intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Tổ Lịch sử – Địa lí – GDKT&PL NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Lịch sử – Khối 12 (Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ......................................................... SBD: ...................... Lớp: 12C..... Phòng: …….. Mã đề 122 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì? A. Nghệ thuật tác chiến của chiến dịch. B. Thế chủ động trên chiến trường. C. Sự huy động lực lượng cho chiến dịch. D. Tính chất quyết định của chiến dịch. Câu 2. Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 để lại bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay? A. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp xây dựng và bảo vệ. B. Luôn đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để mở đường cho đấu tranh quân sự. C. Tăng cường sức mạnh quân sự là biện pháp duy nhất có thể bảo vệ Tổ quốc. D. Phát huy yếu tố ngoại lực làm nhân tố quyết định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Câu 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới? A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. B. Góp phần làm hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. C. Góp phần đưa đến sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh. D. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh. Câu 4. Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch nào của thực dân Pháp? A. “Đánh lâu dài”. B. “Đánh chắc, tiến chắc”. C. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. D. “Chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 5. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam, thắng lợi ở những địa phương nào đã tác động lớn đến các địa phương khác trong cả nước? A. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. B. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên. C. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam. D. Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Câu 6. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc thắng lợi đã góp phần A. đưa đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. B. làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. C. làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới. D. đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Câu 7. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). C. Chiến dịch Tây Bắc (1952). D. Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950). Câu 8. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. B. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. C. xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. 1/4 - Mã đề 122
  2. D. linh hoạt các hình thức đấu tranh về kinh tế, chính trị và ngoại giao. Câu 9. Từ năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tiến hành trên cả ba mặt trận nào sau đây? A. Quân sự, địch vận, binh vận. B. Quân sự, ngoại giao, văn hoá. C. Chính trị, văn hoá, ngoại giao. D. Chính trị, quân sự, ngoại giao. Câu 10. Các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế như thế nào? A. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. B. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây tiếp diễn. C. Chiến tranh lạnh đã kết thúc. D. Mỹ và Liên Xô đối đầu gay gắt. Câu 11. Ý nghĩa lịch sử nào sau đây của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 của quân dân Việt Nam có tính quốc tế? A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc và cuộc sống của nhân dân. B. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đoàn kết dân tộc. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước. D. Góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định ở châu Á và thế giới. Câu 12. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam? A. Huế - Đà Nẵng. B. Hồ Chí Minh. C. Tây Nguyên. D. Điện Biên Phủ. Câu 13. Nội dung nào không phải là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) xâm lược? A. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. C. Sự viện trợ của Mỹ cho Pháp, nhằm tăng cường chiến tranh Đông Dương. D. Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 14. Sắp xếp đúng trình tự thời gian các chiến lược chiến tranh Mỹ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam: 1. Việt Nam hoá chiến tranh; 2. Chiến tranh đặc biệt; 3. Chiến tranh cục bộ. A. 2, 3, 1. B. 3, 1, 2. C. 1, 2, 3. D. 2, 1, 3. Câu 15. Sự kiện chính trị nào sau đây có tính chất quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng? A. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (1951). B. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (1951). C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952). D. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951). Câu 16. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? A. Lực lượng kháng chiến giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. Làm phá sản bước đầu kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. C. Buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. D. Tạo điều kiện để các cơ quan của Đảng, Chính phủ rút khỏi Hà Nội an toàn. Câu 17. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Sự viện trợ của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Nam Á trong mặt trận chung. C. Truyền thống dân tộc được Đảng phát huy trong mọi hoàn cảnh. D. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đã đem lại thời cơ cho cách mạng. Câu 18. Một trong những điều kiện thuận lợi để Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) là A. nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc ngay từ những ngày đầu. B. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước đã hoàn thành. C. chính quyền cách mạng mới được củng cố, lực lượng vũ trang hùng mạnh. 2/4 - Mã đề 122
  3. D. nhân dân Việt Nam tin tưởng, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Câu 19. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam, lực lượng vũ trang giữ vai trò là lực lượng A. nòng cốt, quyết định thắng lợi. B. đông đảo nhất, quyết định thắng lợi. C. xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị. D. hậu phương, hỗ trợ tổng khởi nghĩa. Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam? A. Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam. B. Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở 2 miền. C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của nhân dân Việt Nam. D. Sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài là nhân tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thành tựu của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)? A. Trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. B. Trực tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ. C. Xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất, kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. D. Cổ vũ tinh thần, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Câu 22. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1 – 1959) quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm vì A. Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, quân đội Sài Gòn mất khả năng chiến đấu. B. lực lượng vũ trang của cách mạng miền Nam đã phát triển mạnh. C. cần đấu tranh quyết liệt hơn, đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn. D. cần một thắng lợi quân sự để buộc Mỹ kí kết Hiệp định Pa-ri. Câu 23. Sự kiện nào sau đây thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng, hi sinh của 64 chiến sĩ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam? A. Cuộc đấu tranh yêu cầu Trung quốc rút giàn khoan Hải Dương – 981 (2014). B. Cuộc chiến đấu tại đảo Gạc Ma, Trường Sa (3/1988). C. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 – 1979). D. Cuộc chiến đấu chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (1979). Câu 24. Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam hiện nay, có thể vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử nào sau đây? A. Nắm vững quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong mọi hoàn cảnh. B. Nhân nhượng để có môi trường hoà bình phục vụ cho phát triển kinh tế. C. Kiên quyết đấu tranh bằng vũ lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. D. Lấy đấu tranh quân sự làm chủ đạo, kết hợp với đấu tranh ngoại giao. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỉ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hoà dân chủ… Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và yêu chuộng dân chủ và hoà bình của nhân dân Việt Nam… Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân thế giới”. (Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam – Tác phẩm chọn lọc, Tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.388 – 389, 391) a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến trên lãnh thổ Việt Nam. b) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại bài học về nghệ thuật chớp thời cơ cho công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay. c) Đoạn tư liệu trên đề cập đến thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 3/4 - Mã đề 122
  4. d) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Câu 2. Cho đoạn thông tin thống kê sau: Từ tháng 5 – 1975 đến giữa năm 1978, quân Pôn Pốt đã giết hại hơn 5 000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5 000 người, bắt và đưa đi hơn 20 000 người. Hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở tôn giáo bị đốt phá. Hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam bị bỏ hoang. Khoảng nửa triệu dân sát biên giới với Cam-pu-chia phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng vườn chạy sâu vào nội địa. a) Đoạn thông tin phản ánh hoạt động thù địch, chống phá Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt. b) Từ bài học của chiến tranh biên giới Tây Nam, hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì một lực lượng quân đội lớn ở mọi khu vực biên giới để bảo vệ lãnh thổ. c) Đoạn thông tin cho thấy những tội ác của quân Pôn Pốt cũng như những tổn thất mà lực lượng này gây ra đối với nhân dân Việt Nam là không đáng kể. d) Những hoạt động nói trên của quân đội Pôn Pốt diễn ra trước khi tập đoàn Pôn Pốt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam cuối năm 1978. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “… Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534) a) Đoạn tư liệu phản ánh nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống đế quốc Mỹ xâm lược bùng nổ (19/12/1946). b) Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã để lại bài học cần phải nhân nhượng mọi giá để có hoà bình, phục vụ phát triển đất nước. c) Đoạn tư liệu khẳng định tính chính nghĩa, tính toàn dân của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. d) Dã tâm của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân hai nước (Việt Nam, Pháp) vào cuộc chiến tranh kéo dài suốt 9 năm (1946 – 1954) với nhiều đau thương, mất mát. Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau đây: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã tác động trực tiếp, buộc Mỹ phải chấp nhận bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri (từ tháng 5 – 1968), nhưng việc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ luôn căng thẳng và bế tắc,… Sau những thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tổng tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Bắc đã lập nên chiến công vang dội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,… Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973). a) Quá trình đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ kéo dài nhiều năm là do sự tác động của xu thế hoà hoãn Đông – Tây chưa có hồi kết. b) Thắng lợi quân sự của quân dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam không tác động đến việc Mỹ phải đến bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri. c) Từ thực tiễn Hội nghị Pa-ri (1968 – 1973) cho thấy, trong chiến tranh, Việt Nam muốn giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phải có thắng lợi quân sự quyết định. d) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2