Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
lượt xem 1
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ SỬ- GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Lịch sử - Lớp 11 (Đề gồm có 4 trang) Ngày kiểm tra: .../12/2023 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi: 101 Họ, tên học sinh: …………..............................SBD...................... Lớp: ............ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì lí do nào sau đây? A. Là khu vực có tình trạnh chính trị không ổn định do bị chia cắt. B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. C. Là khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây. D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí. Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Vây thành, diệt viện. B. Vườn không nhà trống. C. Giảng hòa trên thế thắng. D. Đánh nhanh, thắng nhanh. Câu 3. Nguyên nhân chính dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do A. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước. C. tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ. D. không tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. B. Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ. C. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. D. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện cải cách, cải tổ. Câu 5. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. B. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. D. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. Câu 6. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Bạch Đằng? A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. C. Lý Thường Kiệt. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. B. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo. C. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. D. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. Câu 8. Sự kiện nào sau đây được xem là mở đường cho sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. B. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Mã đề 101 Trang Seq/4
- Câu 9. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây? A. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi. B. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á. C. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. D. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á. Câu 10. Điểm tương đồng của Xiêm và Nhật Bản trong đường lối phát triển đất nước giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? A. Tiến hành cải cách và phát triển theo tư bản chủ nghĩa. B. Đều lệ thuộc vào các nước phương thực dân phương Tây. C. Tiến hành cải cách và trở thành cường quốc ở châu Á. D. Đều không đạt được mục đích trong công cuộc cải cách. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm? A. Lòng yêu nước tha thiết. B. Tinh thần đoàn kết keo sơn. C. Tinh thần mạnh mẽ hiếu chiến. D. Trí thông minh sáng tạo. Câu 12. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới? A. Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). B. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945). C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (1945 – 1949). D. Thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta năm 1959. Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại? A. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách (1978). B. chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. C. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986). D. Liên bang Nga thành lập vào năm 1991. Câu 14. Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu. B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ. C. Trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây. D. Tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 15. Việt Nam rút ra được bài học gì từ những cải cách ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc? A. Thực hiện mở cửa buôn bán tự do. B. Cải cách hành chính theo mô hình phương Tây. C. Du nhập tự do văn hóa phương Tây. D. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Câu 16. Để xâm lược các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đã sử dụng những thủ đoạn nào dưới đây? A. Buôn bán, truyền đạo, xâm nhập thị trường, xâm lược và cạnh tranh với nhau. B. Dùng sức mạnh quân sự bắt các nước Đông Nam Á phải khuất phục. C. Truyền đạo, lôi kéo người dân Đông Nam Á theo đạo Thiên chúa giáo. D. Thông qua hoạt động buôn bán để tìm cách xâm lược vào Đông Nam Á. Câu 17. Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã A. duy trì thế lực phong kiến ở địa phương. B. đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền. C. sử dụng giai cấp tư sản làm tay sai. D. sử dụng chế độ quân chủ lập hiến. Câu 18. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần. C. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn. D. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung. Mã đề 101 Trang Seq/4
- Câu 19. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. B. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới. D. khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại thù trong giặc ngoài. Câu 20. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách cải cách của Xiêm mà Việt Nam có thể học tập trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước? A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp. B. Miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp cho nông dân. C. Công tác giáo dục đặc biệt được chú trọng. D. Không thỏa hiệp về lãnh thổ với nước ngoài. Câu 21. Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945? A. Ta nhận được ủng hộ từ bên ngoài. B. Cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa. C. Cuộc chiến tranh của ta là phi nghĩa. D. Ta có sức mạnh quân sự lớn hơn địch. Câu 22. Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây? A. Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền. B. Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông. C. Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. D. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã A. trở thành một hệ thống trên thế giới. B. lan rộng sang các nước ở Tây Âu. C. trở thành siêu cường số một thế giới. D. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. Câu 24. Những nội dung cải cách của vua Ra-ma V đã đưa Xiêm phát triển theo A. thể chế Tổng thống Liên bang. B. con đường xã hội chủ nghĩa. C. liên kết với các nước trong khu vực. D. con đường tư bản chủ nghĩa. Câu 25. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây? A. Triều đình nhà Nguyễn không quyết tâm chống giặc. B. Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước. C. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi. D. Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí mạnh. Câu 26. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã A. chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói. B. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông. C. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp. D. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu. Câu 27. Câu nói: “Vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt…” của Trần Quốc Tuấn đã đề cập đến nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần? A. Kế sách đánh giặc đúng đắn. B. Tinh thần đoàn kết của quân dân ta. C. Tính chính nghĩa của kháng chiến. D. Kẻ địch gặp khó khăn. Câu 28. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? A. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp. B. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị. C. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài. Mã đề 101 Trang Seq/4
- II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm): Câu 1 (2 điểm): Trình bày nội dung chủ yếu của công cuộc cải cách ở Xiêm. Vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây? Câu 2 (1 điểm): Phân tích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta (đến trước Cách mạng tháng Tám 1945). ----------- HẾT ---------- Mã đề 101 Trang Seq/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 432 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 341 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 481 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 937 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 374 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 563 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 230 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 447 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 275 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 427 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 225 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 286 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 128 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn