Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
lượt xem 2
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2021 2022 MÔN: HÓA HỌC 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ H801 Ngày kiểm tra: /12/2021 Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1 atm), 1 mol không khí có thể tích là: A. 22,4 (l). B. 24 (ml). C. 224 (ml). D. 24 (l). Câu 2. Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác, chất này biến đổi thành chất khác là do A. liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi. B. các nguyên tố tác dụng với nhau. C. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. D. các nguyên tử tác dụng với nhau. Câu 3. Khi nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) ở nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là cacbon đioxit và canxi oxit. Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên? A. canxi oxit + cacbon đioxit → canxi cacbonat. B. canxi cacbonat + canxi oxit → cacbon đioxit. C. canxi oxit → canxi cacbonat + cacbon đioxit. D. canxi cacbonat → canxi oxit + cacbon đioxit. Câu 4. PTHH dùng để biểu diễn: A. ngắn gọn phản ứng hóa học. B. hiện tượng hóa học. C. sơ đồ phản ứng hóa học. D. hiện tượng vật lí. Câu 5. Một cốc đựng dung dịch đồng (II) sunfat và 1 viên kẽm được đặt ở đĩa cân A. Trên đĩa cân B đặt các quả cân sao cho kim cân ở vị trí cân bằng. Người ta cho viên kẽm đó vào cốc đựng dung dịch. Biết rằng có phản ứng: kẽm + đồng (II) sunfat → kẽm sunfat + đồng. Hãy cho biết vị trí của kim cân sau khi phản ứng kết thúc. A. Kim cân lệch về phía đĩa cân A B. Kim cân ở vị trí thăng bằng. C. Kim cân lệch về phía đĩa cân B D. Kim cân không xác định. Câu 6. Hãy điền hệ số thích hợp vào trước công thức hóa học để được phương trình hóa học đúng: ….H2 + …. O2 → …… H2O A. 2, 1, 2. B. 2, 1, 1. C. 1, 2, 2. D. 1, 2, 1. Câu 7. Khi cho đường kính vào nước khuấy lên thấy đường tan thành dạng lỏng (giai đoạn 1). Đun đường lỏng trên chảo một lúc sau có chất màu nâu đỏ chuyển dần thành đen và có mùi khét (giai đoạn 2). Hãy cho biết giai đoạn nào là hiện tượng hóa học? A. Một phần giai đoạn 1 và một phần giai đoạn 2. B. Giai đoạn 2. Mã đề H801 Trang 5/6
- C. Cả 2 giai đoạn. D. Giai đoạn 1. Câu 8. Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương? A. electron. B. proton và notron. C. proton. D. notron. Câu 9. 1 mol đồng (Cu) chứa số nguyên tử là: A. 12.1023 nguyên tử. B. 18.1023 nguyên tử. C. 6.1023 nguyên tử. D. 9.1023 nguyên tử. Câu 10. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng: A. kilogam. B. đơn vị cacbon. C. gam hoặc kilogam. D. gam. Câu 11. Trong các chất dưới đây, chất nào là hợp chất: A. N2. B. H2. C. O2. D. CaO. Câu 12. Nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3). Sau một thời gian nung, khối lượng chất rắn thay đổi như thế nào so với khối lượng trước khi nung? (Biết sản phẩm của phản ứng là CaO và CO2) A. Khối lượng không đổi. B. Không xác định được. C. Khối lượng tăng lên. D. Khối lượng giảm đi. Câu 13. Vỏ nguyên tử cấu tạo bởi: A. electron. B. proton. C. proton và nơtron. D. nơtron. Câu 14. Biểu thức nào sau đây dùng để tính khối lượng (m) của chất: A. m = n.6.1023. B. m = . C. m = n.M. D. m =. Câu 15. Nếu có sơ đồ phản ứng dạng: A + B → C + D thì công thức khối lượng được viết như thế nào? A. mD + mB = mA + mC. B. mA + mB = mC + mD. C. mA + mC = mB + mD. D. mA + mD = mB + mC. Câu 16. Dấu hiệu để biết có xảy ra phản ứng hóa học xảy hay không là: A. dựa vào nhiệt độ phản ứng. B. dựa vào có chất mới sinh ra. C. dựa vào tốc độ phản ứng. D. dựa vào chất xúc tác phản ứng. Câu 17. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi: A. proton và nơtron. B. proton và electron. C. nơtron và electron. D. proton, nơtron và electron. Câu 18. Trong nguyên tử, có mấy loại hạt mang điện: A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 19. Khối lượng 1 mol kim loại Na là: A. 4,6 gam. B. 2,3 gam. C. 23 gam. D. 46 gam. Mã đề H801 Trang 5/6
- Câu 20. Hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất NO là A. V. B. II. C. IV. D. III. Câu 21. Cho một lượng magie tác dụng với dung dịch có chứa 19,6 gam axit sunfuric, sau phản ứng thu được 24 gam magie sunfat và 0,4 gam hiđro. Khối lượng magie đã tham gia phản ứng là: A. 3,6 gam. B. 4,8 gam. C. 1,2 gam. D. 2,4 gam. Câu 22. CTHH tạo bởi P (V) và O (II) là: A. P2O5. B. PO2. C. P2O3. D. PO. Câu 23. Cho phương trình hóa học sau: 3Fe + 2O2 Fe3O4 Cho biết tỉ lệ: số nguyên tử Fe: số phân tử O2: số phân tử Fe3O4 lần lượt là: A. 2:1:3. B. 3:2:1. C. 2:3:1. D. 3:1:2. Câu 24. Lượng chất có chứa 6.10 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó được gọi là 23 A. khối lượng chất. B. thể tích. C. mol. D. khối lượng mol. Câu 25. Nếu có sơ đồ phản ứng dạng: A → B + C + D thì công thức khối lượng được viết như thế nào? A. mA + mB = mC + mD. B. mD = mB + mA + mC. C. mA + mD = mB + mC. D. mA = mB + mC + mD. Câu 26. Cho phương trình hóa học sau: 4Na + O2 → 2Na2O Sản phẩm của phản ứng trên là: A. O2. B. Na2O. C. Na và O2. D. Na. Câu 27. 1 mol đường saccorozơ (C12H22O11) có khối lượng là: A. 344 gam. B. 343 gam. C. 341 gam. D. 342 gam. Câu 28. Đơn chất là chất tạo nên từ: A. hai nguyên tố hóa học. B. ba nguyên tố hóa học. C. hai hay nhiều nguyên tố hóa học. D. một nguyên tố hoá học. Câu 29. Khối lượng của 0,5 mol HCl là A. 18,25 gam. B. 17,75 gam. C. 17,75 lít. D. 18,25 lít. Câu 30. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra là (1) các chất tiếp xúc nhau. (2) cần đun nóng. (3) cần có xúc tác. (4) cần thay đổi trạng thái của chất. Các dữ kiện đúng là A. (2)(3)(4). B. (1)(3)(4). C. (1)(2)(4). D. (1)(2)(3). Câu 31. Cho phương trình hóa học sau: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Chất tham gia của phản ứng trên là: Mã đề H801 Trang 5/6
- A. K2MnO4, MnO2 và O2. B. O2. C. KMnO4. D. KMnO4 và K2MnO4. Câu 32. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng hóa học? A. Hòa tan đường vào nước. B. Đá lạnh tan ra thành nước. C. Hòa tan muối ăn trong nước. D. Sắt tan trong dung dịch axit clohiđric tạo thành sắt (II) clorua và khí hiđro. Câu 33. Công thức tính thể tích chất khí ở đktc là: A. V = n.22,4. B. V = . C. V = . D. V = n.24. Câu 34. Trong PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O, nếu khối lượng của H2 là 4 gam, khối lượng của O2 là 32 gam thì khối lượng của H2O là: A. 32 gam. B. 30 gam. C. 28 gam. D. 36 gam. Câu 35. Tổng khối lượng các chất trước và sau một phản ứng hóa học được bảo toàn vì A. liên kết giữa các nguyên tử không đổi. B. số lượng các chất không thay đổi. C. số lượng nguyên tử không thay đổi. D. không có tạo thành chất mới. Câu 36. Kết luận nào sau đây đúng? Nếu 2 chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) thì: A. chúng có cùng số phân tử. B. chúng có cùng số mol chất. C. chúng có cùng khối lượng. D. không thể kết luận được điều gì. Câu 37. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lý? A. Dây sắt được cắt nhỏ và tán thành đinh. B. Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric, thấy sủi bọt ở vỏ trứng. C. Đinh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ. D. Đốt lưu huỳnh trong không khí sinh ra chất khí có mùi hắc. Câu 38. Quá trình biết đổi từ chất này thành chất khác được gọi là A. hiện tượng hóa học. B. hiện tượng vật lý. C. phương trình hóa học. D. phản ứng hóa học. Câu 39. Phương trình hóa học nào sau đây là đúng? A. HCl + Zn → ZnCl2 + H2 B. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 C. 2HCl + 2Zn → 2ZnCl2 + H2 D. 3HCl + Zn → ZnCl2 + H2 Câu 40. Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH? 1/ Viết PTHH. 2/ Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH. 3/ Viết phương trình chữ của phản ứng. 4/ Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm. Mã đề H801 Trang 5/6
- A. 4, 2, 1. B. 4, 3, 2. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4. HẾT Mã đề H801 Trang 5/6
- MÃ ĐỀ H801 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C D A B A B C C B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D A C B B A B C B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B A B C D B D D A D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C D A D C B A D B A Mã đề H801 Trang 5/6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 432 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 343 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 481 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 943 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 374 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 563 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 230 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 447 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 275 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 427 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 225 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 286 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 129 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn