intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học, Lớp 12. Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:…………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32; Cl =35,5; K=39; Ca = 40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ba=137; Câu 1: Metyl axetat có công thức là A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 2: Este CH3COOC2H5 có tên gọi là A. metyl axetat. B. vinyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl acrylat. Câu 3: Chất nào sau đây là chất béo? A. Tripanmitin. B. Etyl axetat. C. Etyl fomat. D. Etyl acrylat. Câu 4: Saccarozơ có nhiều trong cây mía, công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C12H24O11. Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Sobitol. D. Xenlulozơ. Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. CH3COOH. D. CH3OH. Câu 7: Chất nào sau đây là tripeptit? A. Ala-Ala-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Ala. D. Gly-Ala-Gly-Ala. Câu 8: Trong môi trường kiềm, lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng. Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime? A. C2H5OH. B. CH2=CHCl. C. C2H5NH2. D. CH3Cl. Câu 10: Polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O? A. Polietilen. B. Tơ olon. C. Nilon-6,6 D. Nilon-6. Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua). D. polietilen. Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại? A. Khối lượng riêng. B. Tính cứng. C. Nhiệt độ nóng chảy. D. Tính dẻo. Câu 13: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Zn. B. Al. C. Hg. D. Ag. Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính axit. B. tính bazơ. C. tính khử. D. tính oxi hóa. Câu 15: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. HNO3 loãng. B. H2SO4 loãng. C. HCl. D. NaOH. Câu 16: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường? A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Ba. Câu 17: Etyl propionat có mùi dứa, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Etyl propionat được điều chế từ axit và ancol nào sau đây? 1
  2. A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H5COOH, CH3OH. C. C2H5COOH, C2H5OH. D. CH3COOH, C2H5OH. Câu 18: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là A. axit panmitic và etanol. B. axit stearic và glixerol. C. axit oleic và glixerol. D. axit panmitic và glixerol. Câu 19: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 20: Cho 0,2 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là A. 16 gam. B. 6 gam. C. 4 gam. D. 8 gam. Câu 21: Số đipeptit tối đa được tạo ra từ hỗn hợp glyxin và alanin là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Polime trong dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ nhân tạo? A. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. B. tơ tằm và tơ visco. C. tơ visco và tơ nilon-6,6. D. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6. Câu 23: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện? A. Fe < Al < Cu < Ag. B. Al < Ag < Cu < Fe. C. Fe < Cu < Al < Ag. D. Al < Fe< Cu < Ag. Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc) Giá trị của m là A. 2,4. B. 1,2. C. 4,8. D. 3,6. Câu 25: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại. Giá trị của m là A. 5,6. B. 3,2. C. 6,4. D. 2,8. Câu 26: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là A. Zn. B. Ca. C. Fe. D. Mg. Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc. B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn. C. Đipeptit Ala-Ala có phản ứng màu biure. D. Glucozơ có phản ứng thủy phân. Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Kim loại Cu tan được trong dung dịch FeCl2. B. Tính dẫn nhiệt của bạc tốt hơn đồng. C. Độ cứng của kim loại Al cao hơn kim loại Cr. D. Kim loại Fe có tính khử yếu hơn kim loại Ag. Câu 29: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe2(SO4)3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), KNO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 30. Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: 2
  3. Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuSO4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau: (a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O. (c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 5,2. B. 3,4. C. 3,2. D. 4,8. Câu 32: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam. Câu 33: Cho m g glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 20g kết tủa. Giá trị của m là: A. 45,00. B. 11,25 g. C. 14,40 g. D. 22,50 g. Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 g saccarozơ sau đó tiến hành phản ứng tráng gương với dung dịch thu đươc, khối lượng Ag thu được tối đa là A. 21.6 g B. 43.2g C. 10.8 g D. 32.4 g Câu 35: X là  -amino axit axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 10,3 g X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 g muối khan. CTCT thu gọn của X là: A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 36: Cho 3,96 gam Gly-Gly phản ứn hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 8,16. B. 7,62. C. 7,08. D. 6,42. Câu 37: Hòa tan 2,24 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc). Giá trị V là: A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 8,96 lít D. 3,36 lít Câu 38. Cho 7,34 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol ; MX
  4. Câu 39: Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là A. 33,91 gam. B. 33,48 gam. C. 32,75 gam. D. 27,64 gam. Câu 40: Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 15 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là A. 13,80. B. 10,95. C. 15,20. D. 13,20. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2