intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Hóa học – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Khí clo có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh. Câu 2. Biện pháp nào sau đây không hạn chế sự ăn mòn kim loại? A. Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại. B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại. C. Để đồ vật nơi khô ráo. D. Ngâm kim loại trong nước muối. Câu 3. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ? A. CO2. B. CaO. C. SO2. D. P2O5. Câu 4. Hàm lượng cacbon trong thép chiếm A. trên 2%. B. từ 2% đến 5%. C. dưới 2%. D. trên 5%. Câu 5. Kim loại Na phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành A. kiềm và giải phóng khí hiđro. B. muối và giải phóng khí hiđro. C. bazơ không tan và giải phóng khí hiđro. D. oxit bazơ và khí hiđro. Câu 6. Phân bón nào sau đây thuộc loại phân bón kép? A. Ca3(PO4)2. B. (NH4)2HPO4. C. CO(NH2)2. D. K2SO4. Câu 7. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học? A. K, Na, Al, Pb, Ag. B. Ag, Cu, Al, Na, K. C. Al, Mg, Na, K, Ag. D. Mg, Al, Pb, K, Na. Câu 8. Để tinh chế dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3, có thể dùng lượng dư kim loại A. Zn. B. Ag. C. Cu. D. Mg. Câu 9. Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa (có màng ngăn) thu được sản phẩm là A. dung dịch NaOH và khí Cl2, O2. B. Na2O và khí H2, Cl2. C. dung dịch NaOH và khí H2, Cl2. D. dung dịch NaOH và khí Cl2. Câu 10. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. K2CO3, Ba(OH)2. B. NaCl, Al(NO3)3. C. HCl, AgNO3. D. H2SO4, BaCl2. Câu 11. Hidroxit nào dưới đây không bị nhiệt phân hủy? A. NaOH. B. Zn(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 12.Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là A. 81%. B. 54%. C. 27%. D. 40%. Câu 13:Chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, diệt nấm mốc là A.SO2 B.NaOH C.CaO D.KCl Câu 14: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít H2 ở đktc. Giá trị của V là A. 2,24 B. 4,48 C. 6,67 D. 8,96. Câu 15. Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là: A. 858 kg B. 885 kg C. 588 kg D. 724 kg B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
  2. Câu 1. (1,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). Fe(OH)3 (1) → Fe2O3 (2) → Fe2(SO4)3 (3) → FeCl3 Câu 2. (2,5 điểm) Hòa tan 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 20% vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí (đktc). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% đã dùng (biết khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 20% là 1,14 g/ml). Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch Cu(NO3)2 dư một thời gian. (Biết: Al = 27; O = 16; S = 32; H=1; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64)
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Hóa học – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Tính chất nào sau đây về khí clo là sai? A. Mùi thơm dễ chịu. B. Màu vàng lục. C. Nặng hơn không khí. D. Độc. Câu 2. Trong số các môi trường dưới đây, môi trường nào làm đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất? A. Không khí khô. B. Nước muối . C. Dầu mỡ. D. Nước cất. Câu 3. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, …, trong đó, hàm lượng cacbon chiếm A. dưới 2%. B. từ 2% đến 8%. C. từ 2% đến 5%. D. trên 8%. Câu 4. Chất nào sau đây phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit? A. CaO. B. Na2O. C. CuO. D. P2O5. Câu 5. Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđro? A. Mg. B. Ag. C. K. D. Fe. Câu 6. Phân bón nào sau đây thuộc loại phân bón đơn? A. NPK. B. (NH4)2HPO4. C. CO(NH2)2. D. KNO3. Câu 7. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học? A. Na, Mg, Zn, Cu, Ag. B. Al, Zn, Na, Fe, Cu. C. Mg, Al, Na, Fe, Cu. D. Pb, Al, Mg, Na, K. Câu 8. Để tinh chế dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, có thể dùng lượng dư kim loại A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Al. Câu 9. Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch? A. K2CO3, NaOH. B. KCl, Mg(NO3)2. C. HCl, AgNO3. D. H2SO4, CuCl2. Câu 10. Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa (có màng ngăn) thu được khí A. H2, Cl2 và O2. B. O2 và Cl2. C. HCl và Cl2. D. H2 và Cl2. Câu 11. Hidroxit nào dưới đây bị nhiệt phân hủy? A. NaOH. B. Zn(OH)2. C. KOH. D. Ca(OH)2. Câu 12. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm của Cu trong hỗn hợp là A. 56 %. B. 28%. C. 44%. D. 72%. Câu 13. Chất dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm..là A.SO2 B.NaOH C.CaO D.NaCl Câu 14. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít H2 ở đktc. Giá trị của V là A. 6,72 B. 4,48 C. 3,36 D. 8,96. Câu 15. Ba tấn quặng Hematit chứa 80% Fe2O3. Khối lượng Fe có trong quặng là: A. 2,4 tấn B. 1,68 tấn C. 3,36 tấn D. 4,8 tấn
  4. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). AlCl3 (1) → Al(NO3)3 (2) → Al(OH)3 (3) → AlCl3 Câu 2. (2,5 điểm) Hòa tan 27,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 10% vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí (đktc). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 10% đã dùng (biết khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 10% là 1,14 g/ml). Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi ngâm một mẩu kim loại đồng trong dung dịch AgNO3 dư một thời gian. (Biết: Al = 27; O = 16; S = 32; H=1; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64) TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Võ Thị Ánh Nguyệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1