Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà (Đề 1)
lượt xem 2
download
“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà (Đề 1)” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà (Đề 1)
- Trường THCS Dương Hà Ngày……tháng……năm 2021 TIẾT 15: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2021-2022 Môn thi: Lịch sử - khối 9 Thời gian làm bài: 45’ Đề 1. (đề dùng cho thi online trên trang OLM) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1:[TH] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ A. bị tàn phá và chịu thiệt hại nặng nề. B. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu. C. nhanh chóng được phục hồi. D. phát triển mạnh, đứng đầu thế giới. Câu 2: [NB] Nội dung nào không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. B. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu. C. Chi phí cho quốc phòng thấp. D. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá. Câu 3: [NB] Từ thập niên 70, nguyên nhân chủ yếu nào làm suy thoái nền kinh tế Mĩ? A. Các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ. B. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài của Mĩ. C. Vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. D. Sự chênh lệch giàu - nghèo quá lớn. Câu 4: [TH] Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 5: [TH] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” với tham vọng A. đem lại hòa bình cho thế giới. B. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. C. làm bá chủ thế giới. D. chống khủng bố trên toàn thế giới. Câu 6: [TH] Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu”? A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975. B. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959. C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. D. Thắng lợi của cách mạng Lào năm 1975. Câu 7: [NB] Thực chất của chính sách hai Đảng (Dân chủ và Cộng hòa) thay nhau cầm quyền ở Mĩ là phục vụ lợi ích của A. các tầng lớp nhân dân. B. giai cấp tư sản. C. người da trắng. D. giai cấp vô sản. Câu 8: [TH] Nội dung nào không thuộc chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động. B. Đàn áp phong trào công nhân.
- C. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. D. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc. Câu 9: [NB] Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. C. Các đảng phái tranh giành quyền lực. D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần. Câu 10: [TH] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi A. quân đội Mĩ. B. quân đội Anh. C. quân đội Pháp. D. quân đội Liên Xô. Câu 11: [VD] Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”. B. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn. D. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á. Câu 12: [NB] Nhân tố khách quan nào tạo điều kiện cho sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản? A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. B. Vai trò quản lý, lãnh đạo của Nhà nước. C. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. D. Con người được coi là vốn quý nhất. Câu 13: [TH] Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển kinh tế “thần kì” của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là A. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, Italia. B. tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng nhanh. C. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng. D. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Câu 14: [NB] Ngày 8-9-1951, Nhật Bản đã kí kết với Mĩ A. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật. B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. C. Hiệp ước Liên minh Mĩ - Nhật. D. Hiệp ước phòng thủ chung châu Á. Câu 15: [NB] Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng? A. Tập trung vào phát triển kinh tế. B. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ. C. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ kinh tế” của Mĩ. D. Đất nước được bao bọc bởi đại dương. Câu 16: [VD] Nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 là tăng cường mối quan hệ với các nước A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á. C. Đông Âu. D. Tây Âu. Câu 17: [TH] Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu A. phát triển chậm chạp. B. tăng trưởng chậm. C. phát triển nhanh chóng. D. được phục hồi.
- Câu 18: [NB] Tháng 4 - 1951, “Cộng đồng than - thép châu Âu” ra đời gồm mấy thành viên? A. 5 thành viên. B. 6 thành viên. C. 7 thành viên. D. 8 thành viên. Câu 19: [VD] Kế hoạch Mác-san” (1948) còn được gọi là A. Kế hoạch phục hưng Tây Âu. B. Kế hoạch phục hưng châu Âu. C. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng văn hóa châu Âu. Câu 20: [NB] Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về quân sự? A. Không quan hệ ngoại giao với Liên Xô. B. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ. C. Thiết lập nhiều căn cứ quân sự. D. Tham gia khối quân sự NATO. Câu 21: [NB] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hành động của các nước Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ của mình là A. tìm cách trở lại xâm chiếm. B. thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng. C. tăng cường viện trợ kinh tế. D. tôn trọng độc lập của họ. Câu 22: [TH] Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa nhờ sự giúp đỡ tích cực của A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Mĩ, Nhật Bản. Câu 23: [TH] Nội dung nào không phải là nguyên nhân phản ánh xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu? A. Nhằm củng cố thế lực của giới cầm quyền. B. Nhằm mở rộng thị trường. C. Muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc Mĩ. D. Nền kinh tế các nước không cách biệt nhau lắm. Câu 24: [TH] Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu là A. EC. B. EEC. C. EU. D. EURO. Câu 25: [TH] Tới nay, Liên minh châu Âu là A. liên minh kinh tế - đối ngoại lớn nhất hành tinh. B. liên minh chính trị - văn hóa lớn nhất hành tinh. C. liên minh khoa học - kĩ thuật lớn nhất hành tinh. D. liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh. Câu 26: [VD] Hội nghị Ianta được tổ chức trong hoàn cảnh nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang căng thẳng. Câu 27: [TH] Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Ianta là
- A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ. C. Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Nga và Mĩ. D. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa đế quốc. Câu 28: [TH] Những vùng đất nào sau đây thuộc phạm vi ảnh hưởng Mĩ theo quy định của Hội nghị Ianta? A. Đông Đức, Đông Âu, Nhật Bản. B. Tây Đức, Đông Đức, Nhật Bản. C. Tây Đức, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Tây Âu, Tây Đức, Nhật Bản. Câu 29: [TH] Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là gì? A. Do chạy đua vũ trang quá tốn kém. B. Do nhu cầu hợp tác giữa Mĩ và Liên Xô. C. Do sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. D. Do xu thế toàn cầu hóa. Câu 30: [VD] Nội dung nào sau đây không phải là xu thế của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”? A. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. B. Trật tự thế giới đơn cực đang hình thành. C. Lấy kinh tế làm trọng điểm. D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Câu 31: [TH] Quốc gia nào sau đây chủ trương thiết lập “thế giới đơn cực” sau “Chiến tranh lạnh”? A. Liên Xô. B. Nga. C. Anh. D. Mĩ. Câu 32: [TH] Cuộc chiến tranh nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn “Chiến tranh lạnh”? A. Chiến tranh xâm lược của Mĩ tại Việt Nam (1954 - 1975). B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953). C. Chiến tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam (1945 - 1954). D. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 451 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 350 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 485 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 947 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 319 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 377 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 567 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 233 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 302 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 451 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 280 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 288 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 200 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn