intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN HÓA HỌC 10 - LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 3 trang) (Không kể thời gian giao đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 301 PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7,0 ĐIỂM Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp không theo nguyên tắc nào? A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron xếp thành một hàng. B. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử. D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị xếp thành một cột. Câu 2: Cho các nguyên tử và giá trị độ âm điện tương ứng như sau: H (2,20), C (2,55), Mg (1,31), Ca (1,00), O (3,44), Cl (3,16). Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực? A. CO2. B. CaCl2. C. MgCl2. D. C2H4. Câu 3: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử? A. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất. B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng. C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8. D. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cấu hình electron ổn định, bền vững. Câu 4: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự ô nguyên tố băng A. điện tích hạt nhân. B. số neutron. C. nguyên tử khối. D. số hiệu nguyên tử. Câu 5: Liên kết giữa hai nguyên tử được hình thành bởi một cặp electron chung được gọi là A. Liên kết đôi. B. Liên kết ba. C. Liên kết bội. D. Liên kết đơn. Câu 6: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành A. bởi nhiều các cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử. B. do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. C. bởi một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử. D. bởi duy nhất một cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử. Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử Oxygen là ls22s22p4. Vị trí của Oxygen trong Bảng tuần hoàn là A. ô số 6, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. C. ô số 8, chu kì 2, nhóm IVA. D. ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA. Câu 8: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là A. Độ âm điện. B. Tính kim loại. C. Tính phi kim. D. Điện tích hạt nhân. Câu 9: Orbital nguyên tử là khu vực A. có chứa electron xung quanh hạt nhân nguyên tử. B. không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất. C. không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử với xác suất tìm thấy electron không giống nhau. D. quỹ đạo chuyển động của electron xung quanh hạt nhân. Câu 10: Công thức biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron chung) và các electron hóa trị riêng gọi là A. Công thức electron. B. Công thức phân tử. C. Công thức cấu tạo. D. Công thức Lewis. Câu 11: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số A. A. B. M. C. N. D. Z. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học? Trang 1/3 - Mã đề 301
  2. A. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. B. Ứng dụng của chất. C. Thành phần, cấu trúc của chất. D. Tính chất và sự biến đổi của chất. Câu 13: Các electron có mức năng lượng băng nhau được xếp trong cùng A. lớp electron. B. phân lớp electron. C. phân lớp s. D. lớp M. Câu 14: Trong cùng một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì A. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. B. Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. C. Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. Câu 15: Vỏ nguyên tử chứa hạt A. electron và proton. B. electron. C. neutron. D. proton. Câu 16: Chất nào sau đây có liên liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. NH3. B. H2O. C. O2. D. HCl. Câu 17: Liên kết ion có bản chất là A. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. B. sự dùng chung các electron. C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. lực hút giữa các phân tử. Câu 18: Nguyên tử sulfur (Z = 16) khi tham gia tạo liên kết có xu hướng A. nhường 2e trở thành ion S2+. B. nhận 2e trở thành ion S2-. C. nhận 2e trở thành ion S2+. D. nhường 2e trở thành ion S2-. Câu 19: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm VIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là A. 1s22s22p63s43p2. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s 2s 2p 3s 3p . 2 2 6 2 6 D. 1s22s22p63s23p63d64s2. Câu 20: Ở điều kiện thường, hợp chất ion có tính chất nào sau đây? A. Dễ nóng chảy. B. Nhiệt độ nóng chảy cao. C. Dẫn điện ở trạng thái rắn, khan. D. Không tan trong nước. Câu 21: X là nguyên tố nhóm IIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. X2O3. B. XO. C. XO2. D. X2O. Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Vậy số hiệu nguyên tử của R là A. 9. B. 11. C. 4. D. 8. Câu 23: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố oxygen (Z= 8) phải nhận thêm: A. 3 electron. B. 1 electron. C. 2 electron. D. 4 electron. Câu 24: Hyđroxide nào mạnh nhất trong các hyđroxide: Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, Be(OH)2? A. NaOH. B. Be(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3. Câu 25: Đồng vị là những nguyên tử có cùng A. số proton. B. số neutron. C. số khối. D. số lớp electron. Câu 26: Cấu hình electron của một nguyên tử được biểu diễn dưới dạng các ô orbital như sau: Số electron ở lớp ngoài cùng và tính chất đặc trưng của nguyên tố hóa học này là A. 5, tính phi kim. B. 7, tính phi kim. C. 4, tính kim loại. D. 3, tính kim loại. Câu 27: Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Có khối lượng băng khối lượng electron. B. Không mang điện. C. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. D. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. Câu 28: Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên Trang 2/3 - Mã đề 301
  3. tử? A. Điện tích hạt nhân. B. Số lớp electron. C. Tỉ khối. D. Số electron lớp ngoài cùng. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 ĐIỂM Câu 1: (1 điểm) Hợp chất A được tạo thành từ sodium và fluorine là thành phần hoạt chất phổ biến nhất trong kem đánh răng để ngăn ngừa sâu răng, hình thành men răng. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử A băng cách áp dụng quy tắc Octet. Câu 2: (1 điểm) Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo, công thức phân tử của hợp chất ammonia. Câu 3: (1,0 điểm) Phổ khối của nguyên tố antimony hay stibium (kí hiệu là Sb, Z = 51) được biểu diễn như hình bên. Biết m/z có giá trị băng nguyên tử khối. a. Viết kí hiệu nguyên tử (dạng A X ) của các Z đồng vị antimony. b. Tính nguyên tử khối trung bình của antimony. Kết quả phép tính được làm tròn đến 3 (ba) chữ số ở phần thập phân. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2