intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn lịch sử 12 năm 2011 - 2012 trường THPT số 1 Tuy Phước

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề thi học kì 1 môn lịch sử 12 năm 2011 - 2012 trường THPT số 1 Tuy Phước để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn lịch sử 12 năm 2011 - 2012 trường THPT số 1 Tuy Phước

  1. SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC – HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2011-2012 TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC LỚP 12 - MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và tác động của nó đối với tình hình thế giới (3đ) Câu 2: Phân tích thời cơ chủ quan và khách quan trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã chớp thời cơ “ngàn năm có một” để phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền như thế nào? (4 đ) Câu 3 : Trình bày nội dung cơ bản Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng và chính phủ ta ? (3đ) -------------------------------------------- Hết --------------------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………. SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC – HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2011-2012 TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC LỚP 12 - MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và tác động của nó đối với tình hình thế giới (3đ) Câu 2: Phân tích thời cơ chủ quan và khách quan trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã chớp thời cơ “ngàn năm có một” để phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền như thế nào? (4 đ) Câu 3 : Trình bày nội dung cơ bản Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng và chính phủ ta ? (3đ) -------------------------------------------- Hết --------------------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM LỊCH SỬ 12 Câu 1: (3đ)
  2. * Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay - Từ sau chiến tranh thế giới 2, Mĩ triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm mưu đồ thống trị thế giới với 3 mục tiêu (0.75) + Chống lại hệ thống XHCN + Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ thế giới + Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ - Từ sau Chiến tranh lạnh, thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 mục tiêu (0.75) + Đảm bảo an ninh nước Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu + Khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ + Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ các nước khác  Mĩ muốn thiết lập Trật tự thế giới đơn cực, trong đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, lãnh đạo thế giới(0.25) * Tác động đối với tình hình thế giới - Khởi xướng và duy trì Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới, gây nên không khí căng thẳng trong quan hệ quốc tế, chạy đua vũ trang trong thời gian dài (0.5) - Tiến hành các cuộc bạo loạn, đảo chính, chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là chiến tranh Việt Nam (0.5) - Góp phần vào sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.(0.25) Câu 2: (4đ) * Thời cơ lịch sử trong Cách mạng tháng Tám (1.5) - Thời cơ khách quan: + 8/1945, quân Đồng minh tấn công mạnh mẽ quân Nhật ở khắp châu Á – Thái Bình Dương, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật(0.5) + 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Thời cơ khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến(0.5) - Thời cơ chủ quan: Thông qua Cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng cho Tổng khởi nghĩa (0.5) * Chủ trương Tổng khởi nghĩa(1.0) - Ngày 13/8/1945 , TW Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra “Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.(0.25) - Ngày 14-15/8: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua các vấn đề đối nội và đối ngoại (0.25) - Ngày 16-17/8: Đại hội Quốc dân ( Tân Trào) tán thành chủ trương Tổng Khởi nghĩa, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.(0.25)  Giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương (0.25) * Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa (1.5) - Chiều 16/8 , một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường cho lực lượng ta tiến về giải phóng Hà Nội (0.25) - Ngày 18/8: trong khí thế cách mạng sục sôi của cả nước, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất (0.25) - Ở Hà Nội : Ngày 19/8 hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch: Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính...Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (0.25) - Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi cở Huế (23/8) và Sài Gòn (25/8) (0.25) Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có tác dụng thúc đẩy các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong cả nước (28/8/1945) (0.5) Câu 3 : Trình bày nội dung cơ bản Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng và chính phủ ta ? (3đ) - Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp thể hiện qua các văn kiện :
  3. + Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của BTV TƯ Đảng(12/12/46) (0,25đ) + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh(19/12/46) (0,25đ) + Tác phẩm : Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9/47) . (0,25đ)  Đó là cuộc kháng chiến : Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. (0,25đ) * Kháng chiến toàn dân : : Xuất phát từ truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, quan điểm “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng “Chiến tranh nhân dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh…có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cách sinh.( 0,5đ) * Kháng chiến toàn diện : Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc chiến đấu trên cả các lĩnh vực,nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện. .( 0,5đ) * Kháng chiến lâu dài : do tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch mạnh hơn ta nhiều mặt, ta chỉ hợn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù. .( 0,5đ) * Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù coi trọng những thuận lợi và giúp đỡ bên ngoài,nhưng bao giờ cũng đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện thêm vào. .( 0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0