Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trung Mầu
lượt xem 2
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trung Mầu” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trung Mầu
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 9 TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Năm học 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ Đề số 1 Thời gian làm bài :45 phút Tiết: 18 Chọn đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng 0,25 điểm). Câu 1. Trụ sở chính của Liên Hợp quốc đặt ở đâu? A. Niu-óoc. B. Xan Phran-xi-scô. C. Oa-sinh-tơn. D. Ca-li-phóoc-li-a. Câu 2. Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta? A. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô). B. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta. C. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta. D. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc. Câu 3. Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào? A. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á. B. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. D. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Câu 4. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, sau “Chiến tranh lạnh” các nước ra sức điều chỉnh chiến lược A. Lấy quân sự làm trọng điểm. B. Lấy chính trị làm trọng điểm. C. Lấy kinh tế làm trọng điểm. D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm. Câu 5. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
- A. Mỹ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Các nước phương Tây. Câu 6. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế. C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU). D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật. Câu 7. Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa? A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến động không đều. B. Đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh. C. Thúc đẩy sự thay đổi về kinh tế và xã hội hóa của lực lượng sản xuất. D. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Câu 8. Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). B. Diễn đàn hợp tác Á-ÂU (ASEM). C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO). D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Câu 9. Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại nửa sau thế kỷ XX với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII là gì? A. Khoa học gắn liền với kỹ thuật. B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại. C. Kỹ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 10. Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây.
- A. Bãi công của công nhân Ba Son. B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ. C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế. D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục? A. Khai hóa dân tộc Việt Nam. B. Pháp-Việt đuề huề. C. Văn hóa nô dịch. D. Phát triển văn hóa truyền thống. Câu 12. Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây? A. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam. B. Củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản. C. Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương. D. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Chính sách tăng cường đầu tư vào công nghiệp của tư bản. B. Chính sách đầu tư vốn của tư bản Pháp. C. Chính sách tăng thuế khóa của tư bản Pháp. D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Câu 14. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì? A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập. B. Phát triển cân đối giữa các ngành. C. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp. D. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào Pháp.
- Câu 15. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục? A. Khai hóa dân tộc Việt Nam. B. Pháp-Việt đuề huề. C. Văn hóa nô dịch. D. Phát triển văn hóa truyền thống. Câu 16. Trong những năm 1919-1925, giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam đấu tranh nhằm mục đích A. Giành độc lập dân tộc. B. Đòi những quyền tự do, dân chủ. C. “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. D. Ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Câu 17. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925? A. Công nhân Ba Son bãi công. B. Công hội thành lập ở Sài Gòn-Chợ Lớn. C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời. Câu 18. Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thỏa hiệp với thực dân Pháp vì lý do nào dưới đây? A. Thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi. B. Thực dân Pháp đàn áp các hoạt động của Đảng. C. Giai cấp tư sản không ủng hộ chủ trương của Đảng. D. Nhân dân không tham gia các hoạt động của Đảng. Câu 19. Trong những năm 1919-1925, giai cấp nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị? A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp nông dân.
- C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp tiểu tư sản. Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác? A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925). B. Phong trào “vô sản hóa” (1928). C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào dưới đây đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới? A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Quốc tế cộng sản được thành lập. C. Đảng Cộng sản Pháp ra đời. D. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Câu 22: Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển của kinh tế của Nhật Bản từ năm 1960-1973? A. Phát triển nhảy vọt. B. Phát triển vượt bậc. C. Phát triển thần kì. D. Phát triển to lớn. Câu 23: Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng? A. Tập trung vào phát triển kinh tế. B. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ. C. Đứng dưới chiến “ô bảo trợ kinh tế” của Mĩ. D. Đất nước được bao bọc bởi đại dương. Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cam kết đã cam kết KHÔNG A. Duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài. B. Cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
- C. Nghiên cứu và chế tạo bất kì loại vũ khí chiến lược nào. D. Nộp mọi phương tiên chiến tranh cho quân Đồng minh. Câu 25: Đặc trưng nổi bật của các giai đoạn phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Kinh tế Mĩ luôn đứng đầu thế giới. B. Chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973. C. Bao vây kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa. D. Không chịu sự tác động cuộc khủng hoảng kinh tế. Câu 26: Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại đã giúp Nhật Bản sớm kí được hiệp ước nào dưới đây? A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. B. Hiệp ước Hòa bình. C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. D. Hiệp ước Vác-sa-va. Câu 27: Kinh tế Mĩ khủng hoảng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 là do A. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa của thế giới. B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới. C. Tác động của cuộc khủng hoảng than đá của thế giới. D. Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu của thế giới. Câu 28: Nội dung nào không phải là chính sách đối nội của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. B. Xóa bỏ các cải cách tiến bộ. C. Ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ. D. Thực hiện quyền tự do dân chủ. Câu 29: Tổ chức liên kết khu vực châu Âu đầu tiên được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào? A. Cộng đồng than – thép châu Âu.
- B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 30: Liên minh châu Âu là tổ chức A. Liên minh quân sự. B. Liên minh kinh tế - chính trị. C. Liên minh giáo dục – văn hóa – y tế. D. Liên minh về khoa học – kĩ thuật. Câu 31: Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi là A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ Vương triều Pha-rúc. B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (năm Châu Phi). C. Năm 1990 nước Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập. D. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bíc tuyên bố độc lập. Câu 32: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì A. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”. B. Tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất. D. Có 17 nước được trao trả độc lập. Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở đâu? A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Trung Phi. D. Tây Phi. Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi? A. Năm 1990, nước Cộng Cộng hòa Nam-mi-bi-a tuyên bố độc lập. B. Năm 1990, Chính quyền Nam Phi đã từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc. C. Năm 1993, Hiếp pháp Nam Phi đã thông qua việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. D. Năm 1993, Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hoàn toàn giành được thắng lợi. Câu 35: Lãnh tụ đã dẫn dắt Cu-ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là A. Hô-xê-mác-ti. B. A-gien-đê. C. Chê Ghê-va-na. D. Phi-đen Cát-xtơ-rô. Câu 36: Kẻ thù chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của người da đen ở Cộng hòa Nam Phi là
- A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. C. Chủ nghĩa thực dân mới. D. Chế độ độc tài thân Mĩ. Câu 37. Nội dung nào không phải thành tựu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Cu-ba? A. Xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lý. B. Xây dựng được nền công nghiệp đa dạng. C. Giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao phát triển. D. Nền công nghiệp quân sự phát triển mạnh. Câu 38. Sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1959 ở Cu-ba là A. Tấn công trại lính Môn-ca-đa. B. Cuộc nội chiến ở Cu-ba bắt đầu. C. Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự. D. Thành lập nước Cộng hòa Cu-ba. Câu 39. Mỹ biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau” nhằm A. Mở rộng lãnh thổ. B. Giúp các nước Mỹ La-tinh phát triển về kinh tế - chính trị. C. Bành trướng thế lực. D. Biến các nước Mỹ La-tinh lệ thuộc vào Mỹ. Câu 40. Vai trò của Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la đối với Nam Phi là A. Người tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. B. Người lãnh đạo đấu tranh chống chế đọ A-pác-thai. C. Người lãnh đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. D. người chỉ đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. -------- Hết --------
