intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA -------------- CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: GD KT&PL 10 Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm và 02 câu tự luận ) Họ và tên:..............................................................Số báo danh: ....................Lớp….. I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia các yếu tố sản xuất cho các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là A. trao đổi trong sản xuất. B. tiêu dùng cho sản xuất. C. sản xuất của cải vật chất. D. phân phối cho sản xuất Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất không gắn liền với việc làm nào dưới đây? A. Công nhân lắp ráp ô tô xuất xưởng. B. Người nông dân thu hoạch lúa mùa. C. Cửa hàng A tăng cường khuyến mại. D. Thợ may cải tiến mẫu mã sản phẩm. Câu 3: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào sau đây? A. Người sản xuất kinh doanh. B. Chủ thể trung gian C. Chủ thể Nhà nước. D. Người tiêu dùng. Câu 4: Gia đình anh M nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, anh M đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng. Việc làm của anh M và gia đình là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào dưới đây? A. Sản xuất. B. Trung gian. C. Nhà nước. D. Tiêu dùng. Câu 5: Thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên vai trò của đối tượng giao dịch, mua bán? A. Gạo, cà phê, thép. B. Tiêu dùng, lao động. C. Hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Trong nước và quốc tế. Câu 6: Bạn H học xong lớp 12, bạn quyết định tìm hiểu quy trình, kĩ thuật trồng rau thủy canh để bán nhưng bạn không biết nên sản xuất rau sạch với số lượng và giá cả như thế nào? Vậy số lượng và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào dưới đây quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Nhà phân phối. D. Nhà nước. Câu 7: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế muốn giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường. C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. D. duy trì chiến lược kinh doanh.
  2. Câu 8: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây vận dụng tốt cơ chế thị trường? A. Cửa hàng cung cấp rau, củ, quả tăng giá bán khi mùa mưa đến. B. Công ti H treo biển hết xăng và tích trữ hàng hóa khi giá xăng đang giảm. C. Doanh nghiệp A mở rộng vùng trồng nguyên liệu khi có nhiều đơn hàng. D. Cửa hàng vật tư y tế B đã tăng giá bán khẩu trang y tế khi dịch bệnh tăng cao. Câu 9: Theo Luật ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước là A. quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia. B. toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia. C. toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước. D. toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp. Câu 10: Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần A. hoàn trả trực tiếp cho người dân. B. chia đều sản phẩm thặng dư. C. định hướng phát triển sản xuất. D. phân chia mọi nguồn thu nhập. Câu 11: “Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội, thời gian đầu đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỉ đồng, cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân”. Nhà nước sử dụng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước chi cho hoạt động nào dưới đây? A. Thực phẩm thiết yếu. B. Trợ cấp tiền cho nhân dân. C. Đầu tư cho quốc phòng. D. Các gói hỗ trợ đặc biệt. Câu 12: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước được gọi là thuế A. giá trị gia tăng. B. thu nhập cá nhân. C. tiêu thụ đặc biệt. D. thu nhập doanh nghiệp. Câu 13: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế gián thu? A. Thu nhập doanh nghiệp. B. Bảo vệ môi trường. C. Giá trị gia tăng. D. Xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 