Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
- SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LÊ LỢI NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................... Số báo danh: .... Mã đề 101 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. 7 điểm (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 28. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.) Câu 1. Biểu tượng trên Quốc huy của Liên Xô theo Hiến pháp (1924) là A. búa liềm trên quả địa cầu. B. Lê-nin cầm cờ đỏ búa liềm. C. ngôi sao vàng năm cánh. D. bánh răng và bông lúa nước. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê. B. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước. C. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm. D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Câu 3. Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân phương Tây khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở Đông Nam Á ? A. Làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước. B. Để đầu tư cho từng nước không bị phân tán. C. Để các nước dể dàng trong việc buôn bán. D. Để phát huy sức mạnh của từng quốc gia. Câu 4. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” được ra đời trong bối cảnh của cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Kháng chiến chống quân Minh thời Hồ. B. Kháng chiến chống quân Tống thời Lý. C. Kháng chiến chống Nam Hán thời Ngô. D. Kháng chiến chống Thanh thời Tây Sơn. Câu 5. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. B. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. C. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. D. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) kết thúc thắng lợi được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động. B. Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). C. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Hội thề Đông Quan (Hà Nội). Câu 7. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Các-ten, Xanh-đi-ca. B. Con-sen, Tơ-rớt. C. Tơ-rớt, Dai-bát-xư. D. Dai-bát-xư, Con-sen. Câu 8. Trọng tâm của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (từ tháng 12 - 1978) là A. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Trang 1/10
- B. tập trung cải cách triệt để về kinh tế. C. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. D. chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của nhà Minh? A. Khởi nghĩa Phùng Hưng. B. Khởi nghĩa Tây Sơn. C. Khởi nghĩa Lam Sơn. D. Khởi nghĩa Lý Bí. Câu 10. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam. B. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam. C. bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. D. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước. Câu 11. Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào sau đây mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia? A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. B. Khởi nghĩa của A-cha Xoa. C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha. D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô. Câu 12. Lực lượng nào sau đây không phải là lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Giai cấp công nhân. B. Quý tộc mới. C. Giai cấp tư sản. D. Quý tộc tư sản hóa. Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào sau đây? A. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt. C. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử. D. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 14. Một trong những cơ sở quan trọng quyết định thúc đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao là A. ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. B. sự ra đời và phát triển nhảy vọt của các tổ chức độc quyền. C. do có nguồn tài nguyên và nhân lực lớn ở các nước thuộc địa. D. nhà nước tư sản có kinh nghiệm quản lí và sức mạnh quân sự. Câu 15. Một trong những lí do khiến thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858-1884) mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam? A. Do điều kiện tự nhiên của Việt Nam gây khó khăn cho quá trình xâm lược. B. Do Pháp phải phân tán lực lượng sang xâm lược nước Cam-pu-chia. C. Do cuộc kháng chiến chống Pháp quyết liệt của nhân dân Việt Nam. D. Do thực dân Pháp chưa chuẩn bị được tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh. Câu 16. Khi thực dân phương Tây xâm lược khu vực Đông Nam Á thì chế độ phong kiến ở đây A. bước đâu hình thành và phát triển. B. đang khủng hoảng, suy thoái. C. bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. D. đã bị sụp đổ hoàn toàn, xã hội rối ren. Câu 17. Tư tưởng “Tiên phát chế nhân” là nét nổi bật của cuộc kháng chiến nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Trang 2/10
- A. Kháng chiến chống Tống thời Lý. B. Kháng chiến chống Thanh thời Tây Sơn. C. Kháng chiến chống Minh thời Lý. D. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Câu 18. Trong công cuộc cải cách, trên lĩnh vực giáo dục Chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào vào năm 1898? A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt… B. Áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp. C. Cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm. D. Công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm. Câu 19. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã A. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam. B. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á. C. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc. D. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp sản vật cho Đại Việt. Câu 20. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha kéo dài hơn 3 thế kỉ, cuộc khởi nghĩa nào được coi là tiêu biểu, kéo dài nhất của nhân dân Phi-líp-pin? A. Khởi nghĩa của Ca-vi-tô. B. Khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô. C. Khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô. D. Khởi nghĩa của Đa-ga-hô. Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã A. trở thành một hệ thống trên thế giới. B. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. C. trở thành siêu cường số một thế giới. D. lan rộng sang các nước ở Tây Âu. Câu 22. Thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động A. chiến tranh xâm lược. B. hoạt động thể thao. C. hổ trợ nhân đạo. D. quãng bá du lịch. Câu 23. Cuộc khởi nghĩa nào đã xây dựng được chính quyền tự chủ trong ba năm, mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam? A. Phùng Hưng. B. Bà Triệu. C. Hai Bà Trưng. D. Lý Bí. Câu 24. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. B. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. C. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. D. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo. Câu 25. Vì sao các nước thực dân phương Tây trong quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Nam Á lại xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tương đối hoàn thiện? A. Vì tạo ra liên kết kinh tế, môi trường. B. Vì nâng cao trình độ dân trí người dân. C. Vì phục vụ nhu cầu cho cuộc khai thác. D. Vì khai hóa văn minh cho nhân dân. Câu 26. Nguyên nhân cơ bản có tính quyết định dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước. B. Không tiến hành cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. C. Tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ. Trang 3/10
- D. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. Câu 27. Nội dung nào dưới đây là hậu quả của chính sách “ngu dân” mà các nước thực dân phương Tây đã thi hành ở Đông Nam Á? A. Xung đột sắc tộc. B. Trình độ dân trí thấp. C. Kinh tế rất nghèo nàn. D. Sự bùng nổ dân số. Câu 28. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì A. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm. B. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục. C. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy. D. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long. PHẦN I: TỰ LUẬN. (3 điểm) Câu 29 (1.0 điểm). Đánh giá những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa Đông Nam Á? Câu 30 (2.0 điểm). Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? ------ HẾT ------ Trang 4/10
- SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LÊ LỢI NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ................................................................. Số báo danh: ..... Mã đề 102 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. 7 điểm (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 28. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.) Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm. C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước. D. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản phát triển sang giai đoạn A. chủ nghĩa tư bản hiện đại. B. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. C. chủ nghĩa tư bản độc quyền. D. chủ nghĩa tư bản lũng đoạn. Câu 3. Vì sao các nước thực dân phương Tây trong quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Nam Á lại xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tương đối hoàn thiện? A. Vì phục vụ nhu cầu cho cuộc khai thác. B. Vì nâng cao trình độ dân trí người dân. C. Vì tạo ra liên kết kinh tế, môi trường. D. Vì khai hóa văn minh cho nhân dân. Câu 4. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là A. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam. B. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam. C. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước. D. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Câu 5. Ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua A. Báo cáo chính trị và báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản. B. Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Hiến pháp đầu tiến của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 6. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì A. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long. B. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục. C. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy. D. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm. Câu 7. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tập hợp lực lượng đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên, Lê Lợi đã tổ chức A. Hội thề Đông Quan. B. Hội thề Lũng Nhai. C. Hội nghị Diên Hồng. D. Hội nghị Bình Than. Câu 8. Trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi và lập ra nhà nước Vạn Xuân? A. Phùng Hưng. B. Lý Bí. Trang 5/10
- C. Bà Triệu. D. Hai Bà Trưng. Câu 9. Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến chính sách A. văn hóa. B. thể thao. C. ngoại giao. D. tôn giáo. Câu 10. Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở A. Anh, Đức. B. I-ta-li-a, Đức. C. Hà Lan, Pháp. D. Bắc Mỹ, Pháp. Câu 11. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. chưa bắt kịp sự phát triển khoa học – kĩ thuật. B. phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ. C. sự chống phá của các thế lực thù địch. D. thiếu dân chủ và công bằng xã hội. Câu 12. Những nội dung cải cách của vua Ra-ma V đã đưa Xiêm phát triển theo A. con đường xã hội chủ nghĩa. B. liên kết với các nước trong khu vực. C. con đường tư bản chủ nghĩa. D. thể chế Tổng thống Liên bang. Câu 13. Nội dung nào dưới đây là hậu quả của chính sách “ngu dân” mà các nước thực dân phương Tây đã thi hành ở Đông Nam Á? A. Sự bùng nổ dân số. B. Trình độ dân trí thấp. C. Kinh tế rất nghèo nàn. D. Xung đột sắc tộc. Câu 14. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung. C. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn. D. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần. Câu 15. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863-1866 do ai lãnh đạo? A. Pu-côm-bô. B. Si-vô-tha. C. Com-ma-đam. D. A-cha Xoa. Câu 16. Tư tưởng “Tiên phát chế nhân” là nét nổi bật của cuộc kháng chiến nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. B. Kháng chiến chống Minh thời Lý. C. Kháng chiến chống Tống thời Lý. D. Kháng chiến chống Thanh thời Tây Sơn. Câu 17. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. C. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. Câu 18. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách Trang 6/10
- A. "chia để trị". B. "ngu dân". C. "phản phong". D. "đồng hóa". Câu 19. Từ 1991, nước Cộng hòa Cu-ba đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là A. chính quyền độc tài thân Mĩ chưa bị lật đổ. B. con đường xã hội chủ nghĩa chưa có tính ưu việt. C. lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây. D. sự chống phá của các thế lực thù địch trong nước. Câu 20. Lực lượng nghĩa quân nào của Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu- côm- bô ở Campuchia trong những năm 1866 – 1867 cùng nhau kháng chiến chống thực dân Pháp? A. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực. B. Nghĩa quân của Võ Duy Dương. C. Nghĩa quân của Trương Quyền. D. Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Huân. Câu 21. Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. B. Thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu. C. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ. D. Trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây. Câu 22. Lí do nào khiến các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây? A. Là khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây. B. Là khu vực có tình trạnh chính trị không ổn định do bị chia cắt. C. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí. Câu 23. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. công nhân. B. tư sản. C. địa chủ. D. nông dân. Câu 24. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” được ra đời trong bối cảnh của cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Kháng chiến chống quân Minh thời Hồ. B. Kháng chiến chống Nam Hán thời Ngô. C. Kháng chiến chống quân Tống thời Lý. D. Kháng chiến chống Thanh thời Tây Sơn. Câu 25. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng. C. Khởi nghĩa Lý Bí. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 26. Năm 1858, Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam bằng kế hoạch chiến tranh nào sau đây? A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “Tràn ngập lãnh thổ”. C. “Chiến tranh tổng lực”. D. “Chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 27. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi đã A. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. B. đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt. C. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc. Trang 7/10
- D. chấm dứt vĩnh viễn ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc. Câu 28. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. B. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. C. Tài năng, mưu lược của những người lãnh đạo, chỉ huy. D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. PHẦN I: TỰ LUẬN. (3 điểm) Câu 29 (1.0 điểm). Đánh giá những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa Đông Nam Á? Câu 30 (2.0 điểm). Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? ------ HẾT ------ Trang 8/10
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Tổng điểm là 7 điểm. Mỗi câu đúng là 0,25 điểm Câu 101 102 103 104 105 106 107 108 1 A A C B D B A B 2 D A D C B A B A 3 A A D D B B B A 4 B D B D B B D D 5 D D D A A A C B 6 D B C D B D A B 7 A B A A C C D A 8 A B A D A B A B 9 C C C C D A B A 10 C D D C D D B C 11 C C A B B C C A 12 A C D C D A C C 13 A B C A C D B C 14 A C A B A A B B 15 C D C D B B B D 16 B C C B C D B B 17 A D D B D A A C 18 D A B B C D A C 19 C C D A D C A D 20 D C D C A A C C 21 A A D B A A B A 22 A A D C D C A D 23 C B D A B D C B 24 D C D A A D B A 25 C D C B D C D C 26 D A A D B D D D 27 B B A A D D A C 28 B C C D B C D D Trang 9/10
- PHẦN II. Tự luận. Tổng là 3 điểm. Câu 29. - Ảnh hưởng tiêu cực: + Về kinh tế: nền kinh tế các nước Đông Nam Á đều yếu kém, lạc hậu, 0,25 phụ thuộc vào kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây. + Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị” của thực dân đã khoét sâu 0,25 mâu thuẫn vùng miền, sắc tộc, tôn giáo. Mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội gay gắt. + Về văn hoá: chính sách đồng hoá văn hoá của thực dân phương Tây đã 0,25 làm mai một không ít những giá trị văn hoá bản địa Đông Nam Á. - Ảnh hưởng tích cực: xuất phát từ mục tiêu khai thác thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã phát triển hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng, nhà 0,25 máy, hầm mỏ, đồn điền và du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Đông Nam Á. Câu 30 * Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: - Nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân. Lấy ít địch nhiều, lấy 0,25 nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh. - Kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận. Chủ 0,25 động trong phòng ngự, trong tiến công và trong kết thúc chiến tranh (thời Lý). - Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, kháng chiến lâu dài và chớp thời cơ tiến 0,25 công địch (thời Trần). Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân (thời Lý, Trần) - Luôn chiến đấu với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vì độc lập tự do của dân tộc, không sợ bất cứ kẻ thù nào dù thế giặc mạnh đến đâu (thời Trần). 0,25 - Luôn biết chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc... 0,25 * Giá trị của các bài học kinh nghiệm: - Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của 0,5 các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… - Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử 0,25 Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi… Trang 10/10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn