intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2021 ­2022 MÔN: KHTN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút MàĐỀ: KHTN601 Ngày kiểm tra:     /12/2021   Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo thời gian? A. Thước dây. B. Nhiệt kế. C. Đồng hồ. D. Cân y tế. Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. B. Khí oxygen không tan trong nước. C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. D. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh. Câu 3: Để tách dầu ăn ra khỏi nước, phương pháp nào dưới đây là thích hợp? A. Chưng cất. B. Chiết. C. Cô cạn. D. Lọc. Câu 4: Thành phần của không khí gồm A. 78% carbon dioxide; 21% oxygen; 1% các khí khác. B. 21% nitrogen; 78% oxygen; 1% các khí khác. C. 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% các khí khác. D. 21% hơi nước; 78% oxygen; 1% các khí khác. Câu 5:  Trong phòng thí nghiệm, để  tách muối ăn ra khỏi nước muối người ta dùng phương  pháp nào sau đây? A. Lọc. B. Chưng cất. C. Chiết. D. Cô cạn. Câu 6: Ở thực vật có 2 hệ cơ quan chính là: A. hệ rễ và hệ chồi. B. hệ hoa và hệ quả. C. hệ rễ và hệ hoa. D. hệ hoa và hệ chồi. Câu 7: Để quan sát tế bào chúng ta thường phải dùng thêm dụng cụ nào? A. Chỉ cần quan sát bằng mắt thường. B. Cần dùng thêm kính hiển vi. C. Cần dùng thêm kính lúp. D. Cần dùng thêm kính thiên văn. Câu 8: Nơi chứa vật chất di truyền, trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào là: A. Nhân hoặc vùng nhân. B. Không bào. C. Tế bào chất. D. Màng tế bào. Câu 9: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là: A. cơ quan. B. tế bào. C. hệ cơ quan. D. mô. Câu 10: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước muối. B. Nước chè. C. Nước máy. D. Nước phù sa. Câu 11: Sau một thời gian, từ một tế bào hình thành được 8 tế bào mới. Hỏi tế bào trên đã trải  qua bao nhiêu lần phân chia? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét. Câu 13: Em hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống sau: Hỗn hợp là có từ … trở lên. A. 1 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 3 chất. Câu 14: Tập hợp các mô thực hiện cùng một hoạt động sống nhất định là: A. tế bào. B. mô C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 15: Cơ thể nào sau đây là đơn bào?                                               Trang 1/3 ­ Mã đề thi KHTN601
  2. A. Cây bằng lăng. B. Con ốc sên. C. Trùng biến hình. D. Con cua. Câu 16: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ A. một số tế bào. B. một tế bào. C. hàng nghìn tế bào. D. hàng trăm tế bào. Câu 17: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống sau: …tấn = 150kg A. 15. B. 1,5. C. 0,015. D. 0,15. Câu 18: Bào quan nào chứa diệp lục giúp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để  tổng hợp  chất hữu cơ trong quá trình quang hợp? A. Ti thể B. Không bào. C. Lục lạp. D. Ribosome. Câu 19: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Bón phân hóa học cho cây trồng. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Dọn sạch cỏ dại. D. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. Câu 20: Chất tinh khiết là: A. Nước cất. B. Nước khoáng. C. Nước đường. D. Nước sông. Câu 21: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào có thể dẫn điện? A. Gốm. B. Kim loại. C. Thuỷ tinh. D. Cao su. Câu 22: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan? A. Nước đường. B. Nước chanh đường. C. Sữa. D. Nước mắm. Câu 23: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch? A. Ethanol (cồn). B. Khí tự nhiên. C. Than đá. D. Dầu mỏ. Câu 24: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 25: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống sau: 1,5 giờ = …phút. A. 120. B. 150. C. 90. D. 180. Câu 26: Phương pháp thích hợp để thu được nước cất từ nước tự nhiên là gì? A. Lọc. B. Chiết. C. Cô cạn. D. Chưng cất. Câu 27: Thành phần nào của tế  bào chỉ  có  ở  tế  bào thực vật nhưng không có ở  tế  bào động   vật? A. Màng tế bào. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Thành tế bào. Câu 28: Một tế bào sau 4 lần phân chia liên tiếp số tế bào mới được hình thành là bao nhiêu? A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 29: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào? A. Con hổ. B. Tảo lục. C. Nấm rơm. D. Cây hoa hồng. Câu 30: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống sau: 2500m = …km. A. 25. B. 2,5. C. 0,25. D. 250. Câu 31:  Tùy thuộc vào  số  lượng tế  bào  cấu tạo nên cơ  thể, tất cả  sinh vật trên Trái Đất   được chia làm mấy nhóm lớn? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 32: Nhóm gồm các vật sống là: A. cây bưởi, con chim, cây cau. B. dòng sông, con vịt, cái bàn. C. tivi, tủ lạnh, bếp điện. D. con gà, cây cam, hòn đá.                                               Trang 2/3 ­ Mã đề thi KHTN601
  3. Câu 33: Để tách bột sắt ra khỏi bột nhôm người ta có thể dùng phương pháp nào? A. Thêm nước rồi lọc. B. Dùng nam châm. C. Thêm nước rồi cô cạn. D. Chưng cất. Câu 34: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên? A. Lịch sử. B. Địa chất. C. Thiên văn. D. Sinh hoá. Câu 35: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống sau: 40oC = …oF. A. 103. B. 105. C. 104. D. 102. Câu 36: Thứ tự tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E là: A. Tế bào  Mô  Cơ quan  Hệ cơ quan  Cơ thể. B. Cơ thể  Mô  Cơ quan  Hệ cơ quan  Tế bào. C. Tế bào  Mô  Hệ cơ quan  Cơ quan  Cơ thể. D. Cơ thể  Tế bào  Cơ quan  Hệ cơ quan  Mô. Câu 37: Nước ở 20oC tồn tại ở thể nào? A. Thể khí. B. Thể rắn. C. Không xác định được. D. Thể lỏng. Câu 38: Lứa tuổi từ 11 ­  15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan   trọng nhất cho sự phát triển của xương là: A. carbohydrate. B. calcium. C. protein. D. chất béo. Câu 39: Đặc điểm cơ bản để phân biệt tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ là: A. có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. B. có tế bào chất, ti thể và nhân. C. có lục lạp, ti thể và không bào. D. có thành tế bào, ti thể và không bào Câu 40: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Mưa rơi. B. Gió thổi. C. Lốc xoáy. D. Tạo thành mây. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                               Trang 3/3 ­ Mã đề thi KHTN601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2