14: Công ty cổ phần A có trụ sở tại tỉnh B chuyên kinh doanh mặt hàng xe ô tô điện trẻ em. Trong năm 2021, công ty nhập 200 chiếc về Việt Nam để bán. Đến cuối năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước và đạt doanh thu 2 tỉ đồng. Trong trường hợp này, công ty A không phải nộp loại thuế nào dưới đây? A. Nhập khẩu. B. Xuất khẩu. C. Thu nhập doanh nghiệp. D. Thu nhập cá nhân. Câu 15: Mô hình kinh tế nào dưới đây dựa trên hình thức đồng sở hữu, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh? A. Công ty hợp danh. B. Hộ kinh doanh. C. Liên hợp hợp tác xã. D. Hợp tác xã. Câu 16: Công ty cổ phần có đặc điểm nổi bật nào dưới đây? A. Có khả năng phát triển thành công ty có quy mô lớn. B. Không chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đóng góp. C. Là mô hình công ty có số lượng nhân viên đông nhất. D. Được phát hành cổ phiếu và không hạn chế số lượng cổ đông. Câu 17: Sau khi tốt nghiệp đại học nông lâm, M không đi xin việc làm mà cùng gia đình đầu tư mua đất trồng bơ theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê,
  3. vườn bơ của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M tham gia mô hình sản xuất nào dưới đây? A. Hợp tác xã. B. Công ty hợp danh. C. Hộ sản xuất kinh doanh. D. Công ty tư nhân. Câu 18: Trong quá trình cho vay, có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là tiền A. dịch vụ. B. lãi. C. gốc. D. phát sinh. Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của tín dụng ? A. Là công cụ điều tiết kinh tế, xã hội. B. Hạn chế bớt tiêu dùng. C. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. D. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông. Câu 20: Tốt nghiệp THPT, được sự động viên của người thân, N quyết định đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Để có chi phí cho chuyến đi, bố mẹ N đã thế chấp mảnh đất của gia đình để vay ngân hàng 150 triệu đồng. Qua xem xét hồ sơ vay, ngân hàng quyết định cho gia đình N vay theo nguyện vọng. Trong trường hợp này chủ thể của hợp đồng tín dụng là A. Bố mẹ N và ngân hàng. B. N và bố mẹ. C. N và ngân hàng. D. Bố mẹ, N và ngân hàng. Câu 21: Một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp là người vay phải có A. đầy đủ quan hệ nhân thân. B. tài sản đảm bảo. C. địa vị chính trị. D. tư cách pháp nhân. Câu 22: Quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể kinh tế dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả được gọi là dịch vụ tín dụng A. tiêu dùng. B. doanh nghiệp. C. ngân hàng. D. cá nhân. Câu 23: Chị M cán bộ xã Z muốn vay tín dụng ngân hàng nhưng không có tài sản thế chấp. Nếu lịch sử tín dụng tốt, chị M có thể tham gia vay dịch vụ tín dụng nào dưới đây? A. Tín chấp. B. Trả góp. C. Thế chấp. D. Thấu chi. Câu 24: S cần vay số tiền mặt là 200 triệu đồng để đầu tư kinh doanh. S muốn tham gia vay tín dụng ngân hàng bằng hình thức vay thế chấp. Ngân hàng sẽ cho S vay khi tài sản thế chấp có giá trị bao nhiêu? A. Tài sản gấp đôi 200 triệu. B. Tài sản bằng ½ của 200 triệu. C. Tài sản < 200 triệu. D. Tài sản ≥ 200 triệu. Câu 25: Nội dung nào dưới đây không liên quan đến tài chính cá nhân? A. thu nhập. B. Việc làm. C. Tiết kiệm. D. Chi tiêu. Câu 26: Khi thực hiện thu chi, nếu cá nhân chi vượt mức quy định thì cá nhân cần phải làm gì? A. Xin tiền người thân để bù vào. B. Cắt giảm các khoản chi không thiết yếu. C. Cắt giảm các khoản chi thiết yếu. D. Ghi nợ, kế hoạch tài chính lần sau bù lại. Câu 27: Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ thường xuyên đau ốm, K đã quyết tâm lên kế hoạch vừa tiết kiệm chi tiêu vừa làm thêm kiếm tiền để mua quần áo và dụng cụ học tập cho năm học mới vào tháng 9/2023. Trong trường hợp này bạn K nên xây dựng loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Vô thời hạn. B. Ngắn hạn. C. Dài hạn. D. Trung hạn.
  4. Câu 28: Với số tiền nhận được từ việc làm thêm mỗi tháng, X đều gửi lại mẹ một nửa. Phần còn lại, X chia làm 3 khoản nhỏ, một khoản dành dụm cá nhân, một khoản dùng cho chi tiêu và một khoản dùng cho việc học tập. Bạn X đã thực hiện tốt bước nào dưới đây trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. B. Xác định thời gian hoàn thành. C. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân. D. Xác định tình hình tài chính hiện tại. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Để phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Công ty TNHH A đã tập trung mọi nguồn lực để sản xuất bánh tráng. Giám đốc công ty A cho biết: “ Bánh tráng là món ăn gần như nhà nào cũng có trong mỗi dịp Tết. Các loại bánh tráng cuốn, bánh tráng chả giò…gần như luôn cháy hàng. Trung bình Công ty A đưa ra thị trường từ 8 đến 10 tấn bánh tráng trên ngày. Công ty quyết định năm nay sẽ không tăng giá để hỗ trợ khách hàng dễ dàng mua sắm”. Câu hỏi: a. Em hãy chỉ ra chủ thể kinh tế trong thông tin trên và cho biết trách nhiệm của chủ thể kinh tế đối với đời sống xã hội? (2 điểm) b. Theo em Công ty TNHH A phải đóng những loại thuế nào? Chia sẻ hiểu biết của em về những loại thuế đó?(1 điểm) ---------------Hết----------------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ & PHÁP LUẬT 10 I. TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 8 C 15 D 22 C 2 C 9 C 16 D 23 A 3 B 10 C 17 C 24 D 4 A 11 A 18 B 25 B 5 B 12 B 19 B 26 B 6 B 13 A 20 A 27 D 7 A 14 B 21 B 28 C II. TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu hỏi Hướng dẫn chấm Điểm Để phục vụ Tết Nguyên đán Để phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Công ty TNHH A Quý Mão 2023, Công ty TNHH A đã tập trung mọi nguồn lực để sản đã tập trung mọi nguồn lực để sản xuất bánh tráng. Giám đốc công xuất bánh tráng. ty A cho biết: “ Bánh tráng là món a. Các chủ thể kinh tế có trong 1đ ăn gần như nhà nào cũng có trong thông tin là: Chủ thể sản xuất và mỗi dịp Tết. Các loại bánh tráng chủ thể tiêu dùng cuốn, bánh tráng chả giò…gần - Chủ thể sản xuất: Công ty TNHH như luôn cháy hàng. Trung bình A. Công ty A đưa ra thị trường từ 8 - Chủ thể tiêu dùng: Khách hàng đến 10 tấn bánh tráng trên ngày. - Trách nhiệm của chủ thể kinh tế 1đ Công ty quyết định năm nay sẽ đối với đời sống xã hội không tăng giá để hỗ trợ khách + Chủ thể sản xuất: Áp dụng công hàng dễ dàng mua sắm”. nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại. Câu hỏi: Tạo ra bánh tráng có chất lượng a. Em hãy chỉ ra chủ thể kinh tế cao, thơm ngon, đạt tiêu chuẩn an trong thông tin trên và cho biết toàn vệ sinh thực phẩm. trách nhiệm của chủ thể kinh tế + Chủ thể tiêu dùng: Lựa chọn sản đối với đời sống xã hội? phẩm chất lượng, an toàn, kiểm tra b. Theo em Công ty TNHH A phải hạn sử dụng, hàng đúng chính hãng đóng những loại thuế nào? Chia sẻ công ty TNHH A sản xuất. hiểu biết của em về những loại b. Công ty TNHH A phải đóng thuế thuế đó? thu nhập doanh nghiệp và thuế thu 0.25đ nhập cá nhân.
  6. - Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế chính mà Công ty 0.5đ TNHH A phải nộp, đây là khoản thuế lớn nhất trong tổng các loại thuế của công ty trích từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thuế thu nhập cá nhân: Giám đốc công ty TNHH A và những người 0.25đ có thu nhập cao trong công ty phải trích từ một phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2