intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: KHTN 7 Họ tên:……………………………….. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: …./…… Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau) Câu 1. Chọn từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: ….(1)… là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các …(2)… cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các …(3)…. A. (1) Chuyển hóa năng lượng, (2) chất cần thiết, (3) chất thải. B. (1) Trao đổi chất, (2) chất cần thiết, (3) chất thải. C. (1) Chuyển hóa năng lượng, (2) chất thải, (3) chất cần thiết. D. (1) Trao đổi chất, (2) chất thải, (3) chất cần thiết. Câu 2. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào? A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. B. Quá trình chuyển hoá năng lượng và cảm ứng. C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng. Câu 3. Các yếu tố chủ yếu của môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. C. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. Câu 4. Trong các nhận định dưới đây, những nhận định nào đúng? (1) Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau. (2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào. (3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản. (4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt. (5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản duy nhất. A. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5). Câu 5. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbon dioxide. C. oxygen, glucose. B. ánh sáng, diệp lục. D. glucose, nước. Câu 6. Quan sát Hình bên dưới, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp?
  2. A. Hô hấp lấy vào khí CO2, thải ra khí O2. Quang hợp lấy vào khí O2, thải ra khí CO2. B. Quang hợp lấy vào khí CO2, thải ra khí O2. Hô hấp lấy vào khí O2, thải ra khí CO2. C. Cả 2 quá trình đều lấy vào khí CO2, thải ra khí O2. D. Cả 2 quá trình đều lấy vào khí O2, thải ra khí CO2. Câu 7. Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) → (2) → (4). C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (2) → (1) → (4) → (3). Câu 8. Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng trong nghiên cứu là A. quan sát, thí nghiệm. B. quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo. C. đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, kết luận. D. quan sát, phân loại, dự báo. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ - dơ-pho- Bo ? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Câu 10. Tên gọi của nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là A. chlorine. B. carbon. C. đồng. D. calcium. Câu 11. Kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium là A. MG. B. Mg. C. mg. D. mG. Câu 12. Tên gọi của nguyên tố hoá học có kí hiệu Na là A. neon. B. nitrogen. C. sodium. D. silicon. Câu 13. Tốc độ chuyển động của vật có thể cho ta biết A. vật chuyển động theo quỹ đạo. B. vật chuyển động nhanh hay chậm. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được Câu 14. Đơn vị đo tốc độ của nước ta trong hệ đo lường chính thức là A. m/s và km/h. B. m/min và km/h. C. m/s và m/min. D. m/s và km/min. Câu 15. Hãy sắp xếp các thao tác sau theo đúng thứ tự khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian. (1) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo. (2) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0. (3) Nhấn nút START để bắt đầu đo. A. (2); (3); (1). B. (1); (3); (2). C. (2); (1); (3). D. (3); (1); (2). Câu 16. Hành động nào sau đây là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông? A. Đi đúng làn đường, phần đường. B. Vượt xe sai quy định. C. Nhường đường cho nhau. D. Sử dụng nước ngọt khi tham gia giao thông.
  3. Câu 17. Đơn vị đo tần số dao động là A. m/s. B. Hz. C. mm. D. kg. Câu 18. Vật dao động càng mạnh thì A. số dao động thực hiện được càng nhiều. B. tần số dao động càng lớn. C. biên độ dao động càng lớn. D. tần số dao động càng nhỏ. Câu 19. Những vật nào sau đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương. B. Tấm kim loại, áo len, cao su. C. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp. D. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa. Câu 20. Hiện tượng nào sau đây là ứng dụng phản xạ âm? A. Nói chuyện qua điện thoại. B. Xác định độ sâu của đáy biển. C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa. D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa. PHẦN II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21 (1,0 điểm): Tại sao ở các thành phố hoặc nơi đông dân cư sinh sống lại cần trồng nhiều cây xanh? Câu 22 (1,0 điểm): Thiết kế thí nghiệm để chứng minh quang hợp giải phóng oxygen? (HSKT không làm câu này) Câu 23 (1 điểm): Nguyên tố hóa học là gì? Kí hiệu hóa học là gì? Câu 24 (1 điểm): Tại sao khi ta áp tai vào một vỏ ốc ta thường nghe thấy tiếng rì rào như sóng biển? Câu 25 (1 điểm): Giả sử nhà em ở sát mặt đường, gần chợ, nơi thường xuyên có các loại xe ô tô, xe máy hoạt động. Em hãy nêu một số biện pháp làm giảm tiếng ồn. -- Hết – Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Nguyễn Thị Tuyết Sương Phạm Thị Thu Lệ Huỳnh Thị Bích Yến Tống Thị Bích Vân
  4. d) Hướng dẫn chấm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B C D A C B D B B A B C B A A B B C D B B. TỰ LUẬN: Câu: Đáp án: Điểm Câu 21 Ở các thành phố hoặc nơi đông dân cư sinh sống cần trồng (1,0 điểm) nhiều cây xanh vì việc trồng cây xanh đem lại nhiều lợi ích: - Điều hòa lượng khí CO2 và O2 trong không khí. 0,2đ - Góp phần làm sạch không khí: Tán cây giúp cản bụi bẩn, có 0,2đ thể có khả năng hấp thụ một số khí độc. - Góp phần ổn định nhiệt độ môi trường: Cây có quá trình thoát 0,2đ hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ không khí. 0,2đ - Góp phần giảm ô nhiễm tiếng ồn. 0,2đ - Giúp tạo cảnh quan giúp con người thư giãn. Câu 22 (1) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đây 0,25đ (1,0 điểm) nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào. (2) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra 0,25đ chỗ nắng. (3) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín 0,25đ ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. (4) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. 0,25đ
  5. ( HSKT không làm câu này) Câu 23 - Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng số protons 0,5 đ (1,0 điểm) trong hạt nhân. - Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, 0,5 đ được gọi là kí hiệu hoá học của nguyên tố. Câu 24 Ta nghe được âm thanh rì rào như sóng biển khi áp tai vào một 1,0 đ (1,0 điểm) vỏ ốc là do dao động của không khí bên trong vỏ ốc. Câu 25 - Sử dụng kính cách âm khi lắp đặt cửa và thường xuyên khép 0,5 đ (1,0 điểm) kín cửa để ngăn tiếng ồn. - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà để tiếng ồn bị phản xạ theo 0,5 đ nhiều hướng khác nhau. Câu 21 Ở các thành phố hoặc nơi đông dân cư sinh sống cần trồng (2,0 điểm) nhiều cây xanh vì việc trồng cây xanh đem lại nhiều lợi ích: (HSKT) - Điều hòa lượng khí CO2 và O2 trong không khí. 0,4đ - Góp phần làm sạch không khí: Tán cây giúp cản bụi bẩn, có 0,4đ thể có khả năng hấp thụ một số khí độc. - Góp phần ổn định nhiệt độ môi trường: Cây có quá trình thoát 0,4đ hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ không khí. 0,4đ - Góp phần giảm ô nhiễm tiếng ồn. 0,4đ - Giúp tạo cảnh quan giúp con người thư giãn. --Hết--
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2