intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề -------------------- (Đề thi có 03 trang) Mã đề 503 PHẦN TRẮC NGHIỆM(7điểm). Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Gửi Bản yêu sách gồm tám điểm đến hội nghị Vecxai (Pháp). B. Đọc bản Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Sáng lập tổ chức Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp. D. Tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố khách quan nào giúp cho nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản phục hồi và phát triển nhanh chóng trở lại? A. Tận dụng tốt các nguồn lực từ bên ngoài. B. Điều chỉnh việc đối ngoại liên minh với Mĩ. C. Chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài. D. Thực hiện việc liên minh chặc chẽ với Mĩ. Câu 3. Năm 1942, tỉnh nào được chọn làm nơi xây dựng thí điểm Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh? A. Lạng Sơn B. Tuyên Quang C. Bắc Cạn D. Cao Bằng Câu 4. “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù của chúng ta đã ngã gục.”. Lời kêu gọi đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám 1945? A. Điều kiện chủ quan thuận lợi. B. Cách mạng tháng Tám đã thành công. C. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. D. Thời cơ khách quan thuận lợi đã đến. Câu 5. Những nước nào sau đây thuộc khu vực Đông Bắc Á? A. Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Xingapo. C. Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc. D. Philippin, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc Câu 6. Vì sao Hội nghị trung ương 8 (1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân vững chắc. B. Chủ trương giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. C. Đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh trong thời kì mới. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho giai cấp nông dân. Câu 7. Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945, ở Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp, vì: A. không đi theo con đường cách mạng vô sản. B. quân đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn chặn. C. không biết tin Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. D. không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Câu 8. Ba tổ chức Cộng sản ra đời cuối năm 1929 chứng tỏ A. khuynh hướng cách mạng tư sản phát triển. B. khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế. C. sự thắng thế bước đầu của khuynh hướng vô sản. D. sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản. Câu 9. Bản chất của Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là A. Nhà nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. B. Chính quyền của toàn thể nhân dân lao động. Trang 3/3- Mã đề 503
  2. C. Nhà nước do giai cấp tư sản lãnh đạo. D. Chính quyền của dân, do dân và vì dân. Câu 10. Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỉ XX là sự A. hình thành các trung tâm kinh tế -tài chính-quân sự lớn. B. xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính. C. xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền. D. phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 11. Nội dung nào không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. D. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Câu 12. Nước Việt Nam có quyền được hưởng độc lập và tự do, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập” (Trích: Tuyên ngôn Độc lập, SGK Lịch sử 12, tr 118). Đoạn Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trên đã khẳng định A. nhân dân Mĩ, Pháp phải ghi nhận những quyền dân tộc của Việt Nam. B. nhân dân Mĩ, Pháp đã công nhận quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam. C. chủ quyền của nước ta trên cả hai phương diện pháp lí và thực tiễn. D. chủ quyền của nước ta trên cả hai phương diện pháp lệnh và thực tiễn. Câu 13. Hình thức đấu tranh được nhân dân Việt Nam sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận. D. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Câu 14. Sự kiện nào được coi là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam? A. Cuộc đấu tranh của công - nông nhân ngày Quốc tế lao động 1 - 5 – 1930. B. Chính quyền thực dân phong kiến bị tê liệt tan rã tại Nghệ An - Hà Tĩnh. C. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách tiến bộ tại Nghệ An - Hà Tĩnh. D. Những cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân Nghệ An - Hà Tĩnh. Câu 15. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là A. chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản. D. chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 16. Năm 1961, diễn ra sự kiện trọng đại nào trong quá trình chinh phục vũ trụ của Liên Xô? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Phóng tàu vũ trụ đưa con người vào quỹ đạo Trái Đất. C. Đưa con người lên Mặt trăng. D. Đưa con người lên sao Hỏa. Câu 17. Sau khi ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở A. Nà Ngần và Bắc Sơn. B. Bắc Sơn và Võ Nhai. C. Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). D. Phay Khắt và Nguyên Bình. Câu 18. Chính sách cấu kết áp bức bóc lột dã man của Nhật - Pháp ở Đông Dương đã dẫn đến mâu thuẫn chủ yếu giữa A. toàn thể nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật. B. toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. C. toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc. D. toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp. Câu 19. Ở Việt Nam, sự kiện nào ghi nhận Đảng Cộng sản chính thức trở thành đảng cầm quyền? A. Kì họp thứ nhất Quốc hội của nước Việt Nam (2/3/1946). B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (9/1945). C. Tổng tuyển cử tự do bầu Quốc hội trên cả nước (6/1/1946). D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị ở Ngọ Môn Huế (30/8/1945). Câu 20. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là Trang 3/3- Mã đề 503
  3. A. kết hợp vũ trang và ngoại giao. B. chính trị. C. vũ trang. D. kết hợp chính trị và vũ trang. Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng A. khoa học – công nghệ 4.0 B. khoa học – kĩ thuật l.0 C. khoa học – kĩ thuật hiện đại. D. khoa học - công nghiệp 2.0 Câu 22. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành A. Nền kinh tế đứng đầu châu Á và là chủ nợ lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ). B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ). C. Siêu cường tài chính số một thế giới và chủ nợ lớn nhất thế giới. D. Nền kinh tế đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Câu 23. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, tổ chức nào được thành lập và trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới? A. Liên minh châu Âu (EU). B. Liên hợp quốc. C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Hội quốc liên. Câu 24. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1927 là A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Lịch sử nước ta. C. Con rồng tre. D. Đường Kách mệnh. Câu 25. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, địa phương nào giành được chính quyền muộn nhất trong cả nước? A. Quảng Ngãi và Bắc Giang. B. Bắc Giang và Hải Dương. C. Hải Dương và Quảng Nam. D. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên. Câu 26. Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? A. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (7-1935) tại Mátxicơva. B. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936). C. Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936). D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 27. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929 đặt ra yêu cầu lịch sử nào cho cách mạng Việt Nam? A. tiếp tục trang bị lí luận cách mạng cho công nhân. B. Thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất. C. hợp nhất phong trào đấu tranh của công nhân. D. thống nhất thành một tổ chức cách mạng chung. Câu 28. Đại hội quốc dân triệu tập tại Tân Trào (16 – 17/8/1945) đã A. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. B. thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. C. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa của Đảng. D. tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. PHẦN TỰ LUẬN(3 điểm) Câu 1(2 điểm). Em hãy phân tích ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930? Câu 2(1 điểm). Từ phân tích trên, ý nghĩa nào quan trọng nhất. Tại sao? ------ HẾT ------ Trang 3/3- Mã đề 503
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2