intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Môn: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 132 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: 11.......... I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8-1945) để tiến hành giành độc lập? A. Mi-an-ma, Lào, Thái Lan. B. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào. D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã A. trở thành một hệ thống trên thế giới. B. trở thành siêu cường số một thế giới. C. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. D. lan rộng sang các nước ở Tây Âu. Câu 3: Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do A. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước. B. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. C. tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ. D. không tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 4: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, khai mạc đêm 25-10-1917 đã ra tuyên bố A. thông qua sắc lệnh “Ruộng đất”. B. thông qua sắc lệnh “Hòa bình”. C. thành lập chính quyền Xô viết D. Thông qua chính sách “Kinh tế mới”. Câu 5: Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc. D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài. Câu 6: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì lí do nào sau đây? A. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ. B. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm. C. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế. D. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo. Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được tiến hành từ năm nước sáng lập ASEAN? A. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trang 1/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
  2. B. Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ. C. Phụ thuộc nhiều vào vốn và thị trường bên ngoài. D. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Câu 8: Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. In-đô-nê-xi-a. B. Xiêm. C. Ma-lai-xi-a. D. Bru-nây. Câu 9: Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh chế độ phong kiến ở Đông Nam Á A. suy thoái khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội. B. đang trong giai đoạn bắt đấu mới hình thành. C. trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa. D. đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật. Câu 10: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ. B. chưa bắt kịp sự phát triển khoa học – kĩ thuật. C. sự chống phá của các thế lực thù địch. D. thiếu dân chủ và công bằng xã hội. Câu 11: Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là A. Xta-lin. B. Goóc-ba-chốp. C. Pu-tin. D. Lê-nin. Câu 12: Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách A. "đồng hóa". B. "ngu dân". C. "chia để trị". D. "phản phong". Câu 13: Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì lí do nào sau đây? A. Là khu vực có tình trạng chính trị không ổn định do bị chia cắt. B. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí. C. Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú. D. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. Câu 14: Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Triều Tiên. C. Cu-ba. D. Việt Nam. Câu 15: Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã A. làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia. B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp. C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
  3. D. chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói. Câu 16: Trọng tâm của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (từ tháng 12 - 1978) là A. tập trung cải cách triệt để về kinh tế. B. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. C. chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục. D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 17: Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động được xem là A. mục tiêu hàng đầu của chính quyền Xô viết. B. nhiệm vụ chiến lược của chính quyền Xô viết. C. nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết. D. mục tiêu trước mắt của chính quyền Xô viết. Câu 18: Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài. C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc. D. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX? A. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên. B. Lãnh thổ khá rộng, đông dân. C. Chế độ phong kiến khủng hoảng. D. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo. Câu 20: Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. B. Trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây. C. Thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu. D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ. Câu 21: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân A. Anh B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan. Câu 22: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước A. Nam Âu. B. Đông Âu. C. Tây Âu. D. Bắc Âu. Câu 23: Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của A. quá trình thống nhất hai miền Nam – Bắc năm 1976. B. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. D. cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai năm 1975. Trang 3/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
  4. Câu 24: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. B. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). D. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là tác động tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á? A. du nhập nền sản xuất công nghiệp. B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới. C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa. D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để. Câu 26: Một trong những tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á là A. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. gắn kết Đông Nam Á với thị trường thế giới. C. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. D. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quá trình chuyển biến của cách mạng ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920? A. đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền. B. đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị giành độc lập dân tộc. C. đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc D. đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh giành chính quyền. Câu 28: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm? A. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. B. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. D. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối. II TỰ LUẬN Trình bày nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm. ---------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132 - https://thi247.com/
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn: LỊCH SỬ 11 ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm CÂU 132 209 357 485 1 D B A C 2 A A D A 3 B A B B 4 C B D A 5 A C A A 6 D D D A 7 B D A D 8 B D C B 9 A A A D 10 C C B B 11 D D A C 12 C C C A 13 C C A C 14 A A B D 15 A B D D 16 D C C D 17 C A B C 18 D D B C 19 D A B D 20 A B D C 21 B B C D 22 B B C B 23 B C C B 24 C D D C 25 D B D A 26 B A A B 27 C D C B 28 A C B A II TỰ LUẬN Trình bày nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm. Hoàn cảnh cải cách: - Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây. - Từ năm 1851, vua Ra-ma IV đã tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 1868, dưới thời vua Ra-ma V, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục....
  6. Nội dung cải cách: - Về kinh tế: + Trong nông nghiệp, năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất mới; đến đầu thế kỉ XX, ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại. + Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,.. - Về hành chính: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây. - Về giáo dục: Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. Năm 1898, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm. - Về ngoại giao: + Năm 1897, Rama V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó. + Đầu thế kỉ XX, Chính phủ Xiêm kí một số hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình. Kết quả, ý nghĩa: - Góp phần giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu..., đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo. - Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như những nước còn lại ở Đông Nam Á. -----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2