intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Tân Thái, Đại Từ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Tân Thái, Đại Từ" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Tân Thái, Đại Từ

  1. UBND HUYỆN ĐẠI TỪ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VI TRƯỜNG TH&THCS TÂN THÁI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tiết 50: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 -2025 Môn: HĐTN,HN Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Tổng Nội nhận % Chương/ dung/đơ thức TT chủ đề n vị kiến Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng cao TN TL TL TL 1 Chủ đề 3 Trách 30 % nhiệm 1 TL với bản thân 2 Chủ đề 4 Rèn luyện 6TN 1 TL 1TL 70% bản thân Tổng số câu 6TN 6TN 2TL 1TL 3TL Số điểm 3 5 2 10 Tỉ lệ 30% 50% 20% 100% II.ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (số câu: 6; số điểm: 3,0) Khoanh vào 01 phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi Câu 1: Hành động nào thể hiện nỗ lực hoàn thiện bản thân? A. Cố gắng, kiên trì khi gặp khó khăn, thử thách. B. Giúp đỡ bạn bè khi bản thân rảnh rỗi. C. Không tham gia các câu lạc bộ văn hóa của trường. D. Đánh giá, phán xét người khác. Câu 2: Thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân? A. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân. B. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. C. Khắc phục những yếu điểm của bản thân. D. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân. Câu 3: Trong quá trình học tập, khi gặp bài Toán khó, em có cách giải quyết như thế nào?
  2. A. Nhờ bạn giảng bài để hiểu và sau đó tự giải. B. Không làm bài tập đó nữa. C. Nhờ bạn làm giúp mình. D. Chép bài trên mạng. Câu 4: Trong quá trình học tập, khi gặp bài Hóa không biết làm, em có cách giải quyết như thế nào? A. Chuyển sang làm bài tập môn khác. B. Chép bài mẫu trên mạng C. Nhờ bạn bè làm bài tập hộ sau đó chép lại D. Nhờ thầy cô giảng lại kiến thức chưa nắm được. Câu 5: Có bao nhiêu nhóm chi tiêu phù hợp? A. 2 nhóm. B. 1 nhóm. C. 4 nhóm. D. 3 nhóm. Câu 6: Nhóm chi tiêu phù hợp nhất là nhóm nào A. nhóm thiết yếu, nhóm linh hoạt, nhóm tín dụng đen. B. nhóm thiết yếu, nhóm linh hoạt, nhóm tích lũy. C. nhóm mua sắm, nhóm học tập, nhóm tích lũy. D. nhóm học tập, nhóm tích lũy, nhóm tín dụng đen. II. PHẦN TỰ LUẬN (số câu: 03; số điểm: 07) Câu 1 ( 3 điểm). Đề xuất cách ứng phó với những căng thẳng trong cuộc sống ở tình huống sau: Mới đây, cuộc sống của gia đình Mai có sự thay đổi vì có Thắng là cháu ruột của bố từ quê chuyển đến sống cùng gia đình để tiện cho việc học đại học. Bố mẹ đã giải thích với Mai là ngày xưa, chính bố của Thắng là người đã nuôi bố ăn học đến nơi đến chốn. Hơn nữa, hiện nay kinh tế gia đình cháu Thắng đang gặp khó khăn, nên bố muốn cháu Thắng về đây sống cùng. Tuy vậy, từ ngày cháu Thắng chuyển đến, Mai cảm thấy bất tiện và rất áp lực vì phải chia sẻ đủ thứ với Thắng: từ chỗ ngủ, chỗ học đến sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ,... Nếu là bạn của Mai, em sẽ khuyên Mai nên làm gì để ứng phó được với những áp lực đó? Câu 2 (2 điểm). Xác định và xử lí tình huống về cách tạo động lực cho bản thân trong tình huống sau: Tình huống: T có năng khiếu nhưng lại không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao ở trường. Vì vậy, T thường tìm lí do thoái thác Câu 3 ( 2 điểm) . Hãy xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng của bản thân em. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án A B A D D C II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Hướng dẫn chung
  3. Câu 1. Đạt: HS đưa ra được 2 cách ứng phó phù hợp trở lên. Chưa đạt: HS chỉ đưa ra được nhiều nhất 1 cách ứng phó. Câu 2. Đạt: HS đưa ra được 2 cách xử lí phù hợp trở lên. Chưa đạt: HS chỉ đưa ra được nhiều nhất 1 cách ứng phó. Câu 3. Đạt: Ngân sách cá nhân của cần đảm bảo được 3 yêu cầu trở lên. Chưa đạt: Ngân sách cá nhân của HS đảm bảo được nhiều nhất 2 yêu cầu. Đánh giá chung Xếp loại Đạt: HS đạt được ít nhất là 2 câu. Xếp loại Chưa đạt: HS không đạt câu nào. 2. Hướng dẫn chấm chi tiết Câu Nội dung cần đạt Câu 1. Nếu là bạn của Mai em nên khuyên Mai như sau: -Chia sẻ, tâm sự với bố mẹ về những áp lực của minh. -Gần gũi, trò chuyện với anh Thắng để hiểu và thông cảm hơn với anh. -Cùng anh Thắng bàn bạc để thống nhất với nhau về việc sử dụng đồ dùng, không gian sinh hoạt chung của hai anh em, giờ giấc sinh hoạt,... -Chơi môn thể thao yêu thích, nghe bản nhạc yêu thích, đi dạo, hít thở sâu,... để lấy lại thăng bằng khi thấy căng thẳng. Câu 2 Xác định và xử lý tình huống - Khám phá lý do: Hỏi T về lý do cụ thể khiến T không muốn tham gia. Có thể T cảm thấy không tự tin hoặc không thấy hứng thú. - Khuyến khích tham gia từ từ: Động viên T tham gia từng bước nhỏ, bắt đầu từ các hoạt động mà T thấy thoải mái nhất. - Tạo môi trường hỗ trợ: Tạo không gian thân thiện và hỗ trợ từ bạn bè và thầy cô để T cảm thấy thoải mái và được đón nhận. - Kết nối năng khiếu với đam mê: Gợi ý T thử nghiệm các hoạt động mới liên quan đến năng khiếu của mình để tìm ra niềm đam mê thực sự.
  4. Câu 3 Ngân sách cá nhân cua HS xây dựng phải đàm bảo các yêu cầu sau: -Xác định được những khoản thu có thể có. -Dự kiến được những khoản cần chi cho nhu cầu cá nhân thiết yếu và cho, tặng. -Dự kiến được số tiền tiết kiệm.-Cân đối được thu - chi hợp lí. Ngày 17 tháng 12 năm 2024 DUYỆT CỦA BLĐ DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI XÂY DỰNG ĐỀ Ngô Thị Loan Nguyễn Thị Hồng Duyên Nông Thị Thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2