intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An

  1. Bảng đặc tả ma trận đề kiểm tra cuối học kì I - Năm học 2024-2025 Môn Khoa học tự nhiên, lớp 7
  2. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng (03 tiết) Số ý TL/số câu Nhận biết - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng 1 Câu hỏi C12 hỏi TN Nội dung Mức độ - Nêu được vai trò trao đổiYêu cầu cần đạt hoá năng lượng trong chất và chuyển 1. Phương pháp và kĩ năngthể tập môn khoa học tự nhiên học TL TN TL TN cơ (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) Thông hiểu - Giải thích đươc 1 số hiện phương pháp và kĩ năng trong học tập Nhận biết Trình bày được một số tượng liên quan đến quá trình trao đổi 1. Tốc độ chất môn Khoa học tự nhiên và năng lượng Vận Thông hiểu --dụng được ýđược các kĩ năngtốc độ. trò của sát, phân chất và dụng Vận Nêu để lấy nghĩa được của tiến trình: quan trao đổi loại, Thực hiện thêm vật lí ví dụ về vai thấpNhận biết chuyển hoá năng dự báo.ở sinh vật 1 C1 Liệt kê đo, lượng -liên kết, được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. Bài 22. Quang hợp ở thực vậtSử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa - (03 tiết) Thông hiểu Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó. Tốc độ Nhận biết - Nêu được nhiênniệm, nguyên liệu, sản phẩm quang hợp. học tự khái 7). 2 C9, C10 chuyển Vận dụng- Viết được phươngcáo, thuyếtquãngcủa quá vật đi quangtrong (dạng Xác định được tốc độ tổng quát đường trình được hợp Làm được báo trình qua trình. Vận dụng động chữ). khoảng thời gian tương ứng. 2. Nguyên tử - nguyên tố hóa học Thông hiểu - Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá 1 1 C6 C2 Nhận biết Vận dụng cây:Xác địnhbày được lá cây vớibình qua quãng đường vật–đi được – Trình được trò mô trungnguyên tử của Rutherford Bohr 3 C5,6,7 Nêu được vai tốc độ hình chức năng quang hợp. cao - Vẽ(mô hình sắp thời gian tươnghợp các lớp vỏ lá cây, qua đó nêu trong khoảng diễn electron trong diễn ra ở nguyên tử). được sơ đồ xếp tả quang ứng. được–quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng đơn vị quốc tế Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo lượng. Vận dụng Vận-amu tả được khối lượngbiết về vai trò của đồng hồ bấm giây và dụng(đơn vị sơ lược cách đo tốctử). bằng lá cây đối với quang Mô được những hiểu nguyên độ thấpThông hiểu cổng quang điện trong dụng và thực vệ lá cây nói riêng thiết bị hợp để có biện pháp chăm sóc cụ bảo hành ở nhà trường; và cây “bắn chung.được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu – Phát biểu trồng nói tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. Đo tốc độ nguyên tố hoá học. Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (02 tiết) Nhận biết hiểuNêuDựa vào tranhhình tố chủ học liệu Bo để mô tảquá trìnhcủa các Thông Vận dụng - -- Dựa vào mô yếu nguyên tử của điện tử)đến cấu tạo nêu được một số ảnh (hoặc yếu ảnh hưởng thảo luận để quang 1 C4 hợp được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. nguyên tử khác. - BiếtVẽ được đồcầu ánh sáng của –và ưagian cho chuyển bóng khi -- Viết được công thức hoá học thời sáng và cây ưa20 nguyên được nhu thị quãng đường cây đọc được tên của động Đồ thị Thông hiểu tố hợp. tiên. được những cây ưa sáng và cây ưa bóng. quang đầu Kể tên thẳng. quãng Thông hiểu PhânTìm thành phầnhưởng của một số yếu tố đến quá trình quang Vận dụng tích được ảnh các loại hạt của một nguyên tử. 1 C5 đườnglược về bảng tuầnhợp.- Từ đồnguyên tố đường – thời gian cho trước, tìm được quãng 3. Sơ – thị quãng hoá học Vận dụng hoàn các thời gian Vận dụng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật). Nhận biếtVận – Nêu hiểu biết về quang hợp để giải bảng tuần hoàn các thực dụng được các nguyên tắc xây dựng thích được ý nghĩa 1 C8 tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. 2. Âm thanh nguyên tố hoá học. Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh (02 tiết) Nhận biết biết - Sử –Nêu được các dụng cụ, thiết bị,hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. Nhận -dụng được các môi trường truyền âm. vật của bài thực hành. 1 C2 Mô tả được cấu tạo bảng tuần mẫu - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như Vận Thông hiểu Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên dụng - Tiến hành thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. Thông hiểu gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...). cao -tố/nguyên tố kimsự truyền nhómâm trongtố/nguyên tố phi kim, Giải thích được loại, các sóng nguyên các môi trường. 1 C1 Bài 25: Hô hấp tế bào (02 tiết) Sóng âm -nhóm nguyên tố khí hiếm trong âm (như gảy đàn, gõ vào Thực hiện thí nghiệm tạo sóng bảng tuần hoàn. Nhận biết - Nêu được khái niệm,để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền thanh kim loại,...) sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào 1 C14 Vận dụng - Viết được phương trìnhlỏng, khí. được trong chất rắn, hô hấp dạng chữ. Thông hiểu - Vai Từ hìnhquá trình hô hấp xác với cơ thể biên độ và tần số sóng - trò của ảnh hoặc đồ thị đối định được Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (02 tiết) âm. Nhận biết TrìnhNêu được đơn vị của tần ảnhlà hertz đếnhiệuhấpHz). - bày được một số yếu tố số hưởng (kí hô là tế bào. 1 C16 VậnNhận biết Vận- dụngđược sự liên quan hấp độ bào đểâm với biên mộtâm. hiện dụng Nêu hiểu biết về hô của tế to của giải thích độ số 2 C3, C4
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số Tự luận luận nghiệm nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự 0 0 0 nhiên 2. Nguyên tử. 2 1 1 2 1,5 3. Nguyên tố hóa học 1 1 1 1 1,25 4. Bảng tuần hoàn nguyên 1 0 1 0,25 tố hóa học 5. Chương III: TỐC ĐỘ Bài 8: Tốc độ chuyển động Bài 9: Đo tốc độ Bài 10: Đồ thị quãng đường 1 1 1 1 1,25 – thời gian Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong ATGT 6. Chương IV: ÂM THANH Bài 12: Sóng âm 3 1 3 1 1,75 Bài 13: Độ to và độ cao của âm 7. Khái quát về trao đổi chất 1 0 1 0,25 và chuyển hoá năng lượng
  4. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số Tự luận luận nghiệm nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 8. Quang hợp ở thực vật 2 1 1 2 1,5 9. Hô hấp tế bào 2 0 2 0,5 10. Trao đổi khí ở sinh vật 1 1 1 1 1,25 11. Vai trò của nước và chất 1 0 1 0,25 dinh dưỡng đối với sinh vật 12. Trao đổi nước và chất 1 0 1 0,25 dinh dưỡng ở thực vật Số câu 0 16 3 0 2 0 1 0 6 16 22 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 10 điểm 10 điểm
  5. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG TH VÀ THCS QUANG TRUNG MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: .…/ / (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi............ I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Tốc độ là đại lượng cho biết A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. quỹ đạo chuyển động của vật. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vật chuyển động. Câu 2: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào? A. Chất rắn. B. Chất lỏng. C. Chất khí. D. Chân không. Câu 3: Ta nghe được âm càng to khi A. tần số âm càng lớn. B. tần số âm càng nhỏ. C. biên độ âm càng lớn. D. biên độ âm càng nhỏ. Câu 4: Đơn vị của tần số kí hiệu là A. Hz B. m/s C. N D. min Câu 5: Hạt mang điện tích âm trong nguyên tử là A. proton. B. neutron. C. electron. D. hạt nhân. Câu 6: Đơn vị của khối lượng nguyên tử là A. gam. B. kilogam. C. lít. D. amu. Câu 7: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Na là A. sodium. B. nitrogen. C. neon. D. nickel. Câu 8: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. nguyên tử khối. D. số lớp electron của nguyên tử. Câu 9: Hoàn thành phuơng trình quang hợp dạng chữ: Ánh sáng ……(1)…..+ ……(2)……. Diệp lục ……(3)…..+ ……(4)… A. (1) Nước, (2) Carbon dioxide, (3) Glucose, (4) Oxygen B. (1) Nước, (2) Glucose, (3) Carbon dioxide, (4) Oxygen C. (1) Nước, (2) Oxygen, (3) Carbon dioxide, (4) Glucose D. (1) Carbon dioxide, (2) Glucose, (3) nước, (4) Oxygen Câu 10: Cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là A. hoa và quả. B. thân và cành cây. C. lá cây. D. rễ cây. Câu 11: Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua tế bào nào ở lá cây? A. Diệp lục. B. Khí khổng. C. Ti thể. D. Vách tế bào. Câu 12: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ quá trình A. trao đổi chất và sinh sản. B. chuyển hoá năng lượng.
  6. C. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. D. trao đổi chất và cảm ứng. Câu 13: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 14: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm A. oxygen, nước và năng lượng. B. nước, đường và năng lượng. C. nước, khí carbon dioxide và đường. D. khí carbon dioxide, nước và năng lượng. Câu 15: Phân tử nước được tạo thành từ: A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị. B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị. C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion. D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen. Câu 16: Nồng độ khí Oxygen mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào là A. trên 15%. B. trên 5%. C. dưới 0,5%. D. dưới 5%. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (1 điểm) a) Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao? b) Em hãy cho ví dụ cho thấy sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh. Câu 2: (1 điểm) Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432m và áp một tai vào đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2s. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6100 m/s. Tính tốc độ truyền âm trong không khí? Câu 3: (1,0 điểm) Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. a) Hạt nhân của nguyên tử Ne có khối lượng 22 amu có bao nhiêu hạt proton và neutron? b) Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học Ne. Câu 4: (1,0 điểm) Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Tính số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X. Câu 5: (1,0 điểm) Vì sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh? Câu 6: (1,0 điểm) Tại sao phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt khi nuôi ếch và giun đất? -------------Chúc các em thi tốt!-----------
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời A D C A C D A B A C B C B D A D B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 a) - Ta không nghe được âm thanh của vụ nổ. 0,25 (1,0đ) - Vì âm thanh từ nơi hai thiên thạch va chạm không thể truyền qua khoảng chân 0,25 không giữa chúng và Trái Đất. b) Cho ví dụ đúng 0,5 Câu 2 Thời gian âm truyền trong thép: t1=s/v1=432/6100=0,0708s 0,5 (1,0đ) Thời gian âm truyền trong không khí: t2=t1+1,2=1,2708s 0,25 Tốc độ truyền âm trong không khí: v2=s/t2=432/1,2708=339,9m/s 0,25 Câu 3 a) Hạt nhân của nguyên tử Ne khối lượng 22 amu có 10 proton và 12 neutron. 0,25 (1,0đ) Giải thích: + Số proton = số hiệu nguyên tử = 10. + Số neutron = 22 – 10 = 12. 0,25 b) Hai loại nguyên tử đó đều có cùng số proton trong hạt nhân là 10, nên thuộc 0,5 cùng một nguyên tố hóa học là Ne. Câu 4 Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E. (1,0đ) Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P. 0,25 Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên: P + N + E = 46 hay 2P + N = 46 (1) 0,25 Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên: (P + E) – N = 14 hay 2P – N = 14 (2) 0,25 Từ (1) và (2) ta có: P = E = 15 và N = 16. Số hạt proton, neutron và electron của X lần lượt là 15, 16, 15. 0,25 Câu 5 Người ta thường thả thêm rong và cây thủy sinh vào bể nuôi cá cảnh vì trong 0,5 (1,0 đ) quá trình quang hợp cây rong và cây thủy sinh đã nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể → Nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn → Tạo điều kiện cho cá 0,5 cảnh hô hấp. Câu 6 Vì ếch và giun đất chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch và giun đất cần ẩm để thực 0,5 (1,0 đ) hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ độ ẩm, da ếch và giun đất bị khô, chúng không thực hiện được quá trình trao đổi khí và sẽ 0,5 chết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2