intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành tài liệu tổng hợp nhiều đề thi học kì 1 khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: / /2021 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Lịch sử Lớp 10 Mã đề 132 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 3 trang) ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, ghi vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Từ thế kỉ thứ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì: A. hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. B. hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. C. phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. D. suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Câu 2: Vương triều Gúp-ta được thành lập trên cơ sở: A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. thống nhất toàn bộ Ấn Độ. C. thống nhất miền Bắc Ấn Độ. D. kinh tế phát triển mạnh mẽ. Câu 3: Chữ viết truyền thống của Ấn Độ là hệ chữ: A. Latinh. B. Nôm. C. Phạn (Sankrit). D. Hán. Câu 4: Tiểu thuyết là hình thức văn học phát triển dưới thời: A. Tống. B. Đường. C. Minh – Thanh. D. Tần. Câu 5: Khu vực Đông Nam Á không có đồng bằng rộng lớn để trồng lúa là do: A. bị chia cắt bởi nhiều vương quốc nhỏ. B. lượng bão hằng năm nhiều gây lũ lụt, sạt lở. C. địa hình chủ yếu là hoang mạc. D. địa hình bị chia cắt bởi núi, rừng nhiệt đới, biển. Câu 6: Điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi của Đông Nam Á thích hợp cho trồng lúa nước là: A. có nhiều sông lớn. B. địa hình bị chia cắt. C. đồng bằng rộng lớn. D. gió mùa kèm theo mưa. Câu 7: Văn hoá của Lào và Cam-pu-chia chịu ảnh hưởng chủ yếu từ: A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Việt Nam. D. Mi-an-ma. Câu 8: Sau khi thành lập, vương triều Đê-li đã thi hành chính sách: A. truyền bá và áp đặt Hồi giáo. B. xoá bỏ sự phân biệt tôn giáo. C. xây dựng khối hoà hợp dân tộc. D. phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ. Câu 9: Nguồn gốc của vương triều Hồi giáo Đê-li là từ: A. người Hồi giáo gốc Tây Á. B. người Hồi giáo gốc Mông Cổ. C. hậu duệ của vương triều Gúp-ta. D. người Hồi giáo gốc Thổ lập ra. Câu 10: Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn ra đời dưới thời vương triều Gúp- ta là: A. Đạo giáo. B. Phật giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Ki-tô giáo. Câu 11: Triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc là: A. Tần. B. Thanh. C. Tống. D. Đường. Câu 12: Vương triều phong kiến cuối cùng của Ấn Độ là: A. vương triều Hác-sa. B. vương triều Đê-li. C. vương triều Gúp-ta. D. vương triều Mô-gôn. Câu 13: Những chính sách do vua A-cơ-ba của vương triều Mô-gôn tiến hành có ý nghĩa là: A. xoá bỏ hoàn toàn mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. B. góp phần thống nhất lãnh thổ Ấn Độ. C. làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. D. làm cho Ấn Độ trở thành quốc gia mạnh nhất châu Á. Câu 14: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các triều đại phong kiến Trung Quốc? A. Nông dân phải chịu tô thuế nặng nề, sưu dịch liên miên. B. Nhà nước không có chính sách ổn định đời sống nông dân. C. Mâu thuẫn xã hội giữa nông dân với địa chủ trở nên sâu sắc. D. Nông dân bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Câu 15: Chính sách truyền bá và áp đặt Hồi giáo của vương triều Đê-li đã gây ra hậu quả là: A. khiến Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược. B. tạo điều kiện truyền bá Hồi giáo ra bên ngoài. C. khiến cho kinh tế trở nên lạc hậu. D. làm cho mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo sâu sắc hơn. Câu 16: Đặc điểm nổi bật dưới thời vương triều Gup-ta là: A. lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ. B. thời kỳ định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ. C. mâu thuẫn giữa Hồi giáo và Hinđu giáo sâu sắc. D. thời kỳ giao lưu văn hoá Đông – Tây được thúc đẩy. Câu 17: Chính sách đối ngoại xuyên suốt các triều đại phong kiến Trung Quốc là: A. giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng. B. xâm lược mở rộng lãnh thổ. C. vừa cứng rắn vừa mềm dẻo. D. thần phục các nước láng giềng. Câu 18: Thời kì phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia là: A. thời kì Su-khô-thay. B. thời kì Ăng-co. C. thời kì Pa-gan. D. thời kì Mô-giô-pa-hít. Câu 19: Vào thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư xuống phía Nam và lập ra hai vương quốc mới là: A. Su-khô-thay và A-út-thay-a. B. Su-khô-thay và Lan Xang. C. Lan Xang và Cam-pu-chia. D. Lan Xang và A-út-thay-a. Câu 20: Sự phát triển của chữ Phạn dưới thời vương triều Gúp-ta có ý nghĩa là: A. góp phần củng cố chính quyền trung ương. B. tạo điều kiện để dễ cai trị nhân dân. C. tạo điều kiện để truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ. D. góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế. Câu 21: Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” vì: A. lấy 1 bộ tộc đông và mạnh nhất làm nòng cốt. B. tập hợp nhiều dân tộc trong một quốc gia. C. do một số dân tộc đoàn kết lập ra. D. hình thành sau khi đánh đuổi ngoại xâm. Câu 22: Kinh tế dưới thời Đường phát triển tương đối toàn diện là nhờ: A. công, thương nghiệp phát triển. B. nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực. C. nhà nước phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. D. bắt các nước nhỏ cống nạp. Câu 23: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc, Nho giáo đóng vai trò là: A. cơ sở để phát triển văn hoá. B. cơ sở lí luận và tư tưởng. C. cơ sở tôn giáo. D. cơ sở phát triển kinh tế. Câu 24: Người đứng đầu nhà nước phong kiến ở Trung Quốc là: A. Tể tướng. B. Tổng thống. C. Pha-ra-ông. D. Hoàng đế. Câu 25: Công trình kiến trúc Phật giáo điển hình nhất ở Lào là: A. Thạt Luổng. B. Ăng-co Vát. C. Ăng-co Thom. D. Viêng Chăn. Câu 26: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến vương quốc Cam-pu-chia suy yếu? A. Bị thực dân Pháp xâm lược. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. B. Thường xuyên bị vương quốc Thái gây chiến. C. Luôn phải đối phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài. D. Mâu thuẫn nội bộ, tranh giành địa vị lẫn nhau. Câu 27: Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các: A. công xã nông thôn. B. mường cổ. C. làng. D. châu. Câu 28: Ý nào sau đây là đúng khi nhận định về vai trò của vương triều Đê-li và vương triều Mô- gôn trong lịch sử Ấn Độ? A. Du nhập Hồi giáo góp phần làm cho văn hoá Ấn Độ đa dạng hơn. B. Ổn định tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ. C. Khiến cho tình trạng mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo sâu sắc hơn. D. Góp phần xoá bỏ hoàn toàn mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau giữa vương triều Đê-li và vương triều Mô- gôn của Ấn Độ. Câu 2: (1,0 điểm) Các thành tựu văn hoá của Trung Quốc thời phong kiến có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? ---------------HẾT---------------- Trang 3/3 - Mã đề thi 132
  4. SỞ GD&ĐT KON TUM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2021-2022 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0đ) CÂU 132 209 357 485 1 C B B D 2 C A A B 3 C B D A 4 C D C A 5 D D C D 6 D A A B 7 A A B D 8 A C D C 9 D B A D 10 C D B B 11 A B D C 12 D C C C 13 C C D A 14 D D C C 15 D C B C 16 B B D A 17 B D C A 18 B C B A 19 B B C D 20 C A D B 21 A D B B 22 B B A C 23 B D C D 24 D A B B 25 A A A D 26 A A D A 27 B C A C 28 A C A B
  5. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0đ) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau giữa 2,0 vương triều Đê-li và vương triều Mô-gôn của Ấn Độ. * Giống nhau: - Đều là vương triều ngoại tộc (do người ngoài xâm chiếm Ấn 0,25 Độ lập nên). - Đều là vương triều gốc Hồi giáo, góp phần truyền bá Hồi 0,25 giáo làm cho văn hoá Ấn Độ phong phú. - Đều tồn tại vấn đề mâu thuẫn tôn giáo. 0,25 * Khác nhau: Vương triều Đê-li Vương triều Mô-g ôn - Nguồn gốc là người Hồi - Nguồn gốc là người Hồi 0,5 giáo gốc Thổ giáo gốc Mông Cổ - Thi hành chính sách phân - Xây dựng Ấn Độ theo 0,75 biệt tôn giáo sâu sắc => mâu hướng “Ấn Độ hoá”, thi thuẫn xã hội dâng cao. hành nhiều chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển. 2 Các thành tựu văn hoá của Trung Quốc thời phong kiến 1,0 có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Theo em, cần làm gì để bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc? * Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam: - Nho giáo được truyền bá từ thời Bắc thuộc, được các triều 0,25 đại phong kiến Việt Nam sử dụng như công cụ cai trị, cơ sở lí luận và tư tưởng. - Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Trung Quốc là chủ yếu, có 0,25 nhiều công trình kiến trúc Phật giáo mang nhiều nét ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Một số đạo quán ảnh hưởng Đạo giáo. - Ảnh hưởng trong phong cách kiến trúc xây cung điện, xây 0,25 dựng thành quách. - Một số phong tục tập quán như: Tết Nguyên Đán, Trung thu, 0,25 thanh minh… TTCM Nguyễn Trung Quân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2