intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023- 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm) Em hãy chọn 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1A, 2B... Câu 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể A. tồn tại, sinh sản, sinh trưởng. B. tồn tại, sinh trưởng và phát triển. C. sinh trưởng, sinh sản và phát triển. D. tồn tại, sinh sản, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và vận động. Câu 2. Quá trình trao đổi chất là A. quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. B. quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. C. quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. D. quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. Câu 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là A. ánh sáng, nhiệt độ. B. nhiệt độ, nước. C. ánh sáng, nước. D. ánh sáng, nước, nhiệt độ, cacbon dioxide. Câu 4. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ A. dạng này sang dạng khác. B. động năng thành hóa năng. C. động năng thành cơ năng. D. hóa năng thàng động năng. Câu 5. Cơ quan trao đổi khí ở động vật gồm A. da, hệ thống ống khí. B. da, phổi. C. phổi, hệ thống ống khí. D. da, phổi, mang và hệ thống ống khí. Câu 6. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất là A. mang B. phổi. C. da D. hệ thống ống khí. Câu 7. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động? Trang 1/3
  2. A. Quãng đường. B. Thời gian. C. Tốc độ. D. Nhiệt độ. Câu 8. Để giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông ta sử dụng A. đồng hồ bấm tay. B. đồng hồ hẹn giờ. C. đồng hồ đo thời gian. D. thiết bị “ bắn tốc độ”. Câu 9. Đồ thị quãng đường - thời gian ở hình bên mô tả chuyển động của các vật 1, 2, 3 có tốc độ tương ứng là v1, v2, v3, cho thấy A. v1 = v2 = v3. B. v1 > v2 > v3. C. v1 < v2 < v3. D. v1 = v2 > v3. Câu 10. Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải A. có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. B. không hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. C. không có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông D. chỉ cần đi chậm, không quan sát tín hiệu, biển báo. Câu 11. Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ căng của mặt trống. B. Biên độ dao động của mặt trống. C. Kích thước của mặt trống. D. Kích thước của dùi trống. Câu 12. Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt? A. Bề mặt của một tấm vải. B. Bề mặt của một tấm kính. C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ. D. Bề mặt của một miếng xốp. Câu 13. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 14. Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là A. đồng hồ bấm giây. B. đồng hồ cát. C. đồng hồ đo thời gian hiện số. D. đồng hồ điện tử. Câu 15. Lớp vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt A. electron. B. proton. C. neutron. D. electron và proton. Câu 16 . Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr? Trang 2/3
  3. A. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp. B. Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron. C. Các electron được phân bố theo từng lớp với số lượng electron trên mỗi lớp là như nhau. D. Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Nguyên tố T có Z = 11 và nguyên tố R có Z = 9. Hãy vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử T, R và cho biết T, R có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết vị trí của T,R (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn? Câu 2. (2,0 điểm) Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra 2 nguồn gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đề xuất 5 biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này. Câu 3. (1,5 điểm) Dựa vào hình vẽ (Hình 1), em hãy: Hình 1. Cấu tạo khí khổng và quá trình trao đổi khí qua khí khổng a. Mô tả cấu tạo của khí khổng. b. Nêu chức năng của khí khổng. Câu 4. (1,0 điểm) Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất 4 biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. ---HẾT--- Trang 3/3
  4. Trang 4/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2