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 9 TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Năm học 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ Đề số 2 Thời gian làm bài :45 phút Tiết: 18 Chọn đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng 0,25 điểm). Câu 1. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Liên Xô như thế nào? A. Nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm. B. Nền kinh tế Liên Xô phát triển nhanh chóng. C. Nền kinh tế Liên Xô phát triển bình thường . D. Nền kinh tế Liên Xô phát triển nhảy vọt. Câu 2. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là: A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng
- D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ. Câu 3. Câu nào nói không đúng với chính sách đối ngoại của Liên Xô ? A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình. B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới. C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới. D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu Câu 4. Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là A. Mĩ và Nhật Bản B. Mĩ và Liên Xô C. Nhật Bản và Liên Xô D. Liên Xô và các nước Đông Âu Câu 5. Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là A. 1917-1991 B. 1918 - 1991 C. 1922 - 1991 D. 1945 - 1991 Câu 6. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm A. 1945 B. 1947 C. 1949 D. 1951 Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ? A. Nhà nước Liên bang tê liệt. B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập. C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập. D. Ngày 25/12/1991, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. Câu 8. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Nhà nước, nhân dân Xô Viết nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. Câu 9. Tại sao năm 1960 gọi là “Năm châu Phi” A. Phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi B. Năm Ai Cập giành độc lập
- C. Năm có 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập D. Năm tất cả các nước Châu Phi tuyên bố độc lập Câu 10. Chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại ở quốc gia nào? A. Ai Cập B. An-giê-ri C. Cộng Hòa Nam Phi D. Ăng-gô-la Câu 11. Người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành Tổng thống là: A. Nen-xơn Man-đê-la. B. Kô-phi An -nan C. Phi-đen Ca-xtơ-rô D. Mác-tin Lu-thơ. Câu 12. Khu vực nào có phong trào đấu tranh được ví như “Lục địa bùng cháy” A. Nam Phi B. Đông Nam Á C. Châu Phi D. Mĩ la tinh Câu 13. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A .Các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa đều giành độc lập. B. Các nước Đông Nam Á đều đạt nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế. C. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN. D. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập Liên Hợp quốc. Câu 14. Tổ chức ASEAN được thành lập vào năm nào? A. Năm 1968 B. Năm 1967 C. Năm 1995 D. Năm 1956 Câu 15. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở đâu ? A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin) C. Băng Cốc (Thái Lan) D. Cua-la-lăm-pơ (Malaixia) Câu 16. ASEAN là tổ chức như thế nào? A. Là tổ chức liên minh, kinh tế-chính trị của khu vực Đông Nam Á B. Là tổ chức liên minh, kinh tế-chính trị, xã hội của khu vực Đông Nam Á C. Là tổ chức liên minh, kinh tế, xã hội của khu vực Đông Nam Á
- D. Là tổ chức liên minh chính trị, xã hội của khu vực Đông Nam Á Câu 17. Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là: A. Việt Nam B. Lào C. Xin-ga-po D. In-đô-nê- xia. Câu 18. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian: A. 7/1994. B. 4/1994. C. 7/1995. D. 7/1996. Câu 19. Hãy cho biết mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ giữa các nước XHCN. B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. C. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D. Liên minh với nhau để mở rộng thế lực. Câu 20. Người lãnh đạo cuộc cách mạng Cu Ba năm 1959 là A. Hô-xê Mac-ti B. Phi-đen Ca-xrơ-rô C. Nen-xơn Man-đê-la D.Ap-đen Ca-đê Câu 21. Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải thất bại, tiêu biểu là ở đâu? A. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên B. Chiến tranh Trung Quốc C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam D. Chiến tranh chống Cu Ba Câu 22. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ là: A. Quan hệ bình đẳng với các nước Tư bản phương Tây. B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” âm mưu thống trị toàn thế giới. C. Hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới. D.Trung lập Câu 23. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập nhằm mục đích gì? A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. B. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
