intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NH: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Câu 1. Nội dung nào dưới đây là nội dung của phong trào văn hóa Phục hưng? A. Phê phán thói xấu trong xã hội. B. Phê phán MÃGiáo ĐỀ:hội, 103đề cao khoa học tự nhiên. C. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên. D. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán giáo hội. Câu 2. Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-at và Ô-đi-xê? A. Pi-ta-go B. Hô-me C. Ta-lét D. Ác-si-mét Câu 3. Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào? A. Thế kỉ VII đến thế kỉ X. B. Thế kỉ I TCN đến thế kỉ X. C. Thế kỉ X đến thế kỉ XV. D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Câu 4. Nhà soạn kịch vĩ đại đã viết nhiều vở bi, hài kịch nổi tiếng là A. Ha-vi. B. R.Đê-các-tơ. C. G.Bru-nô. D. W.Sếch-xpia. Câu 5. Quá trình phát triển văn minh Đông Nam Á có bao nhiêu giai đoạn? A. 3. B. 4. C. 5 D. 2. Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. D. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật. Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động về mặt xã hội của cách mạng công nghiệp thời kì cận đại? A. Dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chế dộ phong kiến. B. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là địa chủ và nông dân. C. Làm xuất hiện các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến. D. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản. Câu 8. Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào? A. Chế tạo ô tô. B. Chế tạo máy bay. C. Khai thác mỏ. D. Giao thông vận tải. Câu 9. Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm: A. Tín ngưỡng phồn thực. B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. D. Nho giáo, phật giáo. Câu 10. Loại chữ viết nào sau đây không được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn? A. Chữ Khơ-me cổ. B. Chữ Miến cổ C. Chữ Chăm cổ D. Chữ Nôm Câu 11. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là A. Cách mạng công nghiệp 4.0 B. Cách mạng công nghiệp nhẹ. C. Cách mạng công nghiệp. D. Cách mạng kĩ thuật.
  2. Câu 12. Đền chùa tháp là các công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc A. Dân gian B. Tôn giáo. C. Tâm linh. D. Cung đình. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) a) Quan sát hình 1.1 và cho biết đây là công trình điêu khắc nào? Thuộc nền văn minh nào? b) Những thành tựu nào của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được lưu giữ bảo tồn đến ngày nay? Hình 1.1 Câu 2. (2,0 điểm) a) Đọc đoạn trích sau và cho biết đoạn trích đề cập đến thành tựu nào? Thành tựu đó ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy? “Ngày 17/8/1807, lần đầu tiên 40 hành khách đã tham gia một hành trình bằng đường biển từ Niu Y-Oóc tới An-ba-ni trên tàu Cờ-lê-mông và trở về an toàn. Tàu chạy được 150 dặm (khoảng 240 km) trong 32 giờ. Cuộc chạy thử này là một sự kiện quan trọng trong lịch sử ngành hàng hải và cũng chứng minh sự thành công của các tàu thủy vận chuyển bằng máy hơi nước”. (Trích: SGK Lịch sử 10 (Bộ Cánh Diều), NXB Đại học Sư phạm, tr. 33) b) Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao? c) Trình bày ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với sự phát triển kinh tế? Câu 3. (1,0 điểm) Có quan điểm cho rằng: “Con người từng ngày thay đổi công nghệ nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi cuộc sống con người”. Em có suy nghĩ như thế nào về quan điểm trên? Câu 4. (2,0 điểm) Xác định nét nổi bật về văn tự và văn học của cư dân Đông Nam Á thời kì cổ trung đại? Theo em, văn minh Đông Nam Á ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn minh nào? Ảnh hưởng trên những lĩnh vực nào? - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:......................................................................Số báo danh:.............................
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NH: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1. Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm: A. Nho giáo, Phật giáo. B. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. C. Tín ngưỡng thờ cúng MÃ ĐỀ: 104 tổ tiên. D. Tín ngưỡng phồn thực. Câu 2. Việc tính lịch và quan sát thiên văn văn minh phương Tây vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống đương thời, vừa là cơ sở A. cho việc tính Âm lịch sau này. B. cho việc theo dõi thời tiết sau này. C. cho việc tính Dương lịch sau này. D. cho việc phát triển khoa học sau này. Câu 3. Ăng-co-vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của A. Thái Lan. B. Campuchia. C. Lào. D. Việt Nam. Câu 4. Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào? A. Thế kỉ I TCN đến thế kỉ X. B. Thế kỉ VII đến thế kỉ X. C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. Thế kỉ X đến thế kỉ XV. Câu 5. Công trình kiến trúc nào được xem là biểu tượng văn hóa dân gian của cư dân Đông Nam Á cổ trung đại? A. Nhà gỗ. B. Nhà sàn C. Cung điện D. Đền, tháp. Câu 6. Ở thế kỉ XVIII, nhà phát minh vĩ đại nào được tôn vinh là “người nhân lên gấp bội sức mạnh của con người”? A. Éc-mơn Các-rai. B. Ác-crai-tơ. C. Giêm-Oát. D. Giêm Ha-gri-vơ. Câu 7. Một trong những ý nghĩa của cuộc cách mạng thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế là A. giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người. B. tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất. C. nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. D. kéo dài quá trình sản xuất hàng hóa. Câu 8. Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Năng lượng mặt trời. B. Internet kết nối vạn vật. C. Máy tính điện tử D. Phương pháp sinh sản vô tính Câu 9. Đặc trưng cơ bản của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là A. quy trình, phương thức sản xuất được tối ưu hóa. B. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. C. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin. D. sử dụng năng lượng điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất. Câu 10. Những thành tựu đặc sắc và sáng tạo của Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào? A. Tiếp thu chữ viết của Ấn Độ và Trung Quốc. B. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. C. Tiếp thu nền văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây.
  4. D. Tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông và phương Tây. Câu 11. Nhà soạn kịch vĩ đại đã viết nhiều vở bi, hài kịch nổi tiếng là A. W.Sếch-xpia. B. Ha-vi. C. G.Bru-nô. D. R.Đê-các-tơ Câu 12. Ý nghĩa chủ đạo của những thành tựu khoa học thời kì Phục hưng là A. mở đường cho khoa học phát triển. B. giáo dục nhân cách lối sống, thái độ làm việc. C. chống chủ nghĩa giáo điều của giáo hội. D. cơ sở cho khoa học tự nhiên phát triển. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) a) Quan sát hình 1.1 và cho biết đây là công trình kiến trúc nào? Thuộc nền văn minh nào? Hình 1.1 b) Tại sao nói rằng đến thời kì các quốc gia cổ đại phương Tây khoa học mới thực sự trở thành khoa học? Câu 2. (2,0 điểm) a) Đọc đoạn trích sau và cho biết đoạn trích đề cập đến thành tựu nào? Thành tựu đó ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy? “Các phát kiến trong lĩnh vực sinh học – cụ thể là công nghệ gen – là những đột phá ngoạn mục. Những năm gần đây chi phí và khó khăn đã giảm đáng kể đối với việc giải mã trình tự gen và gần đây nhất là đối với sự kích hoạt hoặc chỉnh sửa gen. Trước đây phải mất hơn 10 năm và 2,7 tỉ USD để hoàn thành Dự án Bản đồ Gen người. Ngày nay, một gen có thể được giải mã trình tự trong vài tiếng với chi phí dưới một nghìn đô la Mỹ”. (Trích: SGK Lịch sử 10 (Bộ Cánh Diều), NXB Đại học Sư phạm, tr. 43) b) Các yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? c) Trình bày tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển của xã hội? Câu 3. (1,0 điểm) Có quan điểm cho rằng: “Internet quá lớn, mạnh mẽ và vô nghĩa đến nỗi đối với một số người, nó là một sự thay thế hoàn toàn cho cuộc sống”. Em có suy nghĩ như thế nào về quan điểm trên? Câu 4. (2,0 điểm) Hãy chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản nhất của nền văn minh Đông Nam Á trong từng giai đoạn hình thành và phát triển. Theo em, những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á cổ trung đại còn được lưu giữ đến tận ngày nay? - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh:...............................
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NH: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1. Đặc trưng cơ bản của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là A. sử dụngMÃnăng lượng ĐỀ: 105điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất. B. ứng dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. DÀNH CHO HS HÒA NHẬP C. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin. D. quy trình, phương thức sản xuất được tối ưu hóa. Câu 2. Ác-si-mét là nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực A. Vật lý. B. Toán học. C. Y học. D. Âm nhạc. Câu 3. Công trình kiến trúc nào được xem là biểu tượng văn hóa dân gian của cư dân Đông Nam Á cổ trung đại? A. Nhà sàn. B. Cung điện. C. Đền, tháp. D. Nhà gỗ. Câu 4. Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào? A. Thế kỉ I TCN đến thế kỉ X. B. Thế kỉ VII đến thế kỉ X. C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. Thế kỉ X đến thế kỉ XV. Câu 5. Những thành tựu đặc sắc và sáng tạo của Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào? A. Tiếp thu chữ viết của Ấn Độ và Trung Quốc. B. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. C. Tiếp thu nền văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây. D. Tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông và phương Tây. Câu 6. Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái,… đó là A. những sản phẩm của cách mạng công nghiệp lần thứ ba. B. nhu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. C. thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. D. tiềm năng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Câu 7. Ý nghĩa chủ đạo của những thành tựu khoa học thời kì Phục hưng là A. giáo dục nhân cách lối sống, thái độ làm việc. B. chống chủ nghĩa giáo điều của giáo hội. C. cơ sở cho khoa học tự nhiên phát triển. D. mở đường cho khoa học phát triển. Câu 8. Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào? A. Chế tạo máy bay. B. Giao thông vận tải. C. Chế tạo ô tô. D. Khai thác mỏ. Câu 9. Từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII, các quốc gia Đông Nam Á được hình thành, trong đó lớn mạnh nhất là quốc gia nào? A. Quốc gia Phù Nam. B. Quốc gia Thái Lan. C. Ha-ri-pun-giay-a. D. Quốc gia Chăm pa.
  6. Câu 10. Nội dung nào dưới đây là nội dung của phong trào văn hóa Phục hưng? A. Phê phán thói xấu trong xã hội. B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên. C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên. D. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán giáo hội. Câu 11. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là gì? A. Vệ tinh nhân tạo. B. Máy tính điện tử. C. Mạng kết nối Internet có dây. D. Mạng kết nối Internet không dây. Câu 12. Nhà soạn kịch vĩ đại đã viết nhiều vở bi, hài kịch nổi tiếng là A. R.Đê-các-tơ C. G.Bru-nô B. W.Sếch-xpia D. Ha-vi PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. (1,0 điểm) Kể tên một số các thành tựu văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại mà em biết. Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày ý nghĩa đối với kinh tế của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Câu 3. (3,0 điểm) Trình bày các giai đoạn và đặc trưng của các giai đoạn phát triển văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:......................................................................Số báo danh:.............................
  7. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA LỊCH SỬ 10 CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÃ ĐỀ 103 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B D D A A D D D D A B PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. (2.0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM  Hình 1.1 - Tượng Lực sĩ ném đĩa. 0.5 - Thuộc nền văn minh Hy Lạp. 0.5  Những thành tựu Hy Lạp, La Mã cổ đại còn lưu giữ đến ngày nay: Chữ viết (chữ 1.0 Latinh, chữ số La Mã), kiến trúc, điêu khắc, Toán học,… Câu 2. (2.0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM - Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước. 0.25 Hình 1.2 - Ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. 0.25 Thành tựu quan trọng nhất: Phát minh ra điện/ động cơ điện Vì động cơ điện gắn với quá trình điện khí hóa, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong 0.5 nhiều ngành nhiều lĩnh vực. + Thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên, thay thế lao động của 0.25 con người bằng máy móc Ý nghĩa + Cách mạng công nghiệp lần hai chuyển nền công nghiệp cơ khí sang điện 0.25 khí hóa. + Làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN 0.25 + Thúc đẩy mạnh mẽ những chuyển biến của các ngành kinh tế khác 0.25 Câu 3. (1.0 điểm) - Học sinh nêu ý kiến đồng ý và đưa ra lập luận hợp lý thì tính điểm. - Gợi ý trả lời: + Con người phát minh ra nhiều tính năng, vật dụng máy móc công nghệ với kĩ thuật độ tinh vi cao cấp… + Công nghệ đang hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người,… + Tác động của công nghệ:  Tích cực: Con người được hưởng lợi từ sự phát triển của công nghệ…  Tiêu cực: Sự lệ thuộc vào công nghệ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần,… Câu 4. (2.0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM - Tiếp thu văn tự nước ngoài, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết 0.25 riêng của mình. Văn tự - Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm dựa vào hệ thống chữ Hán của Trung 0.25 Quốc. - Kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như truyền thuyết, 0.25 sử thi, truyện cổ tích,... Văn học - Văn học viết ở Đông Nam Á ra đời khá muộn (khoảng thế kỉ X - thế kỉ 0.25 XIII).  Văn minh Đông Nam Á ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn minh Ấn Độ. Ảnh hưởng về 1.0 chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc,… - HẾT -
  8. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA LỊCH SỬ 10 CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÃ ĐỀ 104 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B C B C B B B B A A PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. (2.0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM  Hình 1.1 - Khải hoàn môn. 0.5 - Thuộc nền văn minh La Mã. 0.5  Đến thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, khoa học mới thực sự là khoa học: Vì có độ chính xác của khoa học, có tính khái quát thành các định lý, định đề, đặt nền 1.0 móng cho các ngành khoa học sau này. Câu 2. (2.0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM - Bản đồ Gen/công nghệ Gen. 0.25 Hình 1.2 - Ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 0.25  Các yếu tố cốt lõi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: Trí tuệ nhân tạo, 0.5 Internet kết nối vạn vật, Dữ liệu lớn. + Xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. 0.25 + Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày Tác 0.25 càng tăng. động đối + Giai cấp công nhân hiện đại tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã với xã 0.25 hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị. hội: + Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, xói 0.25 mòn văn hóa, giá trị truyền thống của cộng đồng. Câu 3. (1.0 điểm) - Học sinh nêu ý kiến đồng tình về quan điểm và đưa ra lập luận nếu hợp lý và thuyết phục thì được tính điểm. - Gợi ý trả lời: Nêu được tác động của internet đối với cuộc sống con người: + Tích cực: Cung cấp nguồn thông tin, kho kiến thức khổng lồ; giải trí; học tập, mua sắm trực tuyến,… + Tiêu cực: Lệ thuộc vào công nghệ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, bị dụ dỗ, lừa đảo,… Câu 4. (2.0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM  Từ Đầu công nguyên đến thế kỉ VII: 0.25 + Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á.  Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV: 0.25 + Giai đoạn định hình bản sắc và phát triển rực rỡ văn hóa Đông Nam Á.  Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: + Giai đoạn tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng của văn minh Đông Nam 0.5 Á. Thành tựu của văn minh Đông Nam Á còn lưu giữ đến ngày nay: Kiến trúc, tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên,… 1.0 (Lưu ý học sinh trả lời đáp án khác đúng vẫn tính điểm) - HẾT -
  9. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA LỊCH SỬ 10 CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 ĐỀ DÀNH CHO HS HÒA NHẬP PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A A C B C D B D B D B PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. (1.0 điểm) - Một số thành tựu tiêu biểu của phương Tây cổ đại: Đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, …. Câu 1. (3,0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM + Thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên, thay thế lao động của con 0.75 người bằng máy móc. + Cách mạng công nghiệp lần hai chuyển nền công nghiệp cơ khí sang điện khí 0.75 Ý nghĩa: hóa. + Làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN. 0.75 + Thúc đẩy mạnh mẽ những chuyển biến của các ngành kinh tế khác. 0.75 Câu 2. (3,0 điểm) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM  Từ Đầu công nguyên đến thế kỉ VII: 1.0 + Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á.  Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV: 1.0 + Giai đoạn định hình bản sắc và phát triển rực rỡ văn hóa Đông Nam Á.  Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: 1.0 + Giai đoạn tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng của văn minh Đông Nam Á. - HẾT -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2