intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&DT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - LỚP 9 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7.0 ĐIỂM) Câu 1. Phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là A. chí công vô tư. B. dân chủ và kỉ luật. C. bảo vệ hòa bình. D. năng động, sáng tạo. [] Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện chí công vô tư? A. Chỉ chơi thân với những bạn nghe theo mình. B. Lúc nào cũng quan tâm đến lợi ích cá nhân. C. Thẳng thắng phê bình những việc làm sai trái. D. Không tham gia ý kiến vì sợ mất lòng. [] Câu 3. Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và A. biết điều chỉnh hành vi của bản thân. B. biết điều chỉnh hành vi của người khác. C. biết điều chỉnh việc làm đúng đắn. D. biết đưa ra ý kiến riêng của bản thân. [] Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Bình tĩnh suy xét trước khi đưa ra quyết định. B. Không có sự tự tin khi phát biểu ý kiến. C. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn, trở ngại. D. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông. [] Câu 5. Giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung độ vũ trang được gọi là A. bảo vệ đất nước. B. giá trị hòa bình. C. giá trị nhân loại. D. bảo vệ hoà bình. [] Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình? A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc với nhau. B. Không thừa nhận khuyết điểm của bản thân mình. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác. []
  2. Câu 7. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên được gọi là A. chia sẽ. B. đối tác. C. hợp tác. D. giúp đỡ. [] Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta? A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực với nhau. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. [] Câu 9. Việc làm nào dưới đây thể hiện hợp tác cùng phát triển? A. Cùng nhau góp sức giải bài trong giờ kiểm tra. B. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ khi gặp khó khăn. C. Cho bạn chép bài để cùng nhau được điểm cao. D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong cuộc tranh luận. [] Câu 10. Việc làm nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển? A. Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. B. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo. C. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ. D. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung. [] Câu 11. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. địa phương này sang địa phương khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. thế hệ này sang thế hệ khác. [] Câu 12. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào dưới đây của dân tộc ta? A. Cần cù lao động. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Tôn sư trọng đạo. D. Đoàn kết và nhân nghĩa. [] Câu 13. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Thờ ơ khi người khác gặp khó khăn. B. Chê bai các lễ hội truyền thống. C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. D. Xem thường truyền thống hiếu học. []
  3. Câu 14. Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người A. tự tin. B. sáng tạo. C. dũng cảm. D. kiên trì. [] II. PHẦN TỰ LUẬN. (3.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Để chuẩn bị bầu ban can sự lớp đầu năm học, thầy chủ nhiệm tổ chức một buổi để bầu chọn các bạn ban cán sự lớp. Đến phần đề cử các bạn có năng lực vào ban ban cán sự lớp, bạn M nói: Thôi, phần này chúng ta không đề cử nữa mà để thầy chủ nhiệm tự quyết định, vì nếu các bạn đề cử sẽ không tập trung và mất thời gian. Em có tán thành việc làm của bạn M ? Vì sao? Nếu có mặt trong cuộc họp đó, em sẽ có ý kiến như thế nào? Câu 2. (1.0 điểm) H và K là một học sinh nhanh nhẹn của lớp 9B và cố hết sức làm việc thật nhanh để hoàn thành công việc thầy cô giao. Nhưng vì muốn làm nhanh nên H và K không cẩn thận, hay bỏ qua vài công đoạn, làm tắt nên hiệu quả công việc thường không tốt. Ví dụ, khi giải bài tập môn Toán. H và K làm rất nhanh, xong trước cả lớp nhưng hai bạn chẳng được điểm cao vì có nhiều lỗi do cẩu thả, sơ suất. Theo em, cách làm việc của H và K có thành công trong công việc sau này không? Nếu em là bạn của H và K, em sẽ khuyên hai bạn thế nào? ..........HẾT.........
  4. SỞ GD&DT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - LỚP 9 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7.0 ĐIỂM) Câu 1. Làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân được gọi là A. dân chủ. B. trung thực. C. công bằng. D. tự chủ. [] Câu 2. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn, trở ngại. B. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông. C. Bình tĩnh suy xét trước khi đưa ra quyết định. D. Không có sự tự tin khi phát biểu ý kiến. [] Câu 3. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên A. lợi ích xã hội. B. lợi ích gia đình. C. lợi ích cá nhân. D. lợi ích tập thể. [] Câu 4. Hành vi nào sau đây thể hiện chí công vô tư? A. Thẳng thắng phê bình những việc làm sai trái. B. Không tham gia ý kiến vì sợ mất lòng. C. Chỉ chơi thân với những bạn nghe theo mình. D. Lúc nào cũng quan tâm đến lợi ích cá nhân. [] Câu 5. Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra A. chiến tranh giữa các dân tộc. B. chiến tranh hay xung độ vũ trang. C. vũ lực hay xung đột vũ trang. D. mâu thuẫn hay xung đột dân tộc [] Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình? A. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  5. B. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác. C. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc với nhau. D. Không thừa nhận khuyết điểm của bản thân mình. [] Câu 7. Việc làm nào dưới đây thể hiện hợp tác cùng phát triển? A. Cho bạn chép bài để cùng nhau được điểm cao. B. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong cuộc tranh luận. C. Cùng nhau góp sức giải bài trong giờ kiểm tra. D. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ khi gặp khó khăn. [] Câu 8. Việc làm nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển? A. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ. B. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung. C. Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. D. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo. [] Câu 9. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa A. một cá nhân và tập thể. B. một tập thể và xã hội. C. nước này với nước khác. D. ta với cá nhân nào đó. [] Câu 10. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta? A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. B. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. C. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực với nhau. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. [] Câu 11. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. vùng miền này sang vùng miền khác. B. thế hệ này sang thế hệ khác. C. địa phương này sang địa phương khác. D. đất nước này sang đất nước khác. [] Câu 12. Tích cực, chủ động dám nghĩ, dám làm được gọi là A. sáng tạo. B. cần cù. C. năng động. D. chăm chỉ. [] Câu 13. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. B. Xem thường truyền thống hiếu học. C. Thờ ơ khi người khác gặp khó khăn.
  6. D. Chê bai các lễ hội truyền thống. [] Câu 14. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào dưới đây của dân tộc ta? A. Tôn sư trọng đạo. B. Đoàn kết và nhân nghĩa. C. Cần cù lao động. D. Uống nước nhớ nguồn. [] II. PHẦN TỰ LUẬN. (3.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Để chuẩn bị Đại hội Chi đội, các bạn trong ban chỉ huy chi đội tổ chức một cuộc họp để chuẩn bị công tác tổ chức và nhân sự. Đến phần ứng cử và đề cử các bạn đội viên có năng lực vào ban chỉ huy chi đội, bạn A chi đội trưởng nói: Thôi, phần này chúng ta không đề cử hay ứng cử nữa mà tôi sẽ tham khảo ý kiến thầy Tổng phụ trách rồi chỉ định luôn, vì nếu các bạn đề cử sẽ không tập trung và mất thời gian. Em có tán thành việc làm của bạn A chi đội trưởng không? Vì sao? Nếu có mặt trong cuộc họp đó, em sẽ có ý kiến như thế nào? Câu 2. (1.0 điểm) B và C là một học sinh nhanh nhẹn của lớp 9A và cố hết sức làm việc thật nhanh để hoàn thành công việc thầy cô giao. Nhưng vì muốn làm nhanh nên B và C không cẩn thận, hay bỏ qua vài công đoạn, làm tắt nên hiệu quả công việc thường không tốt. Ví dụ, khi giải bài tập môn GDCD. B và C làm rất nhanh, xong trước cả lớp nhưng hai bạn chẳng được điểm cao vì có nhiều lỗi do cẩu thả, sơ suất. Theo em, cách làm việc của B và C có thành công trong công việc sau này không? Nếu em là bạn của B và C, em sẽ khuyên hai bạn thế nào? ..........HẾT.........
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2