- C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 24. Sự phát triển “Thần kì” của Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian: A. Những năm 50 của thế kỉ XX. B. Những năm 60 của thế kỉ XX. C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 25. Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất gì? A. Liên minh quân sự. B. Liên minh giáo dục - văn hóa - y tế. C. Liên minh về khoa học kỹ thuật. D. Liên minh kinh tế chính trị. Câu 26. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại lần thứ hai khởi nguồn từ A. Nước Mĩ B. Nước Anh C. Nước Đức D. Nước Trung Quốc. Câu 27. Mĩ lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng trong thời gian nào? A. Tháng 7/1969 B. Tháng 7/1970 C. Tháng 7/1971 D. Tháng 7/1972 Câu 28. Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì ? A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 29. Cừu Đô-li, động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp A. Sinh sản hữu tính B. Sinh sản vô tính C. Thụ tinh trong ống nghiệm D. Biến đổi gen Câu 30. Phát minh có ý nghĩa quan trọng bậc nhất về công cụ sản xuất mới là A. Máy tính điện tử B. Máy tự động C. Hệ thống máy tự động D. Tất cả các câu trên
- Câu 31. Hội nghị I-an –ta diễn ra vào thời gian nào? A. 11 - 2 - 1945 B. 4 đến 11-2-1945 C. 5 đến 11-2-1945 D. 7 đến 11-2-1945 Câu 32. Nhiệm vụ của Liên Hiệp quốc là gì? A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị quốc tế. C. Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa xã hội, nhân đạo… D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 33. Tổ chức Liên hiệp quốc khi thành lập có bao nhiêu nước tham gia? A. 3 nước B. 50 nước C. 90 nước D. 100 nước Câu 34. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào? A. 1945 C. 1977 B. 1954 D. 1990 Câu 35. Hậu quả mà cả thế giới phải gánh chịu trong “chiến tranh lạnh” là gì? A. Cả thế giới trong tình trạng căng thẳng của một cuộc chiến sắp nổ ra. B. Các nước đế quốc đã có một khối lượng khổng lồ về tiền và vũ khí. C. Cả thế giới đều phát triển nhờ chiến tranh. D. Thúc đẩy các nước phát triển vũ khí hạt nhân. Câu 36. Vì sao Pháp lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp. B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa. C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự. D. Cả A và B đều đúng. Câu 37. Tháng 2-1945, Hội nghị I-an-ta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Anh, Pháp. C. Ý, Mĩ, Liên Xô.
- B. Mĩ, Liên Xô, Đức. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 38. Mục đích thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần hai là? A. Do tham vọng bá chủ thế giới. B. Bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra. C. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa. D. Do Pháp muốn độc chiếm Đông Dương. Câu 39. Vì sao Pháp trú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam? A. Ở Việt Nam than dễ khai thác. B. Than là mặt hàng thị trường Pháp và Thế giới có nhu cầu lớn. C. Để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh xâm lược. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 40. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân? A. Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Địa chủ. -------- Hết -------- UBND HUYỆN GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU CUỐI KÌ I – LỚP 9 Năm học 2021 - 2022 Đề số 2 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài :45 phút Tiết: 18 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D B A C D D C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D A B C B D C C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C A A B D A A D B A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B D B C A B D C D B ĐÁP ÁN - ĐỀ 01 ĐÁP ÁN - ĐỀ 02
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D D C D D D C D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D D C B A A A D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án B C B A A A B A A B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C D A C D B A D D B UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU – LỚP 9 Năm học 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài :45 phút Tiết: 18 TT Nội dung Đơn vị Mức đô Tổng % Tổng điểm Kiến thức kiến thức nhân thức Thông Vận dụng Số CH Nhận biết Vận dụng hiểu cao Số Số Số Số TN câu câu câu Câu 1 Nội dung Liên Xô và 4 3 1 8 2 1: Đông Âu. (20%) 2 Nội dung Các nước 9 2 1 12 3 2: Á-Phi-Mĩ (30%) La Tinh 3 Nội dung Mĩ,Nhật,Tâ 3 2 1 6 1,5 3: y Âu (15%) 4 Nội dung Cách mạng 2 1 1 4 1 4: KHKT (10%) 5 Nội dung Quan hệ 3 3 7 1,5 5: quốc tế (15%) 6 Nội dung Lịch sử 3 1 3 0,75 6: Việt Nam 7,5%) Tổng 21 10 5 4 40 10 Tỉ lệ (%) 52,5 22,5 12,5 10 100 Tỉ lệ chung (%) 75 25 100 Người ra đề Người soát đề BGH duyệt đề
- Vũ Thị Bích Hoàng Thị Oanh Hoàng Thị Oanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 344 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 944 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 428 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 129 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn