối. D. Luôn hành động theo cảm tính, không nghe ý kiến của người khác. Câu 2. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. K nói dối là bị ốm để nghỉ học. B. H lấy tiền mẹ cho đóng học phí để đi chơi game. C. N ngồi chơi nhưng nhờ bạn chép bài hộ. D. Gặp bài tập khó nhưng M vẫn không chép sách giải. Câu 3. Khi có bạn hiểu nhầm đã tìm cách gây gổ với em trên trang mạng xã hội. Là người tự chủ, em tán thành với việc làm nào dưới đây? A. Sẵn sàng đáp trả, thách thức lại bạn. B. Bình tĩnh, tìm cách giải thích cho bạn hiểu. C. Hẹn gặp nhau để giải quyết bằng bạo lực. D. Rủ thêm bạn bè vào để gây áp lực với bạn. Câu 4. Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Nói chuyện riêng trong giờ học. B. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ. C. Không mặc đồng phục theo quy định của trường. D. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm. Câu 5. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật được thể hiện như thế nào? A. Dân chủ là nội dung của kỉ luật. B. Dân chủ là yêu cầu để kỉ luật được thực hiện. C. Kỉ luật là nội dung của dân chủ. D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện. Câu 6. Biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là A. phân biệt đối xử giữa các dân tộc. B. biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác. C. dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn. D. bắt mọi người phục tùng theo ý muốn của mình. Câu 7. Cần bảo vệ hoà bình vì hoà bình A. mang đến thảm hoạ cho loài người. B. đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. C. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình. D. giúp các nước lớn có thể điều khiển các nước nhỏ hơn. Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột? A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết. B. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng bạo lực. C. Để tránh xung đột không nên kết bạn với nhiều người. D. Khi có mâu thuẫn không nên nhân nhượng. Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới? A. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai. B. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài. C. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn. D. Không tham gia các hoạt động giao lưu với học sinh các nước. Câu 10. Nội dung nào dưới đây nói về ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc? A. lợi dụng thế mạnh của nhau. B. tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. C. để được nhận sự trợ giúp. D. đề cao bản sắc văn hóa đất nước mình. Câu 11. Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Không có những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mỗi cá nhân và dân tộc vẫn phát triển bình thường. B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. C. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa. D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Câu 12. Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần làm gì? A. Lên án, ngăn chặn. B. Không quan tâm. C. Bỏ qua trước việc làm đó D. Cùng tham gia. Câu 13. Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? A. Trong giờ học Công dân, N thường đem môn khác ra học. B. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề, M đã vội vã làm. C. Anh T bảo vệ luận án trước thời hạn đạt kết quả xuất sắc. D. Để đạt kế hoạch sản phẩm, người quản lí thường ép công nhân làm quá giờ. Câu 14. Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần: A. chép bài của bạn để đạt điểm cao. B. chép sách giải khi gặp bài khó. C. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập. D. nhờ anh chị làm hộ bài tập. Câu 15. Em tán thành với biểu hiện nào của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả? A. Chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. B. Dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao. C. Buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. D. Tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
  11. Câu 1. (3,0 điểm) a) (2,0 điểm). Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu 2 biểu hiện của năng động, 2 biểu hiện của sáng tạo. b) (1,0 điểm) Theo em, học sinh cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? Câu 2. (2,0 điểm) Tình huống: Lớp 9B đang sôi nổi thảo luận chọn thể loại cho tiết mục văn nghệ chào mừng kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam do nhà trường tổ chức. Các bạn đóng góp ý kiến sẽ chọn một hoạt cảnh có nội dung về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Lớp phó văn thể mỹ của lớp cho rằng: “Lớp ta nên chọn một tiết mục nhảy sôi động mới phù hợp với thị hiếu hiện nay của khán giả chứ hoạt cảnh về quá khứ hào hùng của dân tộc không còn phù hợp mà lại cổ hủ, lạc hậu nữa”. a) Em có đồng ý với ý kiến của bạn lớp phó văn thể mỹ không? Vì sao? b) Trong tình huống này: Nếu em là một học sinh học lớp 9B, em sẽ ứng xử như thế nào? Bài làm: A. Phần Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Đáp án điều chỉnh B. Phần Tự luận: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Công dân – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,33 điểm; 3 câu đúng đạt 1,0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
  12. Đáp án C D B B D B B A A B D A C C D B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm a) * Khái niệm: 1 - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. 0,5 (3,0đ - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, ) tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc 0,5 vào những cái đã có. * Biểu hiện: - Năng động: Linh hoạt xử lí các tình huống, tự giác làm việc…. 0,5 - Sáng tạo: Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách 0,5 làm đã có, … b) Để trở thành người năng động, sáng tạo, học sinh cần: - Có ý thức học tập tốt, tìm ra phương pháp học tập phù hợp cho mình (0,5đ) 0,5 - Tích cực vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học, điều đã biết vào cuộc sống 0,5 (0,5đ). a) Tán thành/không tán thành, lí do: 2 - Không đồng tình với ý kiến của lớp phó văn thể mỹ. 0,25 (2,0đ - Vì: Quá khứ hào hùng của dân tộc ta là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. ) Việc lớp phó văn thể mỹ bảo đó là cổ hủ không phù hợp với thị hiếu hiện nay là 0,75 sai trái. Quá khứ hào hùng của dân tộc cần phải được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. b) Nếu là một học sinh học lớp 9B, em sẽ ứng xử: (Mỗi ý ứng xử phù hợp theo hướng dẫn ghi 0,5đ) + Giải thích cho bạn hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và ý 0,5 nghĩa của các truyền thống tốt đẹp đó. + Khuyên, động viên và tạo mọi điều kiện (có thể) giúp bạn tham gia luyện tập tốt để đem lại kết cao trong hội thi cũng chính là góp phần kế thừa và phát huy 0,5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) ----------------------------------HẾT------------------------------------- GV ra đề Lê Thị Ngọc Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2