intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gia Định, TP.HCM

Chia sẻ: Thẩm Quyên Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gia Định, TP.HCM” để các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình cũng như làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gia Định, TP.HCM

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2021 – 2022 KHỐI 11 Môn: LỊCH SỬ. Thời gian: 45 phút (Đề chính thức) Câu 1: (3,5 điểm) a. Trình bày sự thành lập Đảng Quốc đại (1885) ở Ấn Độ và quá trình phân hóa của chính đảng này? b. Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908)? Câu 2: (2.5 điểm) Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh được biểu hiện như thế nào? Câu 3: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). --HẾT--
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI 11 Năm học: 2021 - 2022 Môn: LỊCH SỬ. Thời gian: 45ph (Đề chính thức) Câu 1: (3,5 điểm) a. Trình bày sự thành lập Đảng Quốc đại (1885) ở Ấn Độ và quá trình phân hóa của chính đảng này? b. Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908)? a. Sự thành lập Đảng Quốc đại (1885) ở Ấn Độ và quá trình phân hóa:  Sự thành lập Đảng Quốc đại (1885) ở Ấn Độ: - Từ giữa thế kỉ XIX (0,25), giai cấp tư sản bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tế và 1.00 được tham gia chính quyền (0,5), nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm (0,25). - Cuối năm 1885 (0,25), Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được 1.00 thành lập (0,25), đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc (0,25), giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị (0,25).  Quá trình phân hóa của Đảng Quốc đại: - Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hoá thành hai phái (0,25): phái “ôn 1.00 hoà”(0,25) chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách (0,25); phái “cấp tiến”(0,25) do Tilak lãnh đạo thì có thái độ kiên quyết chống Anh (0,25). b. Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908): - Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. (0,25) - Thống nhất tinh thần dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn Độ, cổ vũ truyền 0.50 thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ. (0,25 - Giáo viên chấm linh động ý này) Câu 2: (2.5 điểm) Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh được biểu hiện như thế nào? Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh: - Sau khi giành được độc lập (0,25), nhân dân Mĩ Latinh lại phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này (0,25). + Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”(0,25), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mĩ) dưới sự chỉ huy của Washington (0,25). 2.50 + Năm 1898 (0,25), Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khỏi châu Mĩ (0,25). + Đầu thế kỉ XX, Mĩ dùng chính sách “Cái gậy lớn” (0,25) và “Ngoại giao đồng đôla” để khống chế khu vực này (0,25). - Mĩ đã khống chế hàng loạt các nước Mĩ Latinh (Panama, Nicaragua…) (0,25), biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ (0,25). 1
  3. Câu 3: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).  Nguyên nhân sâu xa: - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (0,25), sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về 0.50 kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc (0,25). - Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên (0,5): 0.50 + Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) (0,25); + Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) (0,25); 1.00 + Chiến tranh Anh - Boer (1899 - 1902) (0,25); + Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) (0,25)… - Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhầm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế 1.00 quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập (0,25): + Khối liên minh gồm Đức, Áo - Hung và Italia (1882). (0,25) + Khối hiệp ước gồm Anh, Pháp và Nga (1907). (0,25) - Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới (0,25).  Nguyên nhân trực tiếp (duyên cớ) 1.00 - 28/6/1914: Hoàng thân Áo - Hung bị một phần tử người Serbi ám sát (0,25). - 28/7/1914: Áo - Hung tuyên chiến với Serbi. - 01/8/1914: Đức tuyên chiến với Nga. - 03/8/1914: Đức tuyên chiến với Pháp. - 04/8/1914: Anh tuyên chiến với Đức.(0.5/3 ý đúng - Giáo viên chấm linh động)  Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (0,25). 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2