intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: ............................................................... Lớp:..................................... Điểm Lời phê của giáo viên Điền vào BẢNG TRẢ LỜI chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng BẢNG TRẢ LỜI Câu 1: Câu 7: Câu 13: Câu 19: Câu 25: Câu 31: Câu 2: Câu 8: Câu 14: Câu 20: Câu 26: Câu 32: Câu 3: Câu 9: Câu 15: Câu 21: Câu 27: Câu 4: Câu 10: Câu 16: Câu 22: Câu 28: Câu 5: Câu 11: Câu 17: Câu 23: Câu 29: Câu 6: Câu 12: Câu 18: Câu 24: Câu 30: PHẦN I/ 24 câu (mỗi câu được 0,3 điểm) Câu 1: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX là gì? A. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. B. Kinh tế phát triển nhanh chóng. C. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. D. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. Câu 2: Liên minh châu Âu là liên minh về A. chính trị. B. kinh tế. C. kinh tế - chính trị. D. quân sự Câu 3: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là A. chủ nghĩa A-pác-thai. B. chủ nghĩa thực dân mới. C. chủ nghĩa thực dân cũ. D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
  2. Câu 4: Mục tiêu của ASEAN là: A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền. B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền Nhật Bản? A. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. Coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật. C. Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. Câu 6: Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. Những phát minh về công nghệ sinh học. B. Cuộc “Cách mạng xanh”. C. Chế tạo phân bón sinh học. D. Chế tạo công sản xuất mới. Câu 7: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta. B. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha. C. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ . D.chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha. Câu 8: Liên minh châu Âu viết tắt là A. EU B. EC C. EEC D. ARF Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX?
  3. A. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. B. Nước Mĩ bị tàn phá nặng nề bởi Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Chi phí viện trợ cho các nước Tây Âu quá lớn. D. Do tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 10: Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. đàn áp phong trào cách mạng thế giới. C. lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu. D. thực hiện “chiến lược toàn cầu”. Câu 11: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh”? A. Cu-ba. B. Chi-lê. C. Bô-li-vi-a. D. Ni-ca-ra-goa. Câu 12: Nguyên tắc nào không được quy định trong Hiệp ước Ba-li (tháng 2/ 1976)? A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. B. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau. C. Không can thiệp vào nội bộ của nhau. D. Chung sống hòa bình giữa các nước. Câu 13: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX được khởi đầu từ nước A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 14: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào A. ngày 1/10/1951. B. ngày 1/10/1948. C. ngày 1/10/1949. D. ngày 1/10/1950. Câu 15: Thực hiện “Chiến tranh lạnh”, Mĩ và các nước đế quốc đã
  4. A. tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. B. thành lập các khối quân sự, căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. ráo riết tiến hành chạy đua vũ trang. D. Cả 3 đáp án A, B, C đúng. Câu 16: Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc hoàn toàn. B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 17: Vai trò nào sau đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la? A. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản A. chịu tổn thất nặng nề. B. giàu lên nhanh chóng. C. có nhiều thuộc địa. D. bị lệ thuộc vào Anh. Câu 19: “Duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế’ là mục đích của tổ chức nào? A. Liên hợp quốc. B. Liên minh châu Âu. C. Tổ chức ASEAN. D. Hội nghị I – an- ta. Câu 20: “Lục địa bùng cháy” là khái niệm dùng để chỉ phong trào giải phóng dân tộc ở đâu? A. Châu Phi. B. Khu vực Mĩ Latinh. C. Châu Á. D. Khu vực Đông Bắc Á. Câu 21: “Kế hoạch Mác-san” (1948) còn được gọi là kế hoạch
  5. A. “Cạnh tranh châu Âu” B. “Phục hưng kinh tế châu Âu” C. “Phục hưng châu Âu” D. “Phục hung kinh tế Tây Âu” Câu 22: Cừu Đô-li - động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp: A. thụ tinh trong ống nghiệm. B. biến đổi gen. C. sinh sản hữu tính. D. sinh sản vô tính. Câu 23: Đặc điểm nổi bật của châu Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là A. diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ trên khắp các châu lục. B. được các nước tư bản phương Tây công nhận độc lập dân tộc. C. có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới. D. phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Câu 24: Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" vì A. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. B. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". C. có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. D. có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. PHẦN II/ 8 câu (mỗi câu được 0,35 điểm) Câu 25: Điểm giống nhau của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX là nền kinh tế đều chịu tác động của A. khủng hoảng chất xám trong nước. B. khủng hoảng kinh tế thế giới. C. khủng hoảng tài chính thế giới. D. khủng hoảng năng lượng thế giới. Câu 26: Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản và Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chính phủ thực hiện nhiều cải cách dân chủ. B. Nhận viện trợ và trở thành đồng minh của Mĩ. C. Nhận sự giúp đỡ trực tiếp về vật chất của Liên Xô. D. Xâm lược trở lại các thuộc địa ở châu Á. Câu 27: Cho các dữ kiện sau:
  6. 1. Phát triển “thần kì”, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn thứ hai thế giới 2. Đất nước bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp 3. Do khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái ngắn, sau đó vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới 4. Kinh tế bị suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về các giai đoạn lịch sử của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 A. 2, 1, 3, 4. B. 1, 2, 4, 3. C. 4, 1, 2, 3. D. 1, 3, 4, 2. Câu 28: Từ thành công của công cuộc cải cách – mở của ở Trung Quốc (từ năm 1978) có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tập trung vốn cho ngành dịch vụ du lịch. B. Thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế, áp dụng hiệu quả khoa học – kĩ thuật. C. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm và kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. D. Kiên định thực hiện nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ, lấy dân làm gốc. Câu 29: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Áp dụng hiệu quả các các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất. B. Kêu gọi đầu tư và nguồn viện trợ không hoàn lại của các cường quốc. C. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. D. Đầu tư vốn để mua bằng phát minh khoa học của các nước tư bản.
  7. Câu 30: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 31: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) C. Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình Câu 32: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật giữa thế kỉ XX đã mang đến tác động tích cực đó là A. năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến. B. chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy. C. làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia. ------ HẾT ------ Chúc con làm bài tốt!
  8. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Môn: Lịch sử 9 Năm học 2021- 2022 I/ Biểu điểm: - Từ câu 1 đến câu 24: mỗi câu được 0,3 điểm - Từ câu 25 đến câu 32: mỗi câu được 0, 35 điểm II/ Đáp án ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: B Câu 7: C Câu 13: D Câu 19: B Câu 25: D Câu 31: D Câu 2: C Câu 8: A Câu 14: C Câu 20: B Câu 26: B Câu 32: C Câu 3: A Câu 9: A Câu 15: D Câu 21: C Câu 27: A Câu 4: C Câu 10:D Câu 16: D Câu 22: D Câu 28: B Câu 5: C Câu 11: A Câu 17: D Câu 23: D Câu 29: A Câu 6: B Câu 12: D Câu 18: A Câu 24: A Câu 30: B
  9. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: ............................................................... Lớp:............................... Điểm Lời phê của giáo viên Điền vào BẢNG TRẢ LỜI chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng BẢNG TRẢ LỜI Câu 1: Câu 7: Câu 13: Câu 19: Câu 25: Câu 31: Câu 2: Câu 8: Câu 14: Câu 20: Câu 26: Câu 32: Câu 3: Câu 9: Câu 15: Câu 21: Câu 27: Câu 4: Câu 10: Câu 16: Câu 22: Câu 28: Câu 5: Câu 11: Câu 17: Câu 23: Câu 29: Câu 6: Câu 12: Câu 18: Câu 24: Câu 30: PHẦN I/ 24 câu (mỗi câu được 0,3 điểm) Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX? A. Nước Mĩ bị tàn phá nặng nề bởi Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Chi phí viện trợ cho các nước Tây Âu quá lớn. C. Do tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX được khởi đầu từ nước A. Mĩ. B. Đức. C. Anh. D. Pháp. Câu 3: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là A. chủ nghĩa thực dân cũ và mới. B. chủ nghĩa thực dân cũ.
  10. C. chủ nghĩa thực dân mới. D. chủ nghĩa A-pác-thai. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền Nhật Bản? A. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. C. Coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật. D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 5: “Lục địa bùng cháy” là khái niệm dùng để chỉ phong trào giải phóng dân tộc ở đâu? A. Châu Á. B. Khu vực Đông Bắc Á. C. Khu vực Mĩ Latinh. D. Châu Phi. Câu 6: Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" vì A. có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. B. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". C. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. D. có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. Câu 7: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. C. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. D. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. Câu 8: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào A. ngày 1/10/1949. B. ngày 1/10/1948. C. ngày 1/10/1950. D. ngày 1/10/1951. Câu 9: “Kế hoạch Mác-san” (1948) còn được gọi là kế hoạch A. “Phục hưng kinh tế Tây Âu”. B. “Phục hưng kinh tế châu Âu”. C. “Phục hưng châu Âu”. D. “Cạnh tranh châu Âu”.
  11. Câu 10: Nguyên tắc nào không được quy định trong Hiệp ước Ba-li (tháng 2/ 1976)? A. Chung sống hòa bình giữa các nước. B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Không can thiệp vào nội bộ của nhau. D. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau. Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản A. bị lệ thuộc vào Anh. B. có nhiều thuộc địa. C. chịu tổn thất nặng nề. D. giàu lên nhanh chóng. Câu 12: Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc hoàn toàn. Câu 13: Đặc điểm nổi bật của châu Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là A. phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. B. được các nước tư bản phương Tây công nhận độc lập dân tộc. C. có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới. D. diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ trên khắp các châu lục. Câu 14: Thực hiện “Chiến tranh lạnh”, Mĩ và các nước đế quốc đã A. thành lập các khối quân sự, căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. ráo riết tiến hành chạy đua vũ trang. C. tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. D. Cả 3 đáp án A, B, C đúng. Câu 15: Mục tiêu của ASEAN là:
  12. A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền. B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 16: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha. B. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ. C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha. D. chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta. Câu 17: Cừu Đô-li - động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp: A. sinh sản vô tính. B. sinh sản hữu tính. C. thụ tinh trong ống nghiệm. D. biến đổi gen. Câu 18: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh”? A. Chi-lê. B. Ni-ca-ra-goa. C. Cu-ba. D. Bô-li-vi-a. Câu 19: “Duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế’ là mục đích của tổ chức nào? A. Liên hợp quốc. B. Liên minh châu Âu. C. Tổ chức ASEAN. D. Hội nghị I – an- ta. Câu 20: Liên minh châu Âu là liên minh về A. chính trị. B. kinh tế - chính trị. C. quân sự. D. kinh tế. Câu 21: Vai trò nào sau đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
  13. A. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. D. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 22: Liên minh châu Âu viết tắt là A. ARF. B. EC . C. EEC. D. EU. Câu 23: Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thực hiện “chiến lược toàn cầu”. B. đàn áp phong trào cách mạng thế giới. C. lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu. D. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 24: Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. Chế tạo công sản xuất mới. B. Chế tạo phân bón sinh học. C. Những phát minh về công nghệ sinh học. D. Cuộc “Cách mạng xanh”. PHẦN II/ 8 câu (mỗi câu được 0,35 điểm) Câu 25: Từ thành công của công cuộc cải cách – mở của ở Trung Quốc (từ năm 1978) có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Kiên định thực hiện nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ, lấy dân làm gốc. B. Thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế, áp dụng hiệu quả khoa học – kĩ thuật. C. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tập trung vốn cho ngành dịch vụ du lịch. D. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm và kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  14. Câu 26: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật giữa thế kỉ XX đã mang đến tác động tích cực đó là A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia. B. chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy. C. năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến. D. làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động. Câu 27: Điểm giống nhau của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX là nền kinh tế đều chịu tác động của A. khủng hoảng chất xám trong nước. B. khủng hoảng kinh tế thế giới. C. khủng hoảng năng lượng thế giới. D. khủng hoảng tài chính thế giới. Câu 28: Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản và Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Xâm lược trở lại các thuộc địa ở châu Á. B. Chính phủ thực hiện nhiều cải cách dân chủ. C. Nhận sự giúp đỡ trực tiếp về vật chất của Liên Xô. D. Nhận viện trợ và trở thành đồng minh của Mĩ. Câu 29: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Đầu tư vốn để mua bằng phát minh khoa học của các nước tư bản. B. Kêu gọi đầu tư và nguồn viện trợ không hoàn lại của các cường quốc. C. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. D. Áp dụng hiệu quả các các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.
  15. Câu 30: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào. D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). Câu 31: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 32: Cho các dữ kiện sau: 1. Phát triển “thần kì”, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn thứ hai thế giới. 2. Đất nước bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp. 3. Do khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái ngắn, sau đó vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới. 4. Kinh tế bị suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về các giai đoạn lịch sử của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 A. 1, 2, 4, 3 B. 4, 1, 2, 3 C. 1, 3, 4, 2 D. 2, 1, 3, 4 ------ HẾT ------ Chúc con làm bài tốt UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
  16. TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Môn: Lịch sử 9 Năm học 2021- 2022 I/ Biểu điểm: - Từ câu 1 đến câu 24: mỗi câu được 0,3 điểm - Từ câu 25 đến câu 32: mỗi câu được 0, 35 điểm II/ Đáp án ĐỀ DỰ PHÒNG Câu 1: D Câu 7: A Câu 13: A Câu 19: A Câu 25: B Câu 31: B Câu 2: A Câu 8: A Câu 14: D Câu 20: B Câu 26: B Câu 32: D Câu 3: D Câu 9: C Câu 15: C Câu 21: C Câu 27: C Câu 4: D Câu 10: A Câu 16: B Câu 22: C Câu 28: D Câu 5: C Câu 11: C Câu 17: A Câu 23: A Câu 29: D Câu 6: C Câu 12: A Câu 18: C Câu 24: D Câu 30: A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2