intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My

  1. PHÒNG GDĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LINH MÔN: KHTN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề này gồm 03 trang Họ và tên thí sinh: ................................................ Lớp: .................SBD: .............. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng A, B, C, D và ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ câu 1 chọn A thì ghi 1A…) . Câu 1. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là: A. Giờ B. Giây C. Phút D. Ngày Câu 2. Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất? A. Cân Rô – béc – van B. Cân y tế C. Cân điện tử D. Cân tạ Câu 3. Thao tác nào dưới đây đúng khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? A. Để vật có khối lượng ước chừng quá lớn so với GHĐ của cân. B. Đặt cân trên bề mặt nghiêng, gồ ghề. C. Đọc và ghi kết quả khi kim chỉ thị chưa ổn định. D. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. Câu 4. Đâu là điều cần lưu ý khi dùng nhiệt kế thủy ngân? A. Khi vẩy cần cẩn thận không để nhiệt kế va chạm mạnh gây vỡ. B. Cầm tay vào bầu nhiệt kế cho ấm, khi kẹp vào nách đỡ bị lạnh. C. Cặp nhiệt độ xong cần để một lúc lâu mới đọc kết quả. D. Nhiệt kế không may bị vỡ cần nhanh tay nhặt và thu dọn các mảnh vỡ. Câu 5. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực kéo? A. Một người đang ấn nút chuông cửa. B. Dùng vợt đánh vào quả bóng tennis đang bay tới gần mình. C. Một người đang đạp xe. D. Trò chơi kéo co. Câu 6. Trường hợp này sau đây xuất hiện lực đẩy? A. Em bé buộc dây vào đồ chơi và làm cho đồ chơi chuyển động. B. Dùng chân đá vào quả bóng làm quả bóng bay đi. C. Dùng nam châm để thu gọn những viên bi sắt lại gần mình. D. Lực tác dụng của đầu máy tàu hỏa lên những toa tàu phía sau khi chuyển động. Câu 7. Hiện tượng nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí? A. Quá trình một cây đậu nảy mầm. B. Quá trình cây xanh quang hợp C. Người đi trên sàn trơn dễ bị ngã. D. Các loại động vật hô hấp
  2. Câu 8. Trong các đối tượng sau đây, đâu là vật sống? A. Máy chiếu hình ảnh trong lớp học. B. Cây phượng. C. Cặp sách học sinh. D. Bộ bàn ghế học sinh. Câu 9. Dãy gồm các vật thể tự nhiên là A. Cặp sách, con ngựa, xe máy, chai nước khoáng. B. Con cá, đồi núi, cây dừa, con chim. C. Bánh mì, không khí, xe đạp, bút bi. D. Cây cam, bánh ngọt, cây cầu, sách vở. Câu 10. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hóa hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. Câu 11. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Mô. B. Tế bào. C. Biểu bì. D. Bào quan. Câu 12. Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Carotenoid. B. Xanthopyll. C. Phycobilin. D. Diệp lục. Câu 13. Vật nào dưới đây là vật sống? A. Con chó. B. Con dao. C. Cây chổi. D. Cây bút. Câu 14. Dựa vào hình dạng, vi khuẩn có thể chia làm mấy nhóm? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là A. tế bào. B. mô C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 16. Cho các nhóm các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào sinh vật đơn bào? A. Sán dây, trùng biến hình. B. Vi khuẩn, tảo silic. C. Trùng đế giày, giun đất. D. Châu chấu, dế mèn. Câu 17. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 18. Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là A. Giới, lớp, bộ, họ, chi, loài , ngành. B. Giới, bộ, lớp, họ, chi, loài , ngành. C. Giới, lớp, bộ, họ, chi, ngành, loài. D. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Câu 19. Hệ cơ quan là A. Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể. B. Nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng. C. Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định.
  3. D. Nhiều mô và tế bào cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể. Câu 20. Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào có cơ thể đa bào? A. Vi khuẩn. B. Tảo lục. C. Trùng biến hình. D. Con thỏ. II. TỰ LUẬN ( 5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào? Cho ví dụ về các lực đó? Câu 22. (0,5 điểm) Hãy nêu nội dung của các kí hiệu cảnh báo sau: Câu 23. (1,0 điểm)Phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn. Theo em, nắng và gió ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh, chậm của nước? Câu 24.(1,0 điểm)Quan sát hình ảnh, cho biết đâu là tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ? Câu 25. (1,0 điểm) Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, có loài có lợi nhưng cũng không ít loài có hại gây bệnh cho con người. Em hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người và đưa ra biện pháp phòng tránh các bệnh đó. Câu 26. (0,5 điểm) Tại sao ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn?
  4. Người phê duyệt NGƯỜI RA ĐỀ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Quý Hồ Văn Riêu Nguyễn Minh Lâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2