Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú
Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 209 Câu 1: Đóng góp quan trọng của Vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ là A. thúc đẩy sự giao lưu văn hoá Đông-Tây. B. sư định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ. C. xây dựng khối hoà hợp dân tộc, tôn giáo. D. đem Hin-đu giáo truyền bá đến các nước Đông Nam Á. Câu 2: Nội dung nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên đia bàn hẹp. B. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau. C. Sớm phải đương đầu với làn sóng di cư từ phương Bắc xuống. D. Hình thành tương đối sớm. Câu 3: Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là A. Tù binh chiến tranh. B. Người dân Rô-ma. C. Nô lệ và nông dân. D. Người dân nghèo Giéc-man. Câu 4: Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích quan trọng nhất là A. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập. B. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật. C. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. D. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại. Câu 5: Đặc trưng cơ bản của nền chính trị trong lãnh địa là A. đơn vị chính trị độc lập. B. quân chủ chuyên chế. C. quân chủ lập hiến. D. thể chế dân chủ. Câu 6: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là A. Nông dân. B. Thợ thủ công. C. Nô lê. D. Nông nô. Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật của Cam-pu-chia thời kì phát triển nhất? A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định. B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hoá (xây dựng đền, tháp…). C. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc. D. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh. Câu 8: Sắp xếp đúng trình tự thời gian tiến hành các cuộc phát kiến địa lí 1. Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. 2. Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. 3. B. Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. 4. Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền đi tìm xứ sở của hương liệu và vàng bạc ở phương Đông. A. 1-2-3-4. B. 2-3-1-4. C. 3-2-4-1. D. 4-1-2-3. Câu 9: Vì sao trong thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay ( tiền thân nước Thái Lan ngày nay)? A. Do sự xâm lấn của người Mi-an-ma. B. Do sự tấn công của người Mông Cổ. C. Do tránh các hiểm họa thiên tai từ sông Mê Công. D. Do quá trình sinh tồn. Trang 1/4 - Mã đề thi 209
- Câu 10: Thế nào là quốc gia phong kiến “ dân tộc”? A. Là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống. B. Là quốc gia lấy một dân tộc làm nòng cốt. C. Là quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. D. Là quốc gia trong đó có nhiều dân tộc sống riêng rẽ, tranh chấp lẫn nhau. Câu 11: Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là A. thương nghiệp. B. thủ công nghiệp. C. nông nghiệp. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 12: Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nhà nước Lan Xang là A. Pha ngừm. B. Xulinha Vôngxa. C. Chậu A Nụ. D. Khún Bolom. Câu 13: Là tôn giáo bắc nguồn từ tin ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, có 95% tín đồ theo tôn giáo này sống ở Ân Độ đó là tôn giáo nào? A. Ấn Độ giáo (hay đạo Hin đu). B. Phật giáo. C. Ki tô giáo. D. Hồi giáo. Câu 14: Nội dung nào không phải là việc làm của người Giéc-man khi vào đất của người Rô-ma? A. Giữ nguyên bộ máy cai trị cũ, lâp nhiều vương quốc mới. B. Chiếm ruộng đất của chủ nô rồi chia cho nhau. C. Tự xưng vua, phong các tước vị. D. Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu ki tô giáo. Câu 15: Nôi dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân sụp đổ của đế quốc Rô-ma? A. Hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp. B. Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi Rô-ma. C. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ làm xã hội rối ren. D. Tộc người Giec-man xâm chiếm. Câu 16: Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của quốc gia nào? A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Lào. D. Mi-an-ma. Câu 17: Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là A. người Khơ-me. B. người Môn. C. người Thái. D. người Chăm. Câu 18: Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay, trước đây đã tồn tại các quốc gia cổ đó là A. Đại Việt, Champa, Khơ-me. B. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp. C. Âu Lạc, Phù Nam. D. Âu Lạc, Champa, Phù Nam. Câu 19: Nền văn hoá nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Cam-pu-chia? A. Văn hóa Ấn Độ. B. Văn hóa Trung Quốc. C. Văn hóa Thái Lan. D. Văn hóa Đại Việt. Câu 20: Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện A. những công trường thủ công. B. những đô thị luôn làm nghề buôn bán. C. những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ. Câu 21: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua A. sản phẩm cống nạp. B. tô hiện vật. C. tô thuế. D. tô lao dịch. Câu 22: Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi…Đất nước người châu Âu nói đến là A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Thái Lan. D. Đại Việt. Câu 23: Điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn là A. hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo. B. cai trị Ấn Đô theo hướng Hồi giáo hoá. C. thuôc giai đoan phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ. D. có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ. Trang 2/4 - Mã đề thi 209
