Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng
lượt xem 1
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Bát Tràng
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2021-2022 Tiết : 17 (Theo KHDH) Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1.Nước Mĩ Kinh tế và chính trị Đối ngoại của Mĩ 13 câu nước Mĩ. Câu 13,27,30,32 3,25 Câu 3, 5,6, , điểm 15,16,23,28,38,39 2. Nước Kinh tế Chính trị So sánh với 15 câu Nhật Câu 2,19,31, 33,34,36 Câu 4,8,10,25,26 Mĩ, Tây Âu 3,75 Câu điểm 20,21,4,10 3.Tây Âu Kinh tế và chính trị Liên kết khu vực 12 câu Tây Âu 3 điểm Câu 9,17,18,35,37 Câu 1,7,12, 14,22,24,29, Tổng Số câu 20 16 4 40 Số điểm 5 4 1 10 Tỉ lệ % 50 % 40% 10% 100%
- PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN: LỊCH SỬ 9 (Đề có 06 trang gồm 40 câu trắc Tiết: 17 (Theo KHDH) nghiệm) Thời gian : 45 Phút Câu 1: Tổ chức liên kết khu vực châu Âu đầu tiên được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào? A. Cộng đồng kinh tế châu Âu. B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. C. Liên minh châu Âu. D. Cộng đồng than - thép châu Âu. Câu 2: Biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là A. từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. B. từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế. C. trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới. D. đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước. Câu 3: Nội dung nào không phải là biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp gần 2 lần của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta- li-a và Nhật Bản cộng lại. B. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. C. Đồng đô-la là đồng tiền giao dịch quốc tế. D. Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước rất nhiều khó khăn bao trùm đất nước. C. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. D. Đất nước bị chia xẻ thành nhiều khu vực để giải giáp lực lượng phát xít. Câu 5: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
- Câu 6: Nội dung nào không phải là mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ? A. Viện trợ kinh tế cho các nước nghèo. B. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. C. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. D. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Câu 7: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A. Thành lập nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức. B. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. C. Tham gia khối quân sự NATO. D. Chống Liên Xô. Câu 8: Nội dung nào không phải là cải cách dân chủ được tiến hành sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Nhật Bản? A. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. B. Thực hiện cải cách ruộng đất. C. Ban hành Hiến pháp mới có nhiều nội dung tiến bộ. D. Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh. Câu 9: Nội dung nào không phải chính sách đối nội của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Xoá bỏ các cải cách tiến bộ. B. Thực hiện quyền tự do dân chủ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ. Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp phải khó khăn gì khác với các nước tư bản đồng minh chống phát xít? A. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa. B. Thiếu thốn trầm trọng lương thực, thực phẩm. C. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ. Câu 11: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự. B. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt. C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. D. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế. C. thành lập Nhà nước chung châu Âu. D. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. Câu 13: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu”? A. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới. B. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Mĩ có thế lực về kinh tế. D. Mĩ có sức mạnh về quân sự. Câu 14: Liên minh châu Âu là tổ chức A. liên minh quân sự. B. liên minh kinh tế - chính trị. C. liên minh giáo dục - văn hoá. D. liên minh về khoa học - kĩ thuật. Câu 15: Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới. D. trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới. Câu 16: Nước tư bản giàu mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Pháp. B. Anh. C. Nhật Bản. D. Mĩ. Câu 17: Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san (“Kế hoạch phục hưng châu Âu”). B. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. C. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. D. sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 18: Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Tiến hành tổng tuyển cử tự do. B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. C. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế. Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng? A. Quân Mĩ. B. Quân Anh. C. Quân đội Liên Xô. D. Quân Pháp. Câu 20: Điểm khác cơ bản của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai
- đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. C. Chi phí cho quốc phòng thấp. D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. Câu 21: Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam? A. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển. B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. C. Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. D. Các công ti năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 22: Các thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) gồm những nước nào? A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, I-ta-li-a. B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha. C. Anh, Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha. D. Anh, Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a. Câu 23: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại do Mĩ khởi đầu diễn ra từ A. đầu thế kỉ XIX. B. giữa những năm 40 của thế kỉ XX. C. cuối thế kỉ XVIII. D. đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Câu 24: Tổ chức Liên minh châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới? A. Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. D. Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều. Câu 25: Cải cách quan trọng nhất mà Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cải cách văn hoá. B. cải cách giáo dục. C. cải cách Hiến pháp. D. cải cách ruộng đất. Câu 26: Kết quả của những cải cách được tiến hành ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến chuyển biến quan trọng nào? A. Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. B. Nhật Bản chuyển sang xã hội chủ nghĩa. C. Nhật Bản chuyển từ một xã hội dân chủ sang một xã hội chuyên chế. D. Nhật Bản tiếp tục duy trì chế độ quân phiệt.
- Câu 27: Nội dung nào không phải là mục đích của việc Mĩ ban hành các đạo luật phản động trong những năm đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động. B. Chống lại phong trào đình công. C. Hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp. D. Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước. Câu 28: Tình hình kinh tế Mĩ bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. B. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác. C. Mĩ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”. D. Nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề. Câu 29: Liên minh châu Âu được viết tắt là A. AU. B. EU. C. ANC. D. SNG. Câu 30: Trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là A. chiến tranh Trung Quốc. B. chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. cuộc chiến tranh Triều Tiên. D. chiến tranh chống Cu-ba. Câu 31: Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh A. không bị ảnh hưởng gì bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. B. chịu nhiều tổn thất nặng nề của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. C. nhận được sự viện trợ của Mĩ. D. thu nhiều lợi nhuận nhờ Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 32: Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào? A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. B. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu. C. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ. D. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau. Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Yếu tố con người là vốn quý nhất. B. Áp dụng khoạ học kĩ thuật vào sản xuất. C. Các công ti có sức cạnh tranh cao.
- D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 34: Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh? A. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba. B. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6-1950). D. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. Câu 35: Từ 1945 đến 1950, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu có gì nổi bật? A. Giai cấp tư sản tiến hành củng cố chính quyền và các hoạt động khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Nền kinh tế phát triển mạnh vượt mức so với trước chiến tranh. C. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới. D. Giai cấp tư sản tiến hành các hoạt động đàn áp nhân dân lao động. Câu 36: Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển to lớn. B. Phát triển nhảy vọt. C. Phát triển thần kì. D. Phát triển vượt bậc. Câu 37: Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được gọi là A. Tây Đức. B. Đông Đức. C. Nam Đức . D. Bắc Đức. Câu 38: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do A. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh. B. có thời gian hoà bình để phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. C. Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. D. những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực. Câu 39: Kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai không ổn định là do A. sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. B. Mĩ thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. C. Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. D. thiếu nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quan trọng. Câu 40: Từ năm 1945 đến năm 1950, Mĩ nắm trong tay bao nhiêu trữ lượng vàng toàn thế giới? A. 1/4. B. 2/4. C. 3/4. D. 4/5. ------ HẾT -----
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS BÁT TRÀNG MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2021-2022 Tiết : 17 (Theo KHDH)
- CÂU ĐÁP ÁN 1 D 2 A 3 C 4 D 5 B 6 A 7 C 8 A 9 B 10 C 11 D 12 A 13 A 14 B 15 B 16 D 17 A 18 C 19 A 20 C 21 C 22 A 23 B 24 C 25 C
- 26 A 27 C 28 A 29 B 30 B 31 B 32 A 33 A 34 C 35 A 36 C 37 A 38 C 39 C 40 C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 436 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 329 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn