intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 THCS LÊ THỊ MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 9 HỒNG GẤM (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ……………… ……….… Lớp: 9/ … Ngày KT: ……………… ……………… ……… Điểm Nhận xét của giáo viên MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. CuO. B. Zn. C. Ag. D. Mg. Câu 2. Chất nào sau đây là oxit axit? A. NO. B. MgO. C. Fe2O3. D. SO2. Câu 3. Cặp chất nào sau đây đều phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường? A. Fe, Mg. B. K, Na. C. Al, Cu. D. Mg, K. Câu 4. Chất nào trong các chất sau đây được dùng làm phân đạm? A. CO(NH2)2. B. Ca3(PO4)2. C. K2SO4. D. KCl. Câu 5. Dung dịch đậm đặc của chất nào dưới đây được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm? A. H2SO4. B. H2SO3. C. HCl.. D. HNO3 Câu 6. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao? A. Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3. B. Ca(OH)2, KOH, NaOH. C. Cu(OH)2, KOH, Mg(OH)2. D. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2. Câu 7. Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 8. Phản ứng giữa H2SO4 và NaOH thuộc loại phản ứng A. trung hòa. B. phân hủy. C. hóa hợp. D. thế. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tính chất của phi kim? A. Phần lớn có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Một số có độc tính cao. C. Ở thể khí hoặc lỏng trong điều kiện thường. D. Phần lớn không dẫn điện. Câu 10. Khí clo có màu A. nâu đỏ. B. trắng xanh. C. lục nhạt. D. vàng lục. Câu 11. Khí clo phản ứng với chất nào sau đây? A. HCl. B. H2O C. CuSO4. D. H2SO4. Câu 12. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học? A. Na, Mg, Zn, Cu, Ag. B. Al, Zn, Na, Fe, Cu. C. Mg, Al, Na, Fe, Cu. D. Pb, Al, Mg, Na, K. Câu 13. Để tinh chế dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, có thể dùng lượng dư kim loại A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Al. Câu 14. Dẫn từ từ hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí thoát ra là A. CO2 và SO2. B. CO2. C. SO2. D. CO. Câu 15. Dung dịch CuSO4 phản ứng được với dãy kim loại nào dưới đây? A. K, Ba, Cu, Na. B. Al, Zn, Fe, Mg. C. K, Ag, Al, Fe. D. Ag, Zn, Fe, Pb. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (1,5đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (Ghi rõ điều kiện nếu có). Mg → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgO
  2. Câu 2. (1,0đ) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các lọ không nhãn đựng các dung dịch không màu sau: H2SO4, Ba(OH)2, NaOH. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3. (2,5đ) Cho 160 gam dung dịch CuSO4 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 20%. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng dung dịch NaOH 20% đã dùng. c) Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng. (Biết Cu = 64, S = 32, O = 16, Na = 23, H = 1) TRƯỜNG BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 THCS LÊ THỊ MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 9 HỒNG GẤM (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên: …………….. ………… Lớp: 9/ … Ngày KT: ……………… ……………… …… Điểm Nhận xét của giáo viên MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao? A. Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3. B. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2. C. Cu(OH)2, KOH, Mg(OH)2. D. Ca(OH)2, KOH, NaOH. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tính chất của phi kim? A. Ở thể khí hoặc lỏng trong điều kiện thường. B. Một số có độc tính cao. C. Phần lớn có nhiệt độ nóng chảy thấp. D. Phần lớn không dẫn điện. Câu 3. Cặp chất nào sau đây đều phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường? A. Fe, Mg. B. Al, Cu. C. K, Na. D. Mg, K. Câu 4. Chất nào trong các chất sau đây được dùng làm phân đạm? A. KCl. B. Ca3(PO4)2. C. K2SO4. D. CO(NH2)2. Câu 5. Dung dịch đậm đặc của chất nào dưới đây được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm? A. H2SO4. B. HCl. C. HNO3. D. H2SO3. Câu 6. Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm? A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Cu. Câu 7. Phản ứng giữa H2SO4 và NaOH thuộc loại phản ứng A. thế. B. phân hủy. C. trung hòa. D. hóa hợp. Câu 8. Để tinh chế dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, có thể dùng lượng dư kim loại A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 9: Dung dịch CuSO4 phản ứng được với dãy kim loại nào dưới đây? A. K, Ba, Cu, Na. B. Al, Zn, Fe, Mg. C. K, Ag, Al, Fe. D. Ag, Zn, Fe, Pb. Câu 10. Khí clo phản ứng với chất nào sau đây? A. H2O B. HCl. C. CuSO4. D. H2SO4. Câu 11. Khí clo có màu A. nâu đỏ. B. trắng xanh. C. vàng lục. D. lục nhạt. Câu 12. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. CuO. B. Mg. C. Zn. D. Ag. Câu 13. Chất nào sau đây là oxit axit? A. NO. B. SO2. C. Fe2O3. D. MgO. Câu 14. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học? A. Na, Mg, Zn, Cu, Ag. B. Al, Zn, Na, Fe, Cu.
  3. C. Mg, Al, Na, Fe, Cu. D. Pb, Al, Mg, Na, K. Câu 15. Dẫn từ từ hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí thoát ra là A. SO2. B. CO2. C. CO. D. CO2 và SO2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (1,5đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau. (Ghi rõ điều kiện nếu có) Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO Câu 2. (1,0đ) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các lọ không nhãn đựng các dung dịch không màu sau: H2SO4, KCl, BaCl2. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 3. (2,5đ) Cho 120 gam dung dịch CuSO4 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng dung dịch NaOH 10% đã dùng. c) Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng. (Biết Cu = 64, S = 32, O = 16, Na = 23, H = 1) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN HÓA HỌC – LỚP 9, ĐỀ A NĂM HỌC 2023-2024 I. Trắc nghiệm: (5đ) Một câu đúng được 0,3đ, 2 câu đúng ghi 0,7đ còn đúng 3 câu thì được 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D B A C D B A C D B A C D B II. Tự luận: (5đ) Câu 1: (1,5 điểm) Mỗi PTHH đúng, đủ được 0,5 điểm. Nếu không cân bằng hoặc thiếu điều kiện bị trừ 0,25 điểm 1. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 2. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl 3. Mg(OH)2 → MgO + H2O Câu 2: (1 điểm) Trích mẫu thử cho vào 3 ống nghiệm, sau đó cho giấy quỳ tím vào 3 ống nghiệm trên: - Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là NaOH, Ba(OH)2. (0,25đ) - Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4 Tiếp tục cho H2SO4 vào 2 mẫu còn lại, mẫu nào xuất hiện kết tủa là Ba(OH)2. (0,25đ) H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O (0,25đ) - Không có hiện tượng gì là NaOH. (0,25đ) Câu 3: (2,5 điểm) Các bước tính Điểm số Câu a: 0,5 điểm Viết PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 0,5đ 1 2 1 1 (mol) 0,2 0,4 0,2 0,2 (mol) Câu b: 1 điểm Khối lượng n CuSO4 = 32 (gam) 0,25đ Số mol n CuSO4 = 0,2 (mol) 0,25đ Theo pt: n NaOH = 0,4 (mol) 0,25đ Khối lượng chất tan m NaOH : m NaOH = 0,4 x 40 = 16 (gam) 0,25đ Khối lượng dung dịch đã dùng: mdd NaOH = (16 x 100) : 20 = 80(g) Câu c: 1 điểm Khối lượng chất tan Na2SO4: m Na2SO4 = 0,2 x 142 = 28,4 (gam) 0,25đ Khối lượng dung dịch sau phản ứng: m dd sau pư= m ddCuSO4 + mdd NaOH – m Cu(OH)2 = 160 + 80 – (0,2 x 98) = 220,4 (g) 0,5đ nồng độ % dd sau phản ứng: C% = 28,4/220,4 x 100% = 12,89% 0,25đ
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUÔI KÌ I MÔN HÓA HỌC – LỚP 9, ĐỀ B NĂM HỌC 2023-2024 I. Trắc nghiệm: (5đ) Một câu đúng được 0,3đ, 2 câu đúng ghi 0,7đ còn đúng 3 câu thì được 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A C D B A C D B A C D B A C II. Tự luận: (5đ) Câu 1: (1,5 điểm) Mỗi PTHH đúng, đủ được 0,5 điểm. Nếu không cân bằng hoặc thiếu điều kiện bị trừ 0,25 điểm 1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 2. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl 3. Fe(OH)2 → FeO + H2O Câu 2: (1 điểm) Trích mẫu thử cho vào 3 ống nghiệm, sau đó cho giấy quỳ tím vào 3 ống nghiệm trên: - Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4 (0,25đ) - Không làm đổi màu quỳ tím là BaCl2 và KCl Tiếp tục cho H2SO4 vào 2 mẫu còn lại, mẫu nào xuất hiện kết tủa là BaCl2. (0,25đ) H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl (0,25đ) Không có hiện tượng gì là KCl. (0,25đ) Câu 3: (2,5 điểm) Các bước tính Điểm số Câu a: 0,5 điểm Viết PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 0,5đ 1 2 1 1 (mol) 0,15 0,3 0,15 0,15 (mol) Câu b: 1 điểm Khối lượng n CuSO4 = 24 (gam) Số mol n CuSO4 = 0,15 (mol) 0,25đ Theo pt: n NaOH = 0,3 (mol) 0,25đ Khối lượng chất tan NaOH : NaOH = 0,3 x 40 = 12 (gam) m m 0,25đ Khối lượng dung dịch đã dùng: dd NaOH = (12 x 100) : 10 = 120(g) m 0,25đ Câu c: 1 điểm Khối lượng chất tan Na2SO4: m Na2SO4 = 0,15 x 142 = 21,3(gam) 0,25đ Khối lượng dung dịch sau phản ứng: m dd sau pư= m ddCuSO4 + mdd NaOH – m Cu(OH)2 = 120 + 120 – (0,15 x 98) = 225,3 (g) 0,5đ nồng độ % dd sau phản ứng: C% = 21,3/225,3 x 100% = 9,45% 0,25đ
  5. Tiên Cảnh, ngày 15 tháng 12 năm 2023 Duyệt của Tổ (nhóm) chuyên môn Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Hồng Diễm Trần Thị Như Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2