intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2023-2024 PHƯỚC KIM Môn: Hóa học - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ................................... Điểm: Nhận xét của thầy, cô giáo: Lớp: 9 Ngày kiểm tra: ....../....../2023 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng. Câu 1. Công thức hoá học của sắt (III) oxit là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe3O2. Câu 2. P2O5 là A. oxit axit. B. oxit bazơ. C. oxit trung tính. D. oxit lưỡng tính Câu 3. Tính chất hóa học nào không phải của axit? A. Tác dụng với kim loại. C. Tác dụng với oxit axit. B. Tác dụng với muối. D. Tác dụng với oxit bazơ. Câu 4. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải làm như thế nào? A. Rót nước vào axit đặc. C. Rót nhanh axit đặc vào nước. B. Rót từ từ nước vào axit đặc. D. Rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 5. Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là A. quỳ chuyển đỏ. C. quỳ chuyển đen. B. quỳ chuyển xanh. D. quỳ không chuyển màu. Câu 6. Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây? A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
  2. C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước. D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước. Câu 7. Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe? A. HCl. C. H2SO4 đặc, nóng. B. H2SO4 loãng. D. H2SO4 đặc, nguội. Câu 8. Hợp kim là gì? A. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim. B. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của kim loại và phi kim. C. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau. D. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của kim loại. Câu 9. Trong các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất? A. Nhôm (Al). B. Bạc (Ag). C. Đồng (Cu) D. Sắt (Fe) Câu 10. Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là A. oxi. B. brom. C. clo. D. cacbon. Câu 11. Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là A. Si, P, Br2. B. S, P, Cl2. C. S, C, P. D. C, Cl2, Br2. Câu 12. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với A. hiđro hoặc với kim loại C. dung dịch axit. B. dung dịch kiềm. D. dung dịch muối. Câu 13. Clo là chất khí có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh. Câu 14. Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất A. HCl; HClO. C. NaCl; NaClO.
  3. B. HCl; HClO2; Cl2. D. HCl; HClO; Cl2. Câu 15. Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl 3. Vậy X là? A. Dung dịch HCl. C. Khí clo. B. Dung dịch CuCl2. D. Dung dịch H2SO4. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng – nếu có): Al(OH)3 Al2O3 Al Al2(SO4)3 BaSO4 Câu 2. (2,0 điểm) Cho m (g) khối lượng sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). a. Viết phương trình hóa học. b. Tính m (g) khối lượng sắt đã tham gia phản ứng. c. Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao không dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng vôi vữa? (Cho biết : Fe = 56 ; H =1 , Cl = 35,5) ------Hết------ (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2