Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bình Phước
lượt xem 3
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bình Phước” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bình Phước
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 BÌNH PHƯỚC Môn: LỊCH SỬ LỚP 12 THPT Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề gồm có 04 trang ) Mã đề 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: ............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 ĐIỂM) Câu 1: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ của Nhật Bản là gì? A. Chi phí cho quốc phòng an ninh thấp. B. Học thuyết Phucưđa và Kaiphu. C. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco. D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Câu 2: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973? A. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. B. Tận dụng được nguyên liệu từ các nước thuộc địa. C. Tận dụng tốt những nguồn lực từ bên ngoài. D. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. Câu 3: Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Chịu những hậu quả hết sức nặng nề. B. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng. C. Các đảng phái tranh giành quyền lực. D. Không bị chiến tranh hai tàn phá. Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16? A. Quân Pháp. B. Quân Mỹ. C. Quân Tưởng D. Quân Anh. Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam đã từng bước vươn lên nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Tư sản dân tô ̣c B. Tiểu tư sản C. Nông dân D. Công nhân Câu 6: Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân? A. “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”. B. Tự do, cơm áo và hòa bình. C. “Xóa nợ, giảm thuế tô”. D. “Chia lại ruộng đất công”. Câu 7: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường A. cải cách dân chủ. B. cách mạng vô sản. C. cách mạng tư sản. D. cách mạng ruộng đất. Câu 8: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là A. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. B. tăng cường sức mạnh chính trị. C. tăng cường sức mạnh kinh tế. D. hoà bình, hợp tác, phát triển. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam? A. Chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. B. Pháp tăng cường khủng bố phong trào yêu nước Việt Nam. Trang 1/4 - Mã đề 209
- C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp gay gắt. D. Nhật tiến hành cuộc đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Câu 10: Về chính trị, các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931) đã thực hiện một trong những chính sách nào sau đây? A. Xoá nợ cho người nghèo. B. Thành lập các đội tự vệ đỏ. C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ. D. Xóa bỏ tệ nạn xã hội như mê tín. Câu 11: Trong giai đoạn phát triển “thần kì”, lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là A. công nghiệp phần mềm. B. công nghiệp dân dụng. C. chinh phục vũ trụ. D. công nghiệp xây dựng. Câu 12: Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa thành A. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản. B. Tư sản mại bản và tư sản công thương. C. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp. D. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp. Câu 13: Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản rất coi trọng phát triển lĩnh vực nào? A. Công nghiệp nặng và nông nghiệp. B. Văn hóa và khoa học – kĩ thuật. C. Giáo dục và công nghệ thông tin. D. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Câu 14: Nội dung nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”? A. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan. B. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Mĩ. C. Chiến lược của Tổng thống Mĩ Rudơven. D. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. Câu 15: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (tháng 5-1941), Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Việt Nam là gì? A. Cách mạng văn hóa. B. Cách mạng ruộng đất. C. Giải phóng dân tộc. D. Xây dựng căn cứ địa. Câu 16: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925) ở Việt Nam là A. Báo Dân trí. B. Báo Thanh niên. C. Báo Nhân dân. D. Báo “Người cùng khổ”. Câu 17: Cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” nhằm khắc phục tình trạng khó khăn nào của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Đẩy lùi giặc ngoại xâm B. Giải quyết nạn đói. C. Khó khăn về tài chính. D. Giải quyết nạn dốt. Câu 18: Việt Nam Quốc dân đảng ở Việt Nam là một tổ chức cách mạng hoạt động theo khuynh hướng nào? A. Dân chủ vô sản. B. Dân chủ tư sản. C. Dân chủ tiểu tư sản. D. Vô sản và tư sản. Câu 19: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là A. Xu thế toàn cầu hóa và đa cực. B. Hình thành các liên minh kinh tế. C. Sự ra đời các khối quân sự. D. Cục diện “Chiến tranh lạnh”. Câu 20: Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1973 nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? A. Không ổn định. B. Phát triển thần kì. C. Kém phát triển D. Phát triển và suy thoái Câu 21: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm Trang 2/4 - Mã đề 209
- A. Tạo điều kiện để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. B. Tránh việc cùng lúc phải chống lại nhiều thế lực ngoại xâm. C. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia dân chủ. D. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. Câu 22: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra vào tháng 4 năm 1949 nhằm mục đích A. tăng cường sức mạnh chính trị của các nước tư bản. B. đảm bảo hòa bình và an ninh và hợp tác châu Âu. C. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. D. đàn áp, tiêu diệt các phong trào cách mạng thế giới. Câu 23: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” là nội dung của văn kiện nào dưới đây? A. Tuyên ngôn Độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng D. Tuyên ngôn nhân quyền. Câu 24: Vì sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam là đỉnh cao của phong trào cách mạng? A. Khẳng định quyền làm chủ của nông dân. B. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới. C. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến. D. Đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. D. Đảng và quần chúng nhân đã sẵn sàng hành động. Câu 26: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết (tháng 2 - 1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương A. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. B. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc. C. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp. D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 27: Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (tháng 1-1946) ở Việt Nam chứng tỏ A. nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước. B. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. C. quyền lực nhà nước chính thức thuộc về cơ quan hành pháp. D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước. Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại? A. Cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lồ. B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới. C. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Trung Đông. D. Các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. Câu 29: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? A. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật. B. Tăng cường xuất khẩu công nghiệp phần mềm. C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. Trang 3/4 - Mã đề 209
- D. Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Câu 30: Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam vì A. đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga. B. đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10 - 1930. C. đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội. D. đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai. Câu 31: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 có đặc điểm gì mới so với các giai đoạn trước? A. Có sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản. B. Xuất hiện cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản. C. Xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Khuynh hướng phong kiến không còn tồn tại. Câu 32: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 ? A. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. B. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. C. mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. D. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam. ----------------------------------------------- II. PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Vệt Nam như thế nào? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 209
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 434 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn