intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I – TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút I. Trắc nghiệm: 20 câu TN 4 đáp án (5đ), 2 câu TN đúng sai (2đ) II. Tự luận: 1 câu = 3,0 điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Bài học/ Chủ đề TN TL TN TL TN TL Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của 2 2 chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á Bài 6: Hành trình đi đến độc 3 2 lập dân tộc ở Đông Nam Á Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ 3 1/3TL 2,1ĐS 1ĐS 2/3TL quốc trong lịch sử Việt Nam Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong 4 1/3TL 2,1ĐS 1ĐS 2/3TL lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) 12 Tổng số câu 1/3 8câu,1ĐS 1 câu TN 1 ĐS Số điểm 3,0 1,0 3,0 1,0 đ 2,0 đ 10,0đ
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM BẢN ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Bài học/ Nội dung kiến thức Chủ đề TN TN TL TN TL TL - Quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Bài 5: Quá trình Á. xâm lược và cai -Nội dung công cuộc cải cách trị của chủ nghĩa 2 2 ở Xiêm, giải thích được vì sao thực dân ở Đông Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á . Bài 6: Hành - Nét chính về cuộc đấu tranh trình đi đến độc chống thực dân xâm lược ở các 3 2 lập dân tộc ở nước Đông Nam Á. Đông Nam Á -Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam. -Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam Bài 7: Chiến -Nội dung các cuộc kháng tranh bảo vệ Tổ chiến thắng lợi tiêu biểu và các 3 1/3TL 2,1ĐS 1ĐS 2/3TL quốc trong lịch cuộc kháng chiến không thành sử Việt Nam công? Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và nguyên nhân không thành công. -Biết được các nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Bài 8. Một số trong thời kỳ Bắc thuộc. cuộc khởi nghĩa -Biết được các nét chính khởi và chiến tranh nghĩa Lam Sơn, phong trào giải phóng trong Tây Sơn. 4 1/3TL 2,1ĐS 1ĐS 2/3TL lịch sử Việt - Rút ra được bài học lịch sử Nam (từ thế kỉ của các cuộc khởi nghĩa và III TCN - đến chiến tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX) trong lịch sử Việt Nam. Tổng số câu 12câu 1/3TL 8câu 1ĐS 1 ĐS 2/3TL
  3. 1 câu 3,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 đ Số điểm 10,0đ
  4. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ GỐC 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) NB.Câu 1. Một trong những chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên. B. đưa quân đội trực tiếp cai trị. C. tập trung phát triển công nghiệp nặng. D. truyền bá và áp đặt Thiên chúa giáo NB.Câu 2. Các nước thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh phần lớn các nước ở đây A. có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. có tình hình hình chính trị, xã hội ổn định C. chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng. NB.Câu 3. Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân phương Tây nào xâm lược và thống trị ? A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha. NB.Câu 4. Việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ cho thấy A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bậc của người phụ nữ trong xã hội đương thời B. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bậc của người phụ nữ trong đời sống đương thời C. sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền. D. vai trò nổi bậc của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. NB.Câu 5. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam -pu – chia cuối thế kỉ XIX là A. theo khuynh hướng tư sản B. theo khuynh hướng vô sản C. theo khuynh hướng phong kiến D. từng bước giành được thắng lợi NB.Câu 6. Năm 1930, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây thành lập Đảng Cộng sản? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C.Thái Lan. D. Miến Điện NB.Câu 7. Năm 1945, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây đã tuyên bố độc lập? A. In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Phi-lip-pin. D. Mã Lai. NB.Câu 8. Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Anh. D. thực dân Hà Lan. NB.Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á giai đoạn 1945 – 1975? A. Phong trào kháng chiến chống phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ B. Hai khuynh hướng cách mạng phong kiến và tư sản song song tồn tại C. Khuynh hướng vô sản thắng thế tuyệt đối ở tất cả các nước D. Hầu hết các nước hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập NB.Câu 10. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. bến Đông Bộ Đầu. D. cửa ải Hàm Tử NB.Câu 11. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh
  5. năm 1789 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa.D. cửa ải Chi Lăng NB.Câu 12. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ - Quang Trung. TH.Câu 13. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của quân dân Việt Nam có đặc điểm độc đáo sự khởi đầu và kết thúc cuộc khởi nghĩa là một hội thề lịch sử? A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng C. Khởi nghĩa Lam Sơn D. Khởi nghĩa Bà Triệu TH.Câu 14.Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống quân Thanh thế kỉ XVIII B. kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI C. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX D. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X TH.Câu 15.Nội dung nào sau đây lý giải không đúng về nhận định: “Với vị trí địa chiến lược quan trọng, trong nhiều thế kỉ, Việt Nam là quốc gia thường xuyên trở thành đối tượng nhòm nhó, can thiệp và xâm lược của các thế lực bên ngoài”? A. Nằm trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa các nước lớn B. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới, nhiều nước lớn muốn giao thương C. Là địa bàn tiền tiêu của Đông Nam Á từ phía bắc, cửa ngõ tiến vào bán đảo Trung Ấn D. Liền kề Trung Quốc, án ngữ biển Đông, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với hải đảo TH.Câu 16. Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Quốc nào sau đây? A. Nhà Hán. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Tống. TH.Câu 17. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) nổ ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Nhà Hồ tiến hành cải cách đất nước thành công. B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. C. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khác. D. Nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu. TH.Câu 18. Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, một nhiệm vụ đặt ra cho phong trào Tây Sơn là A. tiến quân ra Bắc, phối hợp với vua Lê đánh đổ chúa Trịnh. B. tiến quân ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược C. tiến ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, thống nhất đất nước. D. tiến ra bắc phối hợp với chúa Trịnh lật đổ vua Lê. VD.Câu 19. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 –1427) so với cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 – 1077) là A. sử dụng kế sách “tiên phát chế nhân”. B. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập. C. được đông đảo nhân dân tham gia. D. sử dụng kế sách “vườn không nhà trống” VD.Câu 20. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
  6. A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam. B. thống nhất hoàn toàn đất nước về mặt nhà nước. C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai(2đ) VD.Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, bất ngờ tấn công vào vùng tập kết của quân địch ở Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng rút quân về nước, chuẩn bị kháng chiến. Năm 1076, quân Tống tiến vào Đại Việt nhưng bị chặn lại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng. a. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của vương triều Lý. b. Cuộc kháng chiến được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra vào cuối thế kỉ X, do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. c. Một trong những mục đích của kế sách “tiên phát chế nhân” là nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của ta. d. Trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến diễn ra tại sông Như Nguyệt, phía bắc kinh thành Thăng Long. a. S b. S c. Đ d. Đ VD.Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau: “Vào sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn tây nam làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc. Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công. Đang lo lắng hướng về phía đó đợi tin, Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và tiếng quân ta hò reo ngày càng gần. Y hốt hoảng, không còn biết xử trí sao nữa, đành nhảy lên “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” cùng một số tùy tùng chạy qua cầu phao, vượt sông Hồng lên mạn bắc. Quân sĩ thấy tướng đã chạy, bèn hùa nhau chạy theo chen chúc vượt qua cầu” (Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr. 42 – 423) a. Đoạn trích phản ánh thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh. b. Thắng lợi quân sự được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra ở Ngọc Hồi, Đống Đa. c. Tôn Sĩ Nghị là vị tướng chỉ huy của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh. d. Đoạn trích chủ yếu nhằm phản ánh tinh thần đoàn kết của quân ta trong các trận quyến chiến chiến lược với kẻ thù. a. S b. Đ c. S d. S Phần III. Tự luận (3đ) Câu 1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
  7. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ GỐC 2 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) NB.Câu 1. Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt động A. buôn bán và truyền giáo. B. đầu tư phát triển kinh tế. C. mở rộng giao lưu văn hóa. D. xây dựng cơ sở hạ tầng. NB.Câu 2. Các nước thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh phần lớn các nước ở đây A. có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. có tình hình hình chính trị, xã hội ổn định C. chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng. NB.Câu 3. Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân phương Tây nào xâm lược và thống trị ? A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha. NB.Câu 4. Một trong những chính sách cai trị về văn hóa, xã hội của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là A. thực hiện chính sách chia để trị B. cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. C. thực hiện chính sách ngu dân. D. xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. NB.Câu 5. Từ nửa sau thế kỉ XIX, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù xâm lược nào sau đây? A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha NB.Câu 6. Năm 1945, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây đã tuyên bố độc lập? A. In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Phi-lip-pin. D. Mã Lai. NB.Câu 7. Mục tiêu hàng đầu trong các phong trào đấu tranh của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giành độc lập dân tộc. B. đòi quyền tự do kinh doanh. C. đòi các quyền dân chủ, bình đẳng D. đòi quyền tự quyết dân tộc. VD.Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của quân dân Việt Nam có đặc điểm độc đáo sự khởi đầu và kết thúc cuộc khởi nghĩa là một hội thề lịch sử? A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng C. Khởi nghĩa Lam Sơn D. Khởi nghĩa Bà Triệu NB.Câu 9. Dòng sông nào sau đây ba lần ghi danh quân dân Việt Nam chiến thắng quân xâm lược? A. Sông Đà B. Sông Bạch Đằng C. Sông Hồng D. Sông Mê – công NB.Câu 10. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống quân Thanh thế kỉ XVIII B. kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI C. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX D. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X NB.Câu 11. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 là
  8. A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn. C. Ngô Quyền. D. Trần Quốc Tuấn. NB.Câu 12. Năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vang dội tại A. Đông Bộ Đầu. B. sông Bạch Đằng. C. Chi Lăng - Xương Giang. D. sông Như Nguyệt. TH.Câu 13. Việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ cho thấy A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bậc của người phụ nữ trong xã hội đương thời B. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bậc của người phụ nữ trong đời sống đương thời C. sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền. D. vai trò nổi bậc của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. TH.Câu 14. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43) đã đánh bại quân xâm lược nào sau đây? A. Nhà Hán. B. Nhà Tùy. C. Nhà Ngô. D. Nhà Lương. TH.Câu 15. Năm 544, khởi nghĩa của Lí Bí thắng lợi đã thành lập ra nhà nước A. Vạn Xuân. B. Đại Ngu. C. Đại Việt. D. Đại Cồ Việt. TH.Câu 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) nổ ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Nhà Hồ tiến hành cải cách đất nước thành công. B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. C. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khác. D. Nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu. VD.Câu 17. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam. B. thống nhất hoàn toàn đất nước về mặt nhà nước. C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam. TH.Câu 18. “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” Những câu thơ trên là lời thề mở đầu cho cuộc khởi nghĩa nào sau đây? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng B. Khởi nghĩa Lý Bí C. Khởi nghĩa Bà Triệu D. Khởi nghĩa Phùng Hưng TH.Câu 19: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc đều diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Chính quyền phương Bắc suy yếu. B. Đất nước bị mất độc lập, tự chủ. B. Lực lượng vũ trang của ta lớn mạnh. D. Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa. TH.Câu 20: Thắng lợi quân sự nào sau đây của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) đã buộc quân Minh phải chấp nhận thất bại, rút quân về nước? A. Ngọc Hồi – Đống Đa. B. Tốt Động - Chúc Động. C. Rạch Gầm – Xoài Mút. D. Chi Lăng - Xương Giang. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai(2đ)
  9. VD.Câu 1: Đọc các đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156, 157) Tư liệu 2: Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr. 51) a. Đoạn tư liệu 2 nhắc đến nhân vật Trưng Trắc b. Triệu Thị Trinh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đại nhà Ngô (Trung Quốc) c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đều chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc d. Quy mô cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất rộng lớn, gồm các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại a. S b. Đ c. Đ d. Đ VD.Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”. (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triệu Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.203) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo b. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc chỉ được tái hiện qua tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư c. Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài d. Kế sách cắm cọc dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều được nhắc đến trong đoạn trích là kế sách đánh giặc độc đáo, chưa từng có ở giai đoạn trước và sau đó trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc a. Đ b. S c. S d. S Phần III. Tự luận (3đ) Câu 1: Qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc (từ thế kỷ III TCN đến cuối thế kỷ XIX) cho biết các bài học lịch sử và nêu giá trị của các bài học lịch sử đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay ?
  10. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn: LỊCH SỬ - Lớp:11 MÃ ĐỀ GỐC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( đề có: 01 trang) 1 A A 2 D D 3 D D 4 A C 5 C B 6 A A 7 A A 8 B C 9 D B 10 A C 11 C B 12 D A 13 C A 14 C A 15 A A 16 C C 17 C C 18 C A 19 B B 20 C D 1 SSĐĐ SĐĐĐ 2 SĐSS ĐSSS
  11. II.TỰ LUẬN: ĐỀ 601,603,605,607 Câu 1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? - Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: + Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. (0,5đ) + Quyết định sự tồn vong của quốc gia dân tộc trước các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài (0,5đ) + Giữ gìn bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước(0,5đ) – Ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: + Có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.(0,75đ) + Góp phần khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, để lại nhiều bài học sâu sắc. (0,75đ). Phần III. Tự luận (3đ) ĐỀ 602,604,606,608. Câu 1: Qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc (từ thế kỷ III TCN đến cuối thế kỷ XIX) cho biết các bài học lịch sử và nêu giá trị của các bài học lịch sử đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay ? * Bài học lịch sử: - Về vận động, tập hợp lực lượng: là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Được thực hiện qua các khẩu hiêu,lời kêu gọi…thể hiện tính dân tộc, tính chính nghĩa của các cuộc đấu tranh.(0.5đ) - Về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Thể hiện qua chính sách đoản kết trong nội bộ tướng lĩnh, đoàn kết trong nhân dân….(0.5đ) - Về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. lấy yếu chống mạnh, kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận….(0.5đ) *Giá trị của các bài học lịch sử đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay: - Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vẵng ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hoá; trong quá trình xây dựng và củng cố nề quốc phòng, giữ vững đôc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. .(0.75đ) - Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị với chính sách đối ngoại của VN trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi. .(0.75đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
124=>1