intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Đông Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Đông Giang’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Đông Giang

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I HUYỆN ĐÔNG GIANG Năm học: 2022 – 2023 Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (ĐỀ SONG SONG) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy chọn đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài, ví dụ 1-A, 2-B. Câu 1. Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động ? A. Tốc độ. B. Thời gian chuyển động. C. Quãng đường. D. Quãng đường và thời gian. Câu 2. Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn ? A. Khi tần số dao động lớn hơn. B. Khi tần số dao động nhỏ hơn. C. Khi biên độ dao động nhỏ hơn. D. Khi biên độ dao động lớn hơn. Câu 3. Đồ thị trên biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc theo thời gian của một chất điểm. Kết luận nào dưới đây là chính xác ? v(km/h) 3 1 t (h) A. Chất điểm đứng yên. B. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 3km. C. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 3km/h. D. Chất điểm chuyển động từ điểm cách mốc 3km. Câu 4. Đơn vị đo tần số âm là A. Hz. B. N. C. dB. D. kg. Câu 5. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó ? A. Dùi trống. B. Mặt trống. C. Tay bác bảo vệ gõ trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 6. Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất ? A. Môi trường không khí loãng. B. Môi trường không khí. C. Môi trường nước nguyên chất. D. Môi trường chất rắn. Câu 7. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là A. m/h. B. m/s. C. km/s. D. s/m.
  2. Câu 8. Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (2), (4), (1). C. (1), (3), (2), (4). D. (2), (1), (4), (3). Câu 9. Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là A. đồng hồ cát. B. đồng hồ điện tử. C. đồng hồ bấm giây. D. đồng hồ đo thời gian hiện số. Câu 10. "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Đó là kĩ năng nào ? A. Kĩ năng đo. B. Kĩ năng liên kết. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng quan sát, phân loại. Câu 11. Nguyên tử aluminium có 13 proton và 14 neutron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là A. 13 amu. B. 14 amu. C. 27 amu. D. 40 amu. Câu 12. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được sắp xếp theo chiều A. tính phi kim tăng dần. B. tăng dần của khối lượng nguyên tử. C. tính kim loại tăng dần. D. tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 13. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng A. số proton. B. số neutron. C. số lớp electron. D. khối lượng nguyên tử. Câu 14. Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào? A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Ribosome. Câu 15. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là A. 200C đến 350C. B. 250C đến 300C. C. 250C đến 350C. D. 200C đến 300C. Câu 16. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào ? A. Quá trình chuyển hóa năng lượng. B. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
  3. C. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng. D. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Câu 17. Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào gồm A. oxygen, nước và năng lượng. B. nước, đường và năng lượng. C. nước, carbon dioxide và đường. D. carbon dioxide, nước và năng lượng. Câu 18. Ở thực vật, nồng độ khí oxygen ngoài môi trường giảm xuống 5% thì A. cường độ hô hấp tăng. B. cường độ hô hấp giảm. C. cường độ hô hấp bình thường. D. cường độ hô hấp không thay đổi. Câu 19. Bào quan lục lạp có trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp ? A. Hấp thụ nhiều ánh sáng. B. Cho các loại khí đi vào và đi ra khỏi lá. C. Hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng. D. Vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp. Câu 20. Thực vật khi quang hợp, khí khổng mở cho A. khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường. B. khí O2 từ môi trường khuếch tán vào lá và khí CO2 từ lá khuếch tán ra môi trường. C. khí CO2 từ lá khuếch tán ra môi trường và khí N2 từ môi trường khuếch tán vào lá. D. khí N2 từ lá khuếch tán ra môi trường và khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Hãy cho biết khi vặn cho dây đàn căng hơn thì âm phát ra sẽ cao hơn hay thấp hơn, tần số lớn hơn hay nhỏ hơn? Câu 22. (1,0 điểm) Một ô tô khởi hành từ A lúc 6 h 45 min và đến B lúc 7 h 15 min. Tính tốc độ của ô tô, biết quãng đường AB dài 112 km. Câu 23. (1,0 điểm) Em hãy hoàn thành bảng sau: STT Tên gọi (theo IUPAC) Kí hiệu hóa học 01 Hydrogen ? 02 ? Si 03 Carbon ? 04 Nitrogen ? 05 ? Ca
  4. Câu 24. (1,0 điểm) Trình bày khái niệm quang hợp ? Câu 25. (1,0 điểm) Cho một số loại nông sản sau: hạt lúa, quả táo, rau dớn, rau muống, quả cam, hạt đậu đen. Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản và giải thích ? --- HẾT --- (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0