- Câu 24: Vương triều Mô gôn là Vương triều của A. người Hồi giáo gốc Mông Cổ. B. người Hồi giáo gốc Thổ. C. người Hồi giáo gốc Trung Á. D. người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà. Câu 25: Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế trong lãnh địa là A. là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. B. là nền kinh tế mở rộng, tự do trao đổi, tự do buôn bán. C. là nền hinh tế độc lập, nhà nước nắm độc quyền. D. là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tư túc. Câu 26: Nội dung nào không phải là đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á? A. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc lớn. B. Địa hình chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới và biển. C. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm. D. Là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản. Câu 27: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào? A. Là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam. B. Là nguồn thuỷ văn dồi dào. C. Là trục giao thôi của đất nước. D. Là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về địa lí. Câu 28: Nội dung nào không phải nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí ? A. Con đường thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-rập độc chiếm. B. Nhu cầu về thị trường và nguyên liệu của chủ nghĩa tư bản. C. Sản xuất phát triển làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng. D. Khoa học-kĩ thuật có bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, hải đồ…. Câu 29: Các giai cấp chính trong lãnh địa là A. lãnh chúa và nông nô. B. địa chủ và nông dân lĩnh canh. C. lãnh chúa và nô lệ. D. . địa chủ và nô lệ. Câu 30: Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. B. từ nửa đầu thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XVIII. C. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. D. từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII. Câu 31: Nội dung nào là yếu tố tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí? A. Thị trường thế giới được mỏ rộng, hàng hải quốc tế phát triển. B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. C. Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. D. Đem lại hiểu biết mới cho con người về trái đất, các dân tộc mới, những vùng đất mới. Câu 32: Nguyên nhân chính Ấn Độ không thể chống cự cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ? A. Sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất. B. Chính sách phân biệt sắc tộc, tôn giáo. C. Lực lượng Hồi giáo gốc Thổ hùng mạnh, thiện chiến. D. Chính quyền Ấn Độ không chủ động tiến công địch. Câu 33: Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. Hi Lạp, Italia. C. Anh, Hà Lan. D. Tây Ban Nha, Anh. Trang 3/4 - Mã đề thi 209
- Câu 34: Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu. B. khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. C. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người. D. thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông. Câu 35: Vai trò của thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến châu Âu ? A. Tạo điều kiện để các lãnh chúa ra bên ngoài đến nơi đông dân lập xưởng xản xuất và buôn bán. B. Góp phần tích cực cho sự hình thành các giai cấp mới: đó là tư sản và vô sản. C. Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. D. Góp phần tích cự cho nền kinh tê công nghiệp hình thành. Câu 36: Nội dung nào không phản ánh đúng sự suy thoái của Cam-pu-chia từ cuối thế kỉ XIII? A. Người Thái gây chiến nhiều lần và tàn phá kinh thành Ăng-co. B. Người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ. C. Quân Cam-pu-chia tiến đánh Cham-pa (1190). D. Người Cam-pu-chia lao vào các vụ mưu sát và tranh giành địa vị. Câu 37: Đâu là thời kì phát triển thịnh vượng của Vương quốc Cam-pu-chia? A. Thời kì Phù Nam (Thế kỉ I- 550). B. Thời kì Chân Lạp (550-802). C. Thời kì Ăng-co (802-1432). D. Thời kì hậu Ăng-co (1432-1863). Câu 38: Vương quốc nào không phải do người Giec-man thành lập A. Vương quốc Ba Tư. B. Vương quốc Tây Gốt. C. Vương quốc Phơrăng. D. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông. Câu 39: Quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu tượng kiến trúc của quốc gia A. Lào. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia. Câu 40: Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Cam-pu-chia là A. địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ. B. nằm trên một cao nguyên rộng lớn. C. xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc. D. giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu. ----------- HẾT ---------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Trang 4/4 - Mã đề thi 209
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 MÃ ĐỀ: 132 MÃ ĐỀ: 209 MÃ ĐỀ: 357 MÃ ĐỀ: 485 CÂU ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN 1 A 1.A 1.B 1.A 2 D 2.C 2.D 2.C 3 A 3.C 3.A 3.C 4 C 4.D 4.A 4.D 5 C 5.A 5.C 5.A 6 D 6.D 6.A 6.C 7 C 7.D 7.C 7.D 8 C 8.C 8.D 8.D 9 A 9.B 9.D 9.B 10 A 10.C 10A 10.C 11 B 11.C 11.C 11.A 12 C 12.A 12.B 12.B 13 C 13.A 13.A 13.A 14 D 14.A 14.A 14.D 15 C 15.B 15.D 15.A 16 A 16.C 16.A 16.C 17 A 17.A 17.C 17.A 18 A 18.D 18.B 18.A 19 D 19.A 19.D 19.C 20 A 20.C 20.C 20.D 21 D 21.C 21.D 21.D 22 C 22.B 22.B 22.C 23 A 23.A 23.A 23.B 24 B 24.A 24.A 24.A 25 A 25.D 25.A 25.D 26 C 26.A 26.D 26.C 27 A 27.A 27.C 27.B 28 C 28.B 28.A 28.A 29 B 29.A 29.A 29.A 30 B 30.D 30.C 30.B 31 A 31.B 31.B 31.B 32 A 32.A 32.B 32.C 33 D 33.A 33.C 33.A 34 B 34.B 34.C 34.A 35 C 35.C 35.A 35.C 36 A 36.C 36.C 36.A 37 A 37.C 37.C 37.C 38 B 38.A 38.A 38.B 39 D 39.D 39.B 39.A 40 B 40.B 40.A 40.A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 488 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 333 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 